3 Ways to Become a Leader in Asia (Part 1)

Ba con đường trở thành lãnh đạo ở châu Á (kỳ 1)

Sinh lực phát triển ở Châu Á nói chung, ở Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng, vốn đã nổi tiếng từ trong quá khứ. Tuy nhiên, trên phương diện kinh doanh, giới lãnh đạo ở đây thường thiếu một cơ cấu hoạt động hiệu quả, cách quản lý chuyên nghiệp và việc truyền cảm hứng. Để có thể tạo một cú nhảy vọt nữa trong tương lai, giới lãnh đạo châu Á cần phải lấp được khoảng trống này.

Hiện nay ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đội ngũ lãnh đạo tập đoàn giỏi còn thiếu rất nhiều. Quản lý một công việc kinh doanh khác nhiều so với làm chủ một cơ sở kinh doanh. Các ông chủ sở hữu một cơ sở kinh doanh thường tự cho đặt cho mình quyền quản lý. Nhiều doanh nghiệp ban đầu rất thành công nhưng lại thường xuyên thất bại trong việc chuyên nghiệp hóa quản lý công việc kinh doanh. Và đây chính là con đường dẫn đến lụn bại và suy tàn.

Một sự gẫy khúc phổ biến đang tồn tại ở Châu Á giữa một bên là sinh lực kinh doanh năng động, có tầm nhìn và một bên là đội ngũ lãnh đạo tập đoàn giỏi, nhân tố dẫn đến việc cơ cấu công ty một cách hiệu quả, quản lý một cách chuyên nghiệp và là động lực gây ảnh hưởng tới nhân viên. Nếu có thể kết nối 2 nhân tố trên thì một thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mới ở Châu Á sẽ trỗi dậy. Họ sẽ có trong mình, giống như các thế hệ trước, một sinh lực kinh doanh, nhưng đồng thời họ cũng nhận ra sự cần thiết của việc quản lý chuyên nghiệp và đội ngũ lãnh đạo có thể truyền cảm hứng. Tuy nhiên, trong nỗ lực kết nối sự gẫy khúc này, chúng ta phải xem xét quá trình lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á trỗi dậy như thế nào.

Có thế thấy 3 con đường chính để trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Châu Á: theo con đường tiên phong (pioneering), theo con đường kế thừa (inheritance) và theo con đường chuyên nghiệp (professional). Nhà lãnh đạo đi theo con đường nào sẽ mang theo mình dấu ấn không thể nào phai về các giá trị kinh doanh, thị hiếu, cách quản lý và sở thích đặc biệt. Hiểu được 3 con đường này và các kinh nghiệm gắn với nó sẽ là một xuất phát điểm tốt để thiết kế một cách tiếp cận có hiệu quả nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo ở Châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Con đường tiên phong

Một trong những hiện tượng thực sự đáng ngạc nhiên ở Trung Quốc là hiện nay, sau gần nửa thế kỷ theo chủ nghĩa xã hội, với các chiến dịch chống đối chủ nghĩa tư bản và tầng lớp thương nghiệp, cái linh hồn của doanh nghiệp tư nhân vẫn xoay sở để tồn tại được. Nếu như Mao Trạch Đông nỗ lực hết mình để dập tắt cái linh hồn này thì sự thôi thúc kết hợp với doanh nghiệp tư nhân càng không thể xóa bỏ được.

Ngay sau khi có cơ hội kinh doanh, chúng ta thấy rõ ràng rằng dưới những chiếc áo kiểu Mao ẩn núp một nhà tư bản sẵn sàng trong bộ quần áo complete. Điều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là niềm tin vào doanh nghiệp tư nhân không những vẫn tồn tại mà còn trở nên mãnh liệt hơn, không những sống bùng lên trong giới trẻ mà ngay cả đối với những người đã chịu đựng trong cuộc Cách mạng văn hóa. Những người lớn tuổi hơn tiếp cận một cách hăng hái hơn khi được phép xây dựng cơ sở kinh doanh riêng.

Cùng với sức mua ở Trung Quốc tăng, đô thị hóa mãnh liệt, phát triển hàng loạt các dịch vụ cá nhân, nhiều doanh nhân Trung Quốc đã thành công lớn trong cách lĩnh vực như phát triển nhà đất, bán lẻ và sản xuất. Tuy nhiên rất nhiều người trong số họ, đặc biệt là những người thuộc thế hệ bị rối loạn từ cuộc cách mạng văn hóa làm gián đoạn việc học hành, lại không được đào tạo cao. Rất nhiều người xuất thân từ tầng lớp bình dân ở nông thôn. Và phần lớn đều hoạt động trong một tầm nhìn hết sức hạn chế: làm thế nào để cuối tháng tài khoản ngân hàng không bị xuống tới mức báo động. Hành động của họ phần lớn dựa vào bản năng hơn là theo một kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng. Và họ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hàng ngày. Con đường tiên phong ở Trung Quốc đi qua những bước đường tử theo quy luật tàn bạo của Darwin - kẻ mạnh sẽ sống.

Nhưng cũng phải công nhận rằng kinh doanh tư nhân đang làm chuyến biến Trung Quốc. Tuy nhiên, môi trường mà họ hoạt động, bao gồm phải làm việc với bộ máy cồng kềnh của Trung Quốc và sự cạnh tranh không thể tránh khỏi với các bộ phận kinh tế nhà nước, đã xây dựng nên cách ứng xử và bề ngoài của họ cũng như những nhà lãnh đạo kinh doanh. Ví dụ, họ vẫn phải luôn chứng tỏ sự đóng góp của mình đối với việc phát triển của Trung Quốc bất cứ khi nào có điều kiện. Một nhà lãnh đạo tập đoàn “thành công” có khi lại tập trung vào quản lý các mối quan hệ với chính phủ thay vì chiến lược hay tầm nhìn kinh doanh.

Zhang Yue, người sáng lập ra công ty TNHH Broad, một công ty sản xuất máy lạnh rất thành công trong việc đưa sản phẩm trên toàn thế giới, luôn trưng bày tấm bằng công nhận Broad đã nộp thuế lớn nhất so với các công ty tư nhân khác ở Trung Quốc. Cách cơ quan không xa là nhà chứa máy bay và máy bay trực thăng riêng của ông. Sự đối chiếu này giữa một bên là người đóng thuế nhiều nhất, còn một bên là việc sở hữu máy bay chứng tỏ rõ con đường mà thương gia Trung Quốc trở nên giàu có ngày hôm nay.

Không đáng ngạc nhiên khi ở Ấn Độ, con đường tiên phong lại diễn ra rất khác. Sức bật của thương gia Ấn Độ đi theo con đường tiên phong được khai phóng trong cuộc cách mạng thông tin. Câu chuyện của Infosys, một nhà cung cấp và tư vấn công nghệ thông tin toàn cầu, là một ví dụ điển hình.

Năm 1981, Narayana Murthy và 6 người đồng nghiệp khác thành lập Infosys trong một nhà để xe ở TP Pune, phía Nam Ấn Độ với 1.500 đô la Mỹ. Số vốn này được quyên góp từ sổ tiết kiệm cá nhân của họ vì không một ngân hàng nào muốn cho họ vay tiền. Là một sinh viên tốt nghiệp của trường IIM (Trường quản lý Ấn Độ), Murthy đã dẫn dắt Infosys phát triển một cách tột bực. Hiện tại, Infosys có một ngân sách thu nhập là 2 tỷ đô la Mỹ hàng năm, được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ, và khách hàng của họ là những công ty hàng đầu trên thế giới. Hiện tại Murthy không còn trực tiếp điều hành công ty mà trở thành người cố vấn chủ đạo, một khái niệm quen với California hơn là với Ấn Độ.

Murthy là một trong nhiều thương gia cưỡi trên những cơn sóng công nghệ thông tin và Internet để trở thành những thương gia hàng đầu trên thế giới với lợi nhuận kếch xù và tạo ra hàng trăm nghìn công việc tốt cho thanh niên Ấn Độ. Một số cái tên khác trong nhóm này là Shiv Nadar, sáng lập ra HCL - công ty máy tính hàng đầu của Ấn Độ; Azim Premji, người sáng lập ra Wipro Technologies - một trong những công ty phần mềm lớn nhất của Ấn Độ và là nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu và phát triển lớn nhất của thế giới; và gia đình nhà Raju, thành lập ra Satyam Computer Services - công ty tư vấn và dịch vụ công nghệ thông tin.

Làn sóng doanh nghiệp này phát triển dựa trên sự tổng hợp của 3 yếu tố. Thứ nhất là sự trỗi dậy của năng lực trí tuệ kỹ thuật của Ấn Độ, cộng với tiền công thấp đã tạo nên một sự cạnh tranh lớn. (Năng lực trí tuệ này được nuôi dưỡng và hình thành trong những môi trường đào tạo hàng đầu của Ẩn Độ như IIT- Viện công nghệ thông tin Ấn Độ, nhưng để có được những ngôi trường này Ấn Độ cũng phải trả một cái giá cao vì nền giáo dục căn bản cho phần lớn dân Ấn bị bỏ rơi và vẫn chìm trong sự quyên lãng. Điều này cần phải được cải tổ ngay lập tức).

Yếu tố thứ 2 là việc trỗi dậy của nền công nghệ thông tin ở Ấn Độ không phải đi qua một hệ thống giấy tờ và thủ tục hết sức phức tạp khi muốn làm kinh doanh ở đây, cái đã cản trở doanh nghiệp trong suốt 5 thập kỷ qua.

Yếu tố thứ 3 đó là sự trỗi dậy của Internet (mạng). Nó đã trở thành con đường xa lộ cho sự xuất khẩu công nghệ thông tin của Ấn Độ. (Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ vẫn còn kém và vẫn còn là một nút chưa được gỡ bỏ để xuất khẩu hàng hóa).

Các cuộc cải cách kinh tế trong những năm 1990 đã nhanh chóng mở rộng nền công nghiệp thông tin đang phát triển này. Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, dịch vụ xuất khẩu công nghệ thông tin tăng từ con số 0 cho tới hơn 40 tỷ đô la Mỹ một năm. Xuất khẩu dịch vụ cũng phát triển theo, từ cơ bản như các trung tâm trả lời điện thoại (call centres) cho tới các quá trình ngày càng tinh vi và phức tạp. Các đô thị như Bangalore và Chennai đã trở thành trung tâm của nền công nghệ thông tin năng động. Trong khi nền công nghiệp IT này sản sinh ra những tài sản kếch xù cho những người đi tiên phong thành công, nó cũng đã trở thành con đường chuẩn đối với giới thanh thiếu niên giỏi người Ấn.

Đối lập hoàn toàn với các thương gia Trung Quốc, hầu hết các nhà doanh nghiệp Ấn Độ, người đã thành công trên con đường tiên phong IT đều có học vấn cao, thích công nghệ và hiểu biết về làm ăn trên thương trường quốc tế. Chính sự định hướng công nghệ và hiểu biết về sự lãnh đạo tập đoàn đã giúp cho họ có nhiều thuận lợi.

TS Yuwa Hedrick-Wong, (MasterCard International)

Mai Linh biên dịch theo: Leadership in Action, 25-5/2006

Xem kỳ 2

Xem kỳ 3