Three Ways to Become a Leader in Asia (Part 2)

Ba con đường trở thành lãnh đạo ở châu Á (kỳ 2)

Một trong những con đường trở thành lãnh đạo mang đậm chất "truyền thống" ở châu Á là kiểu kế thừa, thế tập. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau, tình hình này cũng khác nhau theo nhiều phương diện.

Con đường kế thừa

Trong bối cảnh tài sản tư hữu bị vùi dập hơn 4 thập kỷ ở Trung Quốc, chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu có cái gì có thể thừa kế được hay không. Đáng ngạc nhiên câu trả lại lại là “tương đối nhiều”. Nguyên nhân là do hiện tượng ông vua con.

Con cháu của các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc được biết đến như những ông vua con. Trước những năm 80, hầu hết những ông vua con này được ưu tiên hàng đầu trong trường học và nhiều người trong số họ được chọn vào những vị trí cao trong chính phủ. Bắt đầu vào những năm 80 - và sự phát triển này là một dấu hiệu về sự thay đổi toàn diện ở Trung Quốc - những ông vua con này muốn đi theo con đường kinh doanh thay vì làm việc trong cơ quan nhà nước. Với những quan hệ cá nhân và dòng dõi gia đình, những ông vua con này đã có thể theo đuổi con đường thừa kế để trở thành những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Nhiều những ông vua con lớn lên trong một hoàn cảnh tương đối thuận tiện và có điều kiện học tập cao và có nhiều cơ hội khác nữa ví dụ như được đi ra nước ngoài. Do khu vực kinh doanh nhà nước vẫn còn lớn và có nhiều ảnh hưởng, quan hệ cá nhân của họ vẫn đóng vai trò quan trọng và là một tài sản lớn. Chính vì vậy cũng dễ khi thấy quan điểm lãnh đạo tập đoàn của họ gắn chặt với nhà nước và quyền lực của chính phủ.

Ở Ấn Độ, con đường thừa kế lại khác nhiều so với ở Trung Quốc. Nếu như nói đến đế chế kinh doanh phải nói đến tập đoàn Tatas. Hiện tại tập đoàn này được biết đến là Tata Group, do Jamsetji Tata thành lập năm 1868. Ông bắt đầu với dệt may và sau đó mở rộng ra kinh doanh thương mại, nhanh chóng xây dựng một chỗ đứng quan trọng ở Bombay (bây giờ Mumbai). Ngay từ lúc đầu Tatas quản lý kinh doanh gắn chặt với phúc lợi xã hội cho công nhân của mình. Jamsetji Tata áp dụng chế độ lương hưu cho công nhân trong các nhà máy dệt của ông vào năm 1886 và bồi thường tai nạn năm 1895. Về lĩnh vực này ông là người đi đầu đối với thế hệ của ông và chắc chắn sớm hơn các doanh nhân khác ở Ấn Độ. Truyền thống phúc lợi của công nhân vẫn được tiếp tục qua sóng gió kinh tế, chính trị suốt 138 năm qua, ngay cả khi Tập đoàn Tata (Tata Group) đã trở thành tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất Ấn Độ, với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nặng, sản xuất, hóa chất và thương mại nông nghiệp, dịch vụ tài chính, và công nghệ thông tin.

Tập đoàn Tata được biết đến và tôn trọng vì một lịch sử kinh doanh dày dặn và tầm nhìn cao. Một lần nữa Jamsetji Tata đã đặt ra một kiểu mẫu. Sau khi bị từ chối không cho vào một khách sạn dành cho người Anh ở Bombay, ông đã xây dựng khách sạn Taj Mahal hoành tráng ngay trước cổng của thành phố nhộn nhịp này, đối diện với cổng Ấn Độ. Hiện nay tập đoàn khách sạn và khu nghỉ Taj là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Ấn Độ và trong khu vực. 2 thế hệ và vài thập kỷ sau J.R.D.Tata tiên phong trong lĩnh vực hàng không thương mại ở Ấn Độ.

Chủ tịch tập đoàn hiện nay ông Ratan Tata, đảm đương trách nhiệm vào những năm 80 đã bắt đầu một quá trình hồi sinh lại tập đoàn, khi đã bắt đầu có chiều hướng đi xuống và mất tập trung do thủ tục hành chính nặng nề (license raj). Được đào tạo ở trường Cornell và trường kinh doanh Havard, Ratan Tata bắt đầu chuyên nghiệp hóa việc quản lý và đầu tư mạnh vào lĩnh vực đang phát triển - công nghệ thông tin - thành lập Tata Consulting (Tư vấn Tata) mà đã đứng hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực phần mềm và dịch vụ. Cũng rất năng động với thị trường nước ngoài Tư vấn Tata đầu tư hàng đầu vào lĩnh vực công nghệ thông tin ở Trung Quốc, và thực thi một kế hoạch lớn hàng tỷ đô la ở Bangladesh từ năm 2005. Nắm lấy nhưng cơ hội từ những cuộc cải cách kinh tế những năm 90, Tập đoàn Tata đã mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính để đón đầu sức mua nội địa đang nổi lên mạnh mẽ. Cũng có những kế hoạch sản xuất “xe ô tô nhân dân” có giá khoảng 2000 đô la Mỹ.

Tập đoàn Tata chỉ là một trong rất nhiều tập đoàn kinh tế gia đình ở Ấn Độ. Một số còn thăng tiến hơn tập đoàn Tata và thành công trên nhiều phương diện khác nhau trong môi trường cải cách thị trường. Tuy nhiên họ đều có điểm chung đó là truyền thống gia đình và trách nhiệm chung để duy trì tài sản và sự nghiệp của gia đình. Theo đó, ý thức của họ về lãnh đạo tập đoàn gắn chặt chẽ với các giá trị, sự nghiệp gia đình và truyền thống.

(còn nữa)

TS Yuwa Hedrick-Wong, (MasterCard International)

Mai Linh biên dịch theo: Leadership in Action, 25-5/2006

Xem kỳ 3