Nguyễn Thúy Nga

Thi cử võ khoa thời Lê Trung hưng

Human

Khởi đầu việc học và thi võ cử

Đến đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương phỏng theo phép thi võ ở Trung Quốc để tuyển chọn nhân tài. Việc mở trường võ học vào năm Bảo Thái 2 (1721) và đặt chức quan Giáo thụ dạy con cháu các quan học võ nghệ, võ kinh có thể coi là sự khởi đầu cho việc học và thi võ cử ở nước ta.

Con cháu công thần và con cháu bầy tôi đều được vào nhà võ học, luyện tập chiến lược trong võ kinh và các môn võ nghệ. Hàng tháng đều có tổ chức thi, gọi là tiểu tập. Mỗi quý thi một kỳ vào tháng giữa của quý đó, gọi là đại tập. Hàng năm, vào mùa thu mùa xuân tập võ nghệ; mùa đông mùa hạ học võ kinh. Qua các kỳ thi trong năm, tức 12 lần tiểu tập và 4 lần đại tập, nếu người nào trúng tuyển sẽ được Giáo thụ trực tiếp giảng dạy đề cử để bổ dụng. Lại mở rộng dạy võ bằng cách thi cưỡi ngựa, bắn cung, giảng dạy thao lược làm cho các võ sĩ ngày càng tinh luyện rồi chọn người có tài mà bổ dụng.


Năm Quý Mão niên hiệu Bảo Thái 4 (1723), tháng 10, bắt đầu bàn định mở khoa thi võ, cứ 3 năm mở 1 kỳ như lệ bên văn khoa. Lấy các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Sở cử; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Bác cử. Thi Sở cử là kỳ thi tổ chức ở các trấn, chọn người đỗ cho dự thi ở Kinh. Thi Bác cử là kỳ thi tổ chức ở Kinh đô, những người đỗ Sở cử mới được dự kỳ thi này, và chỉ tổ chức thi một kỳ chứ không chia ra thi Hội và thi Điện như văn cử.

Đối với kỳ thi Sở cử, quy định tất cả các thuộc viên ngoại binh, võ sinh ở các đội Thị nhưng cùng là dân đinh, ai có tài trí mưu lược hơn người và các quân sĩ có học tập võ nghệ đều được dự thi Sở cử. Vào năm có khoa thi, đầu tuần tháng tư năm này, quan bộ Binh khải lên chúa Trịnh, xin chiếu lệ mở khoa thi, chúa chuẩn khải, vào tháng 10 thì thi hành.

Khoa thi Sở cử đầu tiên có số người dự thi khá đông. Trường nhất thi lược vấn có 572 người, chọn được 188 người tương đối thông thạo về đại nghĩa. Trường nhì thi võ nghệ, gồm 172 người. Lấy 12 người vào hạng tam thắng, 16 người hạng nhị thắng, 17 người hạng nhất thắng, 21 người vào hạng bình phân. Có 6 người vào hạng thiếu 1 điểm nhưng vì thân thể, diện mạo, can đảm, sức lực có phần khá nên được lấy trúng. Lại có 14 người vào hạng nhất thắng nhưng thân thể, diện mạo, sức lực đều bình thường nên không được lấy trúng. Chúa Trịnh Cương ngự ở nhà Võ học, sai quan trường dẫn 62 người được lấy trúng về môn võ nghệ, đều là môn múa siêu đao và lăn khiên vào yết kiến. Ngày hôm sau thi bài văn sách, hỏi 6, 7 câu về phương thức đánh trận, địa hình bày trận và một bài thơ Tu tạo bảo pháp. Về môn thi võ nghệ, tức trường nhì, người nào trúng được làm Sinh viên, quan viên tử, quan viên tôn (con và cháu các quan viên) trúng được làm Biền sinh. Về môn văn sách, tức trường 3, người nào trúng được là Học sinh; quan viên tử, quan viên tôn trúng được làm Biền sinh hợp thức. Những người này chờ đến năm sau vào thi Bác cử.


Năm Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724), tháng 9 theo bàn định năm trước, chúa Trịnh Cương cho mở trường thi Bác cử ở phường Thịnh Quang, nay thuộc quận Đống Đa, TP Hà Nội. Là khoa thi Bác cử đầu tiên nên đích thân vua Lê Dụ Tông đến xét duyệt, còn các khoa sau chúa Trịnh tự quyền khảo xét. Để chuẩn bị cho kỳ thi, các thí viện, khảo viện và nhà cửa ở cả nội trường và ngoại trường đều được xếp đặt đầy đủ. Lại dựng Quan thí lâu (lầu duyệt thi) giống như thể chế điện Giảng Võ.

Kỳ thi Bác cử cũng gồm 3 trường: Trường nhất hỏi 10 câu trong bộ Võ kinh thất thư, trường nhì thi võ nghệ, trường 3 thi văn sách hỏi về thao lược binh gia. Người nào trúng cách được làm Tạo sĩ, được bổ dụng ngang với Tiến sĩ bên văn khoa. Người nào 2 trường đệ nhất đệ nhị võ nghệ tinh thông thành thạo mà trường văn sách không hợp thức thì chọn lấy người trội nhất trong số đó cho đỗ Tạo toát (hoặc còn gọi là Toát thủ), cũng cho bổ dụng ngang người đỗ Tạo sĩ. Các binh trong ngoài kinh đến kỳ thi Bác cử thì cũng cử người đến khảo thí ở sân phủ chúa, tùy tài lĩnh thưởng chứ không được lấy đỗ như các Tạo sĩ...

Trong 7 thập niên cuối cùng trước khi bị Nguyễn Huệ lật đổ, triều Lê Trung hưng đã mở được 19 khoa thi võ cử và lấy đỗ 199 Tạo sĩ. Trong đó có 59 Tạo sĩ xuất thân và 140 Đồng tạo sĩ xuất thân, danh sách cụ thể như sau.

Tạo sĩ khoa 1724, 1727, 1733

1. Phạm Công Tự
Người xã Cự Khánh, huyện Đông Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.
Làm quan trải các chức: Cai cơ, Thiêm Sai, Trấn thủ.

2. Phạm Hữu Tuấn
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.
Em Phạm Hữu Nhậm, anh em đỗ cùng khoa; anh Phạm Hữu Tá, ông nội Phạm Hữu Vĩ.

3. Phạm Hữu Nhậm
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.
Anh Phạm Hữu Tá, Phạm Hữu Tuấn, anh em đỗ cùng khoa; ông bác Phạm Hữu Vĩ.

4. Mai Châu Điểm
Người xã Liên Cừ, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

5. Văn Đình Dận (1703-1754)
Người xã Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
22 tuổi đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông. Sách Kiến văn tiểu lục ghi: “Sau là danh tướng”.
Làm quan đến chức Trấn thủ Tuyên Quang năm Vĩnh Hựu 6 (1740), tước Điều Trung hầu; năm Vĩnh Hựu 5 (1739) thăng Điều quận công.
Thọ 51 tuổi. Sau khi mất được truy phong làm phúc thần.
Cha Văn Đình Ức, ông nội Văn Đình Cung.

6. Nguyễn Đức Luận
Người xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

7. Nguyễn Thì Lỵ (1702-1787)
Người xã Đình Vĩ, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
23 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông. Sách Kiến văn tiểu lục ghi: “Sau là danh tướng”.
Làm quan chức Cai cơ. Được về trí sĩ, thọ 85 tuổi, trải việc 4 triều.

8. Đặng Đình Truyền
Người xã Lương Xá, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

9. Hoàng Nghĩa Bá (1696-1743)
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, Hưng Yên.
29 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông. Sách Kiến văn tiểu lục ghi: “Sau là danh tướng”.
Làm quan chức Thống lĩnh, tước Bích Quận công.
Thọ 47 tuổi. Sau khi mất được truy phong làm phúc thần.

10. Bùi Thế Tước
Người xã Thạch Thán, huyện Yên Sơn, nay thuộc xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

11. Trịnh Điền
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

12. Đặng Đình Đạt
Người xã Lương Xá, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái 8 (1727) đời vua Lê Dụ Tông.

13. Phạm Hữu Tá
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái 8 (1727) đời vua Lê Dụ Tông.
Em Phạm Hữu Nhậm, Phạm Hữu Tuấn, ông chú Phạm Hữu Vĩ.

14. Nguyễn Duy Diệu
Người xã Yên Lãng, huyện Yên Lãng, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái 8 (1727) đời vua Lê Dụ Tông.

15. Nguyễn Phúc Nhuận
Người trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái 8 (1727) đời vua Lê Dụ Tông.
Làm quan chức kiêm Trấn thủ, tước quận công.
Cha Nguyễn Phúc Hán.

16. Vũ Khúc Lâm
Người xã Vượng Xã, huyện Cẩm Giàng, nay thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái 8 (1727) đời vua Lê Dụ Tông.

17. Võ Tá Đức (1711-?)
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biên sinh hợp thức, 21 tuổi đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.
Làm quan chức Đốc trấn, Quyền phủ. Sau khi mất được tặng tước quận công.
Cháu họ Võ Tá Tông, chú cháu cùng khoa; chú Võ Tá Thạc.

18. Võ Tá Tông
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
21 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.
Làm quan chức Cai cơ. Mất tại trận, sau khi mất được tặng tước quận công.
Chú Võ Tá Đức, chú cháu cùng khoa; ông họ Võ Tá Thạc.

19. Nguyễn Đức Uông
Người xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, nay thuộc xã Chi Lăng, nay là huyện Quế Ổ, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.
Làm quân trải các chức Cai cơ, Thống lĩnh. Mất tại trận. Sau khi mất được tặng tước quận công, bao phong phúc thần.

20. Lê Công Phụ
Người xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.

21. Tống Đức Hải
Người xã Bùi Xá, huyện Tống Sơn, nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Tahnh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.

22. Hoàng Công Tuấn
Người xã Trung Vũ, huyện Thụy Nguyên, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.

23. Hoàng Nghĩa Thông
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.
Chú Hoàng Nghĩa Đương, chú cháu cùng khoa.

24. Nguyễn Đống
Người xã Hạ Bồng, huyện la Sơn, nay thuộc xã Đức Lĩnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường. Tước quận công

25. Hoàng Nghĩa Đương
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.
Cháu Hoàng Nghĩa Thông, chú cháu cùng khoa.

26. Hoàng Công Phái
Người xã Đang Dương Hạ, huyện Bạch Hạc.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường. Làm quan chức cai cơ.

27. Võ Tá Trung
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo ssĩ trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Làm quan chức Thiêm sai, Cai cơ. Mất tại trận. Sau khi mất được tặng tước quận công.
Anh Võ Tá Thụy, cha Võ Tá Lệ, bác Võ Tá Dao.

28. Phạm Công Thiếp
Người xã Lãng Điền, huyện Thượng Nuyên, nay thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.

29. Lê Cảnh
Người hương Lam Son, huyện Thụy Nguyên, nay thủo thị trấn Lam Sơn, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.

30. Hoàng Đỉnh Thản
Người xã Lê Xá, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Anh Hoàng Đình Huyên, anh em đỗ cùng khoa.

31. Nguyễn Địch Côn
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Làm quan chức Cai cơ, Đốc trấn trấn Kinh Bắc, kèm dạy ở nhà Võ học.
Em Nguyễn Địch Tăng, anh em đỗ cùng khoa, ông nội của Nguyễn Địch Chủng, Nguyễn Địch Quỳnh, Nguyễn Địch Trọng.

32. Nguyễn Đình Thạch
Người xã Hương Duệ, huyện Kỳ Hoa, nay thuộc xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Làm quan chức Quyền phủ, tước Tào quận công, quốc sư kiêm quốc lão, Phụng thị ngũ lão. Sau lại được mời ra làm quan.
Thọ 78 tuổi. Sau khi mất được bao phong phúc thần.
Anh Nguyễn Đình Chử, Nguyễn Đình Quyền.

33. Đặng Đình Trụ
Người xã Lương Xá, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Lam Điền, huyện chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.

34. Hoàng Đình Huyên
Người xã Lê Xá, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đứ 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Em Hoàng Đình Thản. Anh em đỗ cùng khoa.

35. Hoàng Nghĩa Nhương
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hững Yên.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Làm quan Cai cơ.
Cha của Hoàng Nghĩa Yến, ông nội của Hoàng Nghĩa Trụ.

36. Phạm Phượng Nhạc
Người xã Cự Khánh, huyện Đông Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.

37. Nguyễn Địch Tăng
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
21 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức 2 (1733) đời vua Lê Thuần Tông.
Anh của Nguyễn Địch Côn, ông bác của Nguyễn Địch Chủng, Nguyễn Địch Quỳnh, Nguyễn Địch Trọng.

Tạo sĩ khoa 1736, 1739, 1743

38. Võ Tá Tín
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời vua Lê Ý Tông.

39. Nguyễn Đình Danh
Người xã Đặng Xá, huyện Lương Tài, nay thuộc xã Trùng Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời vua Lê Ý Tông.
Làm quan Cai cơ.
Em Nguyễn Đình Khội, chú Nguyễn Đình Can.

40. Hoàng Đình Tá
Người xã Quế Trạo, huyện Hiệp Hòa, nay thuộc xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Đỗ Đồng tạo sĩ trúng hạng khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời vua Lê Ý Tông.

41. Võ Tá Thụy
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh Hợp thức, 25 tuổi đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu 5 (1739) đời vua Lê Ý Tông.
Làm quan chức Cai cơ, Tham lĩnh xứ Nghệ An.
Cha Võ Tá Dao, em Võ Tá Trung, chú Võ Tá Lệ.

42. Võ Tá Cơ (1715-?)
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh Hợp thức, 25 tuổi đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Tộ 5 (1739) đời vua Lê Ý Tông.
Làm quan chức Cai cơ, Đô đốc, tước Vượng Cơ Hầu.
Anh Võ Tá Kiên, Võ Tá Bật, Võ Tá Thì; cha Võ Tá Dự.

43. Nguyễn Đình Chử (1715-?)
Người xã Hương Duệ, huyện Kỳ Hoa, nay thuộc xã Cẩm Duệ, huyện Cảm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh Hợp thức, 25 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Tộ 5 (1739) đời vua Lê Ý Tông.
Em Nguyễn Đình Thạch, Nguyễn Đình Quyền.

44. Phạm Đình Lân
Người xã Hạ Liệt, huyện Đông Sơn, nay thuộc Thanh Hóa.
Đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu 5 (1739) đời vua Lê Ý Tông.

45. Nguyễn Phúc Hán
Người trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Làm quan Cai cơ quản hải đạo.
Con Nguyễn Phúc Nhuận.

46. Đặng Đình Viện
Người xã Lương Xá, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Lam Điền, huyện chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Trước đỗ Toát thủ, sau đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743) đời vùa Lê Hiển Tông.
Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.
Làm quan đến Thiêm sai.

47. Ngô Phúc Hoành
Người xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà, nay thuộc thị trấn Can Lộc, (thị trấn Nghèn), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan đến Quyền phủ, Trấn thủcác xứ Sơn Tây, Hải Dương; Kinh lược sứ đạo Thanh Hoa. Tước Hoành Phúc hầu, sau thăng tước quận công. Thọ 97 tuổi.
Cha của Ngô Phúc Chủng.

48. Nguyễn Đình Khôi
Người xã Đặng Xá, huyện Lang Tài, nay thuộc xã Trừng Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Trấn thủ An Quảng.
Anh của Nguyễn Đình Danh; cha của Nguyễn Đình Can.

49. Nguyễn Đình Quyền
Người xã Hương Duệ, huyện Kỳ Hoa, nay thuộc xã Cẩm Duệ, huyện Cảm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Quảng cơ Hậu Tiệp, tước Bàn Trung hầu.
Em Nguyễn Đình Thạch, anh Nguyễn Đình Chử.

50. Lê Đình Giảng
Người xã An Quảng, huyện Lôi Dương, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 4 (1743) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Cai cơ.

Tạo sĩ khoa 1752, 1757, 1760

51. Trịnh Hoành
Họ tôn thất.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.

52. Vũ Quốc Cán
Người xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.

53. Lê Thế Quýnh
Người xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì, nay thuộc phương Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thiêm sai quản đường biển.

Cha Lê Thế Định
54. Mai Doãn Nhã
Người xã Đông Bình, huyện Gia Định, nay thuộc xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thiêm sai quản đường biển.

55. Đỗ Thế Dụng
Người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Chính quán xã Lai Cách, nay là thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.

56. Hoàng Đình Thể
Người xã Hà Thượng, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Đại tư mã, Trấn thủ các xứ Nghệ An, Hưng Hóa, kiêm dạy ở nhà võ học đạo Quảng Nam - Thuận Hóa, phó tướng quân. Tước quận công. Chết vì việc nước, được phong làm phúc thần.
Cha của Hoàng Đình Đức, Hoàng Đình Duệ và Hoàng Đình Khuê.
(Hoàng Đình Thể và hai con là Hoàng Định Duệ, Hoàng Đình Khuê tử trận trong cuộc tiến công ra Phú Xuân của quân Tây Sơn năm Bính Ngọ 1786).

57. Phạm Ngô Trác (1724-?)
Người xã Da Cầu, huyện Tống Sơn, nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
29 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thiêm Sai, Trấn Thủ, Đốc chiến, Đốc lĩnh.
Chú họ của Phạm Ngô Thạch.

58. Võ Tá Kiên
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Hiệp mưu đạo Quảng Nam - Thuận Hóa, Cai cơ Tả Thắng. Tước Kiện Kim hầu. Chết vì việc nước.
Em Võ Tá Cơ, anh Võ Tá Bật, Võ Tá Thì. Chú Võ Tá Dự.
(tử trận với Hoàng Đình Thể trận Phú Xuân 1786)

59. Vũ Đăng Khoa
Người xã Kim Lan, huyện Cẩm Giang, nay thuộc xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
28 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông. Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.

60. Trịnh Tự Đĩnh
Tự Quý Quyền 貴 權
Người xã Phù Lỗ Đông, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Cai đội, Thái Bảo, Trấn thủ Hải Dương.
Cha của Trịnh Tự Hiển, Trịnh Tự Thuần và Trịnh Tự Thức.

61. Đàm Đắc Chẩm
Người xã Tương Trúc, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Đề lĩnh.

62. Nguyễn Đình Triêm
Người xã Thiết Thượng, huyện Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

63. Trịnh Châu
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông.

64. Biện Vũ Duệ
Người xã Diên Lữ, huyện Nam Đường, nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

65. Võ Tá Thạc
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.
Cháu Võ Tá Tổng.

66. Lê Bùi Chiểu
Người xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Đặng Xá, huyện Giam Lâm, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

67. Phạm Như Toại
Người xã Phúc Dương, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Trấn thủ Tuyên Quang.

68. Nguyễn Địch Bàn
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Trấn thủ các xứ Hải Dương, An Quảng và Sơn Tây, chỉ huy đồng tri.
Tước Điện Lĩnh hầu.
Cha của Nguyễn Địch Bàn, anh họ Nguyễn Địch Liên, Nguyễn Địch Vượng; ông họ nguyễn Địch Khuê.

69. Trương Tuân
Người xã Như Kinh, huyện Gia Lâm, nay thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
22 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Trấn thủ Tuyên Quang.
Cháu Trương Thuyên. Chú cháu đỗ cùng khoa.

70. Nguyễn Hữu Diễn
Người phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Quê trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

71. Lê Đỗ Tích
Người xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, nay thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Biền sinh hợp thức, 50 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

72. Nguyễn Đình Khanh
Người xã Hương Duệ, huyện Kỳ Hoa, nay thuộc xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757), đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Cai cơ.

73. Trịnh Tông
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757), đời vua Lên Hiển Tông.

74. Hoàng Sĩ Bá
Người xã Hà Thượng, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757), đời vua Lên Hiển Tông.

75. Đinh Kỳ Trân
Người xã Phượng Dực, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

76. Lê Trọng Hải
Người xã Hoằng Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan quản đường biển.

77. Trương Thuyên
Người xã Như Kinh, huyện Gia Lâm, nay thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Cai cơ.
Chú Trương Tuân. Chú cháu đỗ cùng khoa.

78. Nguyễn Hữu Nhậm
Người xã Hạ Bồng, huyện La Sơn, nay thuộc xã Đức Lĩnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

79. Trần Danh Nhạc
Người xã Thiêm Lộc, huyện Ý Yên, nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông.

80. Văn Đình Lượng
Người xã Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Canh Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Cai cơ.
Con Văn Đình Dận, chú Văn Đình Cung.

81. Hoàng Nghĩa Yến
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Con của Hoàng Nghĩa Nhượng, cha của Hoàng Nghĩa Trụ.

82. Lương Như Cán
Người xã Cốc Lương, huyện Tiên Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
21 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.

83. Bùi Duy Thì
Người xã Ỷ Bích, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Cha Bùi Danh Lân.

84. Trịnh Liêm
Họ tôn thất, hàng thứ 2 thân với chúa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

85. Trịnh Chung
Họ tôn thất
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thủ hiệu.
Em của Trịnh Thuyên, anh của Trịnh Tư, Trịnh Tiêm.

86. Trịnh Chân Trí
Người xã Thận Vị, huyện Thượng Nguyên, nay thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.

87. Lê Tự
Người hương Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, nay thuộc thị trấn Lam Sơn, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

Tạo sĩ khoa 1763, 1766, 1769

88. Văn Đình Cung
Người xã Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Cai cơ.
Lấy quận chúa em gái chúa Trịnh Sâm. Sau bị khép vào tội ngầm thông mưu phản nghịch, bị giam vào ngục, chúa Trịnh miễn cho khỏi tội chết.
Cháu nội Văn Đình Dận, con Quản quận công Văn Đình Ức, cháu họ Văn Đình Lượng.

89. Trịnh Thự
Họ tôn thất.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) đời vua Lê Hiển Tông.

90. Phạm Đình Phan
Người làng Kim Đôi, huyện Võ Giàng, nay thuộc xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) đời vua Lê Hiển Tông.

91. Võ Tá Bật
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan thủ hiệu thiêm sai phủ liêu, Trấn thủ trấn Sơn Nam Hạ.
Em Võ Tá Cơ, Võ Tá Kiên; anh Võ Tá Thì; chú Võ Tá Dự.

92. Lê Thế Trâm (1743-?)
Người làng Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, 21 tuổi thi một lần đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thiêm sai, Cai cơ.

93. Đỗ Thế Dận
Người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Năm Cảnh Hưng 35 (1774) làm quan Trấn thủ các trấn Thanh Hoa, Sơn Nam; năm Cảnh Hưng 38 (1777) lĩnh Trấn thủ sơn Tây, Kinh Bắc. Tước Trương Trung hầu. Sau bị cách chức vì không đương nổi việc.

94. Nguyễn Danh Đát
Người xã Phú Hoa, huyện Tiên Phong, nay thuộc xã phú Phương, huyện Ba Vị, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.

95. Vũ Tất Nhậm (1735-?)
Người xã Mỹ Thự, huyện Đường An, nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
29 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

96. Nguyễn Địch Vượng
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan quản hải đạo.
Cha của Nguyễn Địch Khuê; em họ Nguyễn Địch Liên, Nguyễn Địch Bàn; chú họ Nguyễn Địch Bân.

97. Trịnh Thuyên (1724-?)
Họ tôn thất.
37 tuổi đoõ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ. Chết vì việc nước.
Anh của Trịnh Chung, Trịnh Tư và Trịnh Tiêm.

98. Nguyễn Trọng Mại (1736-?)
Người xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
28 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.

99. Hoàng Đình Bảo (1743-1782)
Trước tên là Hoàng Đăng Bảo. Sau đổi tên là Tố Lý.
Người xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Trước đã đỗ Hương tiến khoa Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng 26 (1765), 24 tuổi lại đỗ Tạo sĩ ưu phân hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông. Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.
Có tài cả văn lẫn võ, được Ân Vương Trịnh Doanh gả con gái, làm Phò mã.
Làm quan quảnh binh, Trấn thủ các xứ: Thuận Hóa, Sơn Nam; sau làm Tham tụng. Tước Điển Thọ hầu, sau thăng Huy quận công. Bị loạn quân giết năm Canh Hưng 43 (1782).
Cháu họ Hoàng Ngũ Phúc, được Hoàng Ngũ Phúc nuôi làm con.

100. Phạm Hữu Vĩ (1739-?)
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, 28 tuổi đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua lê Hiển Tông.
Làm quan Cai Cơ.
Cháu nội Phạm Hữu Tuấn; cháu họ Phạm Hữu Nhậm, Phạm Hữu Tá.

101. Võ Tá Thì (1745-?)
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh hợp thức, 22 tuổi thi một lần đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu thiêm sai phủ liêu.
Em Võ Tá Cơ, Võ Tá Kiên và Võ Tá Bật; chú Võ Tá Dự.

102. Lê Thì Hoan (1746-?)
Người xã Phú Hào, huyện Lôi Dương, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, 21 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ tưu trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

103. Trần Danh Siêu (1743-?)
Người làng Vạn Phần, huyện Đông Thành, nay là xã Điền Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Biền sinh hợp thức, 24 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ tưu trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông.
Anh Trần Danh Thự.

104. Nguyễn Địch Liên
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đỗ Đồng Tạo sĩ tưu trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quân Thủ hiệu. Năm Bính Ngọ chết vì việc nước.
Em họ Nguyễn Địch Bàn, anh họ Nguyễn Địch Vượng, chú họ Nguyễn Địch Bân, bác họ Nguyên Địch Khuê.

105. Trịnh Chử (1743-?)
Họ tôn thất.
24 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ tưu trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Anh Trịnh Bích, Trình Thì.

106. Nguyễn Tông Hải
Người xã Yên Khê, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Yên Trường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Trước thi hương đỗ Hương cống, sau chuyển sang ngạch võ. Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.

107. Nguyễn Đình Khoan
Người xã Thượng Trì, huyện Văn Giang, nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trước thi hương đỗ Hương cống, sau chuyển sang ngạch võ. Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan đến chức Cai cơ.

108. Nguyễn Đức Trung
Người xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Nguyễn Đức Hiệp, chú Nguyễn Trọng Mại.

109. Nguyễn Đình Tuân
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Em Nguyễn Đình Xuyến, anh Nguyễn Đình Bát.

110. Nguyễn Mậu Phác
Người xã Hà Dương, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ, chết vì việc nước.

111. Dương Đình Hài
Người xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.
112. Nguyễn Đình Hòe
Người xã Câu Tử, huyện Duy Tiên, any thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.

113. Phạm Huy Dật
Người xã Cao Mỗ, huyện Thần Khê, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ sưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

114. Nguyễn Hữu Diệm
Người xã Mỹ Dụ, huyện Hưng Nguyên, nay thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.

115. Nguyễn Danh Thái
Người xã Phú Hoa, huyện Tiên Phong, nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.

116. Nguyễn Gia Bàn (1745-?)
Người xã Hà Dương, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
25 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) đời vua Lê Hiển Tông.

Tạo sĩ khoa 1772, 1775, 1779

117. Hoàng Nghĩa Nhị
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.
Làm quan Trấn thủ đạo An Quảng.
Cháu Hoàng Nghĩa Bá.

118. Võ Tá Lệ
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Con Võ Tá Trung, cháu gọi Võ Tá Thụy là chú, anh họ Võ Tá Dao.

119. Võ Tá Dao (1746-?)
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
27 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Trấn thủ Nghệ An.
Con Võ Tá Thụy, cháu gọi Võ Tá Trung là bác, em họ Võ Tá Lệ.

120. Võ Tá Dự (1748-?)
Người xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh hợp thức, 25 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông. Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.
Làm quan Cai cơ, Thủ hiệu, Thiêm sai phủ liêu.
Sau đổi sang họ Dương (Dương Vũ Dự).
Con Võ Tá Cơ, cháu họ Võ Tá Kiên, Võ Tá Bật, Võ Tá Thì.

131. Trịnh Tiêm
Họ tôn thất.
Biền sinh hơp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Em Trịnh Thuyên, Trịnh Chung, Trịnh Tư, anh em đỗ cùng khoa.

123. Nguyễn Hữu Lý
Người xã Mậu Lâm, huyện Nga Sơn, nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

124. Trịnh Nhuận (1748-?)
Họ tôn thất.
Biền sinh hợp thức, 25 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

125. Ngô Hữu Khoát (1748-?)
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
25 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

126. Trần Danh Chấn
Không rõ quê quán.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

127. Trịnh Liêm
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

128. Trần Danh Thự
Người xã Vạn Phần, huyện Đông Thành, nay là xã Điền Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trần Danh Siêu.

129. Phan Đình Cung
Người xã Nam Ngạn, huyện La Sơn, nay thuộc Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

130. Hoàng Đình Đức (1750-?)
Người xã Hà Thượng, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, 23 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Con của Hoàng Đình Thể; anh Hoàng Đình Duệ, Hoàng Đình Khuê.
Làm quan đến Trấn thủ xứ Hưng Hóa.

131. Nguyễn Đình Trụ
Người xã Linh Đường, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

132. Trịnh Quyền
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

133. Trịnh Thì
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trịnh Chử, Trịnh Bích.

134. Nguyễn Ngô Khanh
Người xã Văn Trinh, huyện Ngọc Sơn, nay thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

135. Nguyễn Đức Hiệp
Người xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Anh Nguyễn Đức Trung, chú Nguyễn Đức Mai.

136. Trịnh Bích
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trịnh Chử, anh Trịnh Thì.

137. Trịnh Bàn
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

138. Lê Trọng Phan (1748-?)
Người xã Bùi Xá, huyện La Sơn, nay thuộc xã Bùi Xã, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh hợp thức, 25 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

139. Nguyễn Đình Xuyến (1743-?)
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, 30 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu, Tham đốc.
Anh Nguyễn Đình Trân, Nguyễn Đình Bát.

140. Nguyễn Gia Quan
Người xã Phương Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan quyền phủ Hiển lĩnh kiêm Trấn thủ Thái Nguyên.

141. Bùi Thế Toại
Người xã Tiên Lý, huyện Đông Thành, nay thuộc tỉnh Nghệ An.
Đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông. Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.
Làm quan Hiến lĩnh Trấn thủ Nghệ An.

142. Lê Thế Siêu
Người xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thiêm sai.

143. Lê Thế Định
Người xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
25 tuổi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thiêm sai.
Con Lê Thế Quýnh.

144. Nguyễn Huy Chiểu
Người xã Nhân Môn, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

145. Vũ Đình Khanh
Người xã Tiên Cầu, huyện Kim Động, nay thuộc xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
(Sách Đại Việt sử ký tục biên ghi: “Tạo sĩ mới đỗ khoa Ất Mùi Vũ Đình Khanh trong ngày phúc duyệt có mang sách vào trường, bị bắt, phải xóa tên).

146. Ngô Trọng Định
Người xã Phương Quế, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Liên Phương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

147. Nguyễn Thế Dao
Người xã Nghi Khê, huyện Tứ Kỳ, nay thuộc xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

148. Nguyễn Đăng Nhương
Người xã Bái Ninh, huyện Hoằng Hóa, nay thuộc thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

149. Đoàn Bá Sướng
Người xã Đồng Quan, huyện Thượng Phúc, nay thuọc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Anh Đoàn Bá Trọng.

150. Nguyễn Quốc Quý
Người xã Lộng Đình, huyện Văn Giang, nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

151. Nguyễn Địch Chủng (1746-?)
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Biền sinh hợp thức, 29 thuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Cháu nội Nguyễn Địch Côn; cháu gọi Nguyễn Địch Tăng là ông bác; em Nguyễn Địch Trọng, Nguyễn Địch Quỳnh.

152. Nguyễn Danh Triêm
Người xã Phú Hoa, huyện Tiên Phong, nay thuộc xã Phù Phương, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan thủ hiệu. Chết vì việc nước, được phong Tráng liệt đại vương.
(Có lẽ ông chính là Chiêm Vũ Hầu chết vì loạn kiêu binh năm 1784. Xin tham khảo nguồn sau: http://dulichvietnam.asia/vn/?product.item.2856)

153. Lê Đình Cẩn (1726-?)
Người xã Nhân Mục Cựu, huyên Thanh Trì, nay thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, 51 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

154. Trịnh Đĩnh
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước năm Bính Ngọ.

155. Nguyễn Địch Bân
Ngời xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Hiển lĩnh, thiêm sai, Trấn thủ Hải Dương. Chết vì việc nước.
Con Nguyễn Địch Bân; cháu họ Nguyễn Địch Liêm, Nguyễn Địch Vượng; anh họ Nguyễn Địch Khuê.

156. Đỗ Đình Diệm
Người xã Tiểu Lan, huyện Đông Yên, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước.
Anh Đỗ Đình Liễn.

157. Nguyễn Danh Lan
Người xã Ỷ Bích, huyện Thuần Lộc, nay tuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước.

158. Trần Vũ Định
Người xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, nay thuộc xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.

159. Tạ Đăng Liêm
Người xã Đại Phùng, huyện Đan Phượng, nay thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
Đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Cố nội là Tạ Đăng Vọng, ông nội là Tạ Đăng Huân, cha là Tạ Đăng Đạo đều đỗ Tiến sĩ ngahcj văn.

160. Trịnh Tự Hiển
Người xã Phù Lỗ, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Đỗ Tạo sĩ quản thủ hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.
Con Trịnh Tự Đĩnh, anh Trịnh Tự Thuần, Trịnh Tự Thức.

161. Hoàng Nghĩa Trụ
Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Biền sinh hợp thức, thi một lần đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ Hiệu.
Con Hoàng Nghĩa Yến, cháu nội Hoàng Nghĩa Nhượng.

162. Trịnh Thiều
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.

163. Vũ Tá Ngạnh
Người xã Hoa Đường, huyện Đường An, nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ.

164. Nguyễn Đình Cẩn
Người xã Hương Duệ, huyện Kỳ Hoa, nay thuộc xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước.

Tạo sĩ khoa 1781, 1785

165. Võ Tá Siêu
Ngưỡi xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Biền sinh hợp thức, 21 tuổi thi một lần đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

166. Võ Tá Diệm
Ngưỡi xã Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay thuộc xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.

167. Hoàng Đình Duệ
Người xã Hà Thượng, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước.
Con Hoàng Đình Thể, em Hoàng Đình Đức, anh Hoàng Đình Khuê, anh em đỗ cùng khoa.

168. Hoàng Đình Khuê
Người xã Hà Thượng, huyện Thuần Lộc, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước.
Con Hoàng Đình Thể, em Hoàng Đình Đức, em Hoàng Đình Duệ, anh em đỗ cùng khoa.

169. Khúc Đăng Liêm
Người xã Lãng Khuê huyện Ngự Thiên, nay thuộc huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

170. Nguyễn Gia Huyên
Người xã Hà Dương, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.

171. Đoàn Bá Trọng
Người xã Đồng Quan, huyện Thượng Phúc, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 42 (1781) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Đoàn Bá Sưởng.

172. Ngô Phúc Chúng
Người xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà, nay thuộc thị trấn Can Lộc (thị trấn Nghèn), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông. Trường thứ 3 đỗ hạng ưu.
Con Ngô Phúc Hoành.

173. Hoàng Phùng Gia
Người xã Vân Cốc, huyện Bạch Hạc.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Đô đốc triều Tây Sơn.
Tục gọi là Tạo Ba Bầu. Con thứ 3 Dục quận công.

174. Nguyễn Đăng Nhượng
Người xã Bái Ninh, huyện Hoằng Hóa, nay thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Nguyễn Đăng Nhưỡng, chú Nguyễn Đăng Đệ.

175. Bùi Đăng Huân
Người xã Đoàn Đào, huyện Phù Dung, nay thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

176. Trịnh Giai
Họ tôn thất.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

177. Nguyễn Đăng Đệ
Người xã Bái Ninh, huyện Hoằng Hóa, nay thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Cháu họ Nguyễn Đăng Nhưỡng, Nguyễn Đăng Nhượng.

178. Dương Vị
Người xã Long Phúc, huyện Thạch Hà, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Em họ Dương Dận, Dương Thiều.

179. Nguyễn Đình Bát
Người xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Nguyễn Đình Xuyến, Nguyễn Đình Tuân.

180. Ngô Trọng Thọ
Người xã Mỹ Thự, huyện Đường An, nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

181. Phạm Ngô Thạch (1765-?)
Người xã Da Cầu, huyện Tống Sơn, nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
21 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Cháu họ Phạm Ngô Trác.

182. Lê Xuân Trác
Người xã Dương Xá, huyện Đông Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

183. Nguyễn Trọng Nhẫn
Người xã Mỹ Điền, huyện Yên Dũng, nay thuộc huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

184. Đỗ Đình Liễn
Người xã Tiển Lan, huyện Đông Yên, nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Đỗ Đình Diệm.

185. Nguyễn Địch Khuê
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Biền sinh hơp thức, đỗ Đồng Tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Con Nguyễn Địch Vương, cháu họ Nguyễn Địch Bàn, Nguyễn Địch Liên em học Nguyễn Địch Bân.

186. Nguyễn Đình Can
Người xã Đặng Xá, huyện Lang Tài, nay thuộc xã Trung Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Con Nguyễn Đình Khôi, cháu họ Nguyễn Đình Danh.

187. Dương Dận
Người xã Long Phúc, huyện Thạch Hà, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Anh Dương Thiều, anh em cùng khoa; anh họ Dương Vị.

188. Dương Thiều
Người xã Long Phúc, huyện Thạch Hà, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Dương Dận, anh em cùng khoa; anh họ Dương Vị.

189. Lê Hữu Đạm
Người xã An Tĩnh, huyện Quảng Xương, nay thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

190. Ngô Phúc Thưởng
Người xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà, nay thuộc thị trấn Can Lộc (thị trấn Nghèn), huyên Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

191. Nguyễn Thọ Doãn
Người xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

192. Phạm Trọng Trạc
Người xã An Luật, huyện Gia Lộc, nay thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

193. Hoàng Đình Thực (1765-?)
Người xã Linh Đường, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
21 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Tả tiệp.

194. Trịnh Tự Thuần (1765-?)
Người xã Phù Lỗ, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
21 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Con Nguyễn (?) Tự Đĩnh, em Nguyễn Tự Hiển, anh Nguyễn Tự Thức, anh em đỗ cùng khoa.

195. Trịnh Tự Thức (1769-?)
Người xã Phù Lỗ, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
17 tuổi thi một lần đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Con Trịnh Tự Đĩnh; em Trịnh Tự Hiển, Trịnh Tự Thuần.

196. Nguyễn Hữu Ích
Người xã Dương Xá, huyện Đông Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

197. Nguyễn Đức Bồi
Người trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Biền sinh hợp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

198. Nguyễn Địch Quỳnh (1765-?)
Người xã Vụ Cầu, huyện Thanh Ba, nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
21 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Cháu nội Nguyễn Địch Côn; cháu gọi Nguyễn Địch Tăng là ông bác; em của Nguyễn Địch Chủng, anh của Nguyễn Địch Trọng.

199. Trương Đình Vệ
Người xã Vương Xá, huyện Cẩm Giàng, nay thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.

Source: Võ cử và các võ tiến sĩ ở nước ta, NXB Thế Giới 2003