Giáo dục ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1915: Chuyển đổi các trường Nho giáo sang trường Pháp-Việt

Sau khi thôn tính Bắc Kỳ năm 1882, cùng với các hoạt động bình định quân sự, thực dân Pháp đã lập kế hoạch đào tạo người Việt để phục vụ cho các mục đích chính trị và kinh tế. Năm 1886 những trường Pháp-Việt đầu tiên đã có mặt ở Bắc Kỳ. Nếu như ở Nam Kỳ, thực dân Pháp sớm xoáa bỏ các trường dạy chữ Nho thì ở Bắc Kỳ, những nhà trường bản xứ vẫn tiếp tục tồn tại, được đưa vào hệ thống trường công đặt dưới sự giám sát của Sở Học chính Bắc Kỳ. Các trường bản xứ thay đổi dần về cách thức tổ chức, về giáo viên, chương trình và chuyển đổi thành các trường Pháp-Việt. Đồng thời, các kỳ thi Nho giáo cũng được cải cách, bổ sung thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, toáan học và một số môn khoa học khác. Bài viết sẽ trình bày về quá trình chuyển các trường học bản xứ truyền thống sang các trường Pháp-Việt kiểu mới cũng như về những thay đổi trong các kỳ thi Nho giáo cuối cùng ở Bắc Kỳ.
1.Vài nét về nhà trường Nho giáo ở Bắc Kỳ thời nhà Nguyễn
Trước khi kỳ thi Nho học cuối cùng diễn ra vào năm 1915, học vấn và thi cử Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội Bắc Kỳ. Học sinh có thể học ở trường công hoặc trường tư. Trường công bao gồm các trường cấp huyện (đứng đầu là huấn đạo), phủ (đứng đầu là giáo thụ) và cấp tỉnh (đứng đầu là đốc học). Các trường tư do các thầy đồ đảm nhiệm, thường làng nào ở Bắc Kỳ cũng có. Thông thường, một khoáa học kéo dài mười năm- “thập niên đăng hoảa”- “mười năm đèn sách”. Thời nhà Nguyễn, chương trình phổ biến gồm 4 cấp học[1]:

  • Lớp khai tâm (vỡ lòng) kéo dài 4 năm. Trẻ em được cha mẹ gửi gắm cho một thầy đồ trong làng, thường là những người đã đỗ nhất, nhị trường tại các kỳ thi Hương. Nội dung của lớp khai tâm là học thuộc liên tiếp bốn sách giáo khoa cơ bản của Tàu hay Việt: Tam tự kinh, các sách Sơ học vấn tâm, viết dưới dạng câu 4 chữ, Ấu học ngũ ngôn thi, viết dưới dạng câu 5 chữ, Minh tâm bảo giám.
  • Trường tiểu tập: chia làm nhiều lớp theo các thể loại: thơ, phú, văn sách.
    Học sinh tập làm các bài văn ngắn nhưng không bình luận. Có đầu bài rồi học sinh về làm từ ba đến mười hai bài tập mỗi tháng và thầy chữa ngay tại lớp. Chữa xong rồi thày cho trò nào giỏi hùng biện, có giọng tốt đọc các bài hay nhất cho cả lớp nghe.
  • Trường trung tập: Học sinh phải học để nắm vững cách làm các thể loại. Lớp học ở trường trung tập do các bậc tú tài hay cử nhân giảng dạy. Học sinh học xong được gọi là khoáa sinh hay thí sinh chuẩn bị đi thi.
  • Trường đại tập trực tiếp đào tạo các sĩ tử dự thi hương hoặc về kinh đô ứng thí.
    Phần lớn các trường công đều là trường đại tập, do các huấn đạo, giáo thụ hoặc đốc học giảng dạy.
    Đầu thế kỷ 19, bên cạnh các trường nhà nước, nở rộ các trường tư tại Hà Nội, Nam Định tạo thành những trung tâm học vấn nổi tiếng của Bắc Kỳ và cả nước[2]. Theo Poisson, các trung tâm học vấn tư nhân, hay “lò luyện thi”, “lò đào tạo quan lại” này không hề bị đảo lộn sau khi Pháp chiếm Hà Nội do “hệ thống này tồn tại lâu và có thể thích nghi được”[3].
    Thời kỳ này, các nhà Nho đã soạn ra những sách chữ Hán với nhiều đổi mới hơn về nội dung, hình thức. Về nội dung, các sách có bàn nhiều đến các chuyện ở Việt Nam, về lịch sử địa lý Việt Nam, về hình thức , các sách soạn với câu ngắn gọn, hoặc dưới dạng thơ, dễ hiểu đối với độc giả phổ thông. Sau đây là một số sách được phổ biến trong giai đoạn đầu thế kỷ XX[4]:
  • “Khải đồng thuyết ước”- 2 quyển (Thượng, Hạ), in ván gỗ gồm 44 tờ do Phạm Vọng soạn, Ngô Thế Vinh nhuận sắc, in năm 1881. Tuy sách viết không hợp lối giáo khoa, nhiều chữ khó, không thích hợp với trẻ em mới học, nhưng có ưu điểm: dạy sử Việt Nam, thiết thực cho trẻ ở Việt Nam.
  • “Việt Sử tân ước toàn biên”- 2 quyển, in ván gỗ gồm 116 tờ do Hoàng Đạo Thành soạn. Việt sử tân ước là bộ lược sử Việt Nam, làm cho học sinh tiểu học, in năm 1906. Sách chép từ đời Hùng Vương đến triều Lê. Sách làm vào hồi đầu thế kỷ XIX, hồi phong trào Duy Tân chớm nở, lối viết nửa mới nửa cũ, có phần tiến bộ[5].
  • Nam Quốc địa dư giáo khoa thư- 1 quyển, 78 tờ do Lương Trúc Đàm[6] soạn. Sách này in vào khoảng năm 1905-1906. Cuối cuốn sách có ghi “Cử nhân Lương Trúc Đàm soạn”. Sách Nam quốc địa dư giáo khoa thư là một quyển sách địa lý Việt Nam đầu tiên viết theo lối mới, bằng chữ Hán. Sách tuy sơ lược nhưng khá đầy đủ, phản ánh được sự thực về thời đó. Tác giả đã đứng trên lập trường yêu nước, phổ biến tư tưởng yêu nước.
  • Trung học Việt sử toát yếu- 4 quyển cộng 350 tờ do Ngô Giáp Đậu soạn, Phạm Văn Thụ duyệt đính. Sách này là một bộ sơ lược sử Việt Nam, soạn cho các lớp trung học in năm 1911. Mặt sau có chua rõ: “Sách này đã được Hội đồng Học chính Bắc kỳ duyệt y, cho phép khắc in và phát hành”, có chú rõ “bản này là bản đã sửa những chỗ thợ khắc lầm và ván in để tại Hà Nội, số nhà 22 Hàng Bè”.
    Trong giáo dục Nho giáo ở Bắc Kỳ thì trường tư là phổ biến hơn cả, trong đó có cả trường học tại gia đình (con học từ cha, chú, người họ hàng), hoặc tự học. Học giả Nguyễn Đôn Phục, người đã từng đỗ tú tài Hán học, ra dạy học và giúp việc biên tập tạp chí Nam Phong đã mô tả việc học của ông thời kỳ trước năm 1900:
    “Khi tôi còn nhỏ (ông sinh năm 1878), giặc giã nổi lên quấy nhiễu, đời sống ít khi được yên ổn suốt đời, học vấn của tôi chỉ được thụ giáo trong gia đình, thụ giáo ông thân sinh tôi mà thôi. Người hiệu là Uy Sơn, tự là Tá Khanh, huý là Nguyễn Tất Tố, vốn là một bực cựu học đỗ cử nhân, đi làm quan. Nhưng khi làm tri phủ Điện Bàn, cuối triều Tự Đức, người cáo xin về nghỉ ở nhà dạy học...
    “Nói về sự học của tôi, từ năm 10 tuổi đến năm 20, chuyên về cái học cũ... Khi tôi 20 tuổi, thời thế đổi thay, làn sóng văn minh Âu Mỹ tràn vào Á Đông... những sách mới viết ra để cổ động cho cái phong trào duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu... nhập cảng vào đây, lúc ấy tôi mới bắt đầu đọc. Năm 29 tuổi, tôi đi thi trường Nam đỗ được cái tú tài. Khoáa ấy là khoa Bính Ngọ (1906), cụ Nguyễn Tư Trực đỗ thủ khoa. Về bài vở vẫn hoàn toàn cũ, chưa có chữ Quốc ngữ, chữ Pháp như những khoa sau”
    [7].

2. Cải cách các trường Bản xứ
Paul Bert, tổng trú sứ đầu tiên của Bắc Kỳ và Trung kỳ đã quan tâm đến việc phát triển giáo dục từ trước khi bộ máy hành chính Liên bang Đông Dương chính thức được thiết lập. Năm 1886, Dumoutier đã được cử làm nhà tổ chức và thanh tra về giáo dục Pháp-An Nam[8]. Vốn là một chuyên gia về văn hoáa phương Đông, là một nhà Trung quốc học, Dumoutier đã rút kinh nghiệm từ việc xoáa bỏ các trường dạy chữ Nho ở Nam Kỳ và chủ trương tiếp tục duy trì những trường bản xứ dạy chữ Nho ở Bắc Kỳ, đồng thời tiến hành cải cách các trường Nho giáo để chuyển dần sang giáo dục Pháp-An Nam, nhằm hoàn thiện một nền giáo dục mà ông ta coi là có tầm quan trọng đặc biệt “Tr­ường học là công cụ có hiệu lực nhất, vững chắc nhất và có khả năng chinh phục nhất”[9].
Tuy nhiên, Paul Bert và bộ máy của ông ta không làm được gì nhiều cho lĩnh vực giáo dục vì “tất cả các hoạat động ở Bắc Kỳ là “vì chiến tranh”. Không có một tài khoảan nào cho các công trình công cộng hay cho giáo dục. Lương bổng của các công chức là chi phí dân sự duy nhất”[10]. Chi phí cho giáo dục giai đoạn này là 15 xu cho một người dân một năm[11], chủ yếu dành cho hoạt động của bộ máy. Trong khi đó chi phí cho một kỵ binh là 600 phrăng mỗi năm và cho một dân quân là 230 phrăng[12].
Sau khi dập tắt phong trào Cần V­ương, thực dân Pháp đã hoàn thành việc chinh phục Đông Dương bằng võ lực và chuyển sang chinh phục tinh thần. Cùng với các hoạat động củng cố quyền lực, giáo dục được chính quyền thực dân coi là một công cụ đắc lực vì tầm quan trọng về mặt chinh phục tinh thần như­ đã nói trên, mặt khác nó còn cần thiết để đào tạo đội ngũ nhân công có trình độ phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà Toàn quyền Paul Doumer khởi xướng. Bản thân Paul Doumer, sau khi tới dự lễ xướng danh kỳ thi Hương năm 1897 ở Nam Định, chứng kiến tinh thần hiếu học và lòng quyết tâm của các sĩ tử Bắc Kỳ, năm 1898 đã ra quyết định đưa chữ Quốc ngữ, chữ Pháp vào kỳ thi Hương vì “Ở kỳ thi Hương Nam Định có khoảng 10 ngàn người tham dự. Nếu cứ 1 người có mặt tại cuộc thi, có ít nhất 3 người khác cũng theo học thì tổng số người học là 40 ngàn. Nếu ta đưa tiếng Pháp và Quốc ngữ vào trường thi thì nghiễm nhiên ta có 40 ngàn người phải học tiếng Pháp và Quốc ngữ, mà ngân sách lại không phải chịu gánh nặng. Hiệu quả đối với nền hành chính và chính trị sẽ là vô giá”[13]. Tuy nhiên, quyết định này đã không được thực hiện ngay mà phải 11 năm sau mới được đưa vào thực tiễn.
Nếu Paul Doumer là một Toàn quyền có “công” lập nên cho xứ Đông Dương một tổ chức hành chính, một chương trình kinh tế có hiệu quả nhưng “là một giai đoạn thống trị trong đó vấn đề dân bản xứ không được đặt ra”[14] thì Paul Beau chủ trương “lấy lòng giai cấp thượng lưu Việt Nam bằng việc chinh phục tinh thần” và tuyên bố “đã đến lúc phải thay thế chính sách thống trị bằng chính sách liên hiệp”[15]. Một trong những chính sách liên hiệp mà Paul Beau thực hiện là thiết lập hệ thống giáo dục mới, trong đó có việc cải cách lại nền giáo dục bản xứ, củng cố và phát triển giáo dục Pháp-Việt mà Paul Bert đã khởi xướng.
Ngày 27 tháng 4 năm 1904, Chính phủ Bảo hộ ra Nghị định 1331 về tổ chức lại giáo dục công ở Bắc Kỳ, gồm năm phần do Paul Beau ký[16].
Theo Nghị định này, các trường học công gồm hai loại: trường dành cho người Âu và trường dành cho người bản xứ. Trường dành cho người An Nam được gọi là trường Pháp-An Nam. “Được coi là cải cách giáo dục Pháp-Việt lớn thứ nhất với mục tiêu chuyển giáo dục truyền thống thành giáo duc kiểu mới, thúc đẩy nền giáo dục bản địa theo các ch­ương trình và ph­ương pháp giáo dục có tên Pháp-Việt, chủ tr­ương tâp trung hoáa và thống nhất nền giáo dục với
những ch­ương trình học giống nhau trong tổng xã”
[17].
Mục tiêu của người Pháp là xây dựng một nền giáo dục có sự hoà trộn giữa các yếu tố Pháp với các yếu tố Việt Nam, thông qua các nhà trường Pháp-Việt. Trong bối cảnh các trường Nho giáo vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhiệm vụ đầu tiên mà thực dân Pháp đặt ra là phải cải cách các trường này và dần chuyển sang nhà trường kiểu mới. Năm 1906, Paul Beau cho thành lập Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ nhằm bàn bạc về việc tiến hành cải cách các trường bản xứ và đưa các trường bản xứ vào hệ thống giáo dục công lập dưới quyền của Nha Học chính. Hội đồng nhóm họp lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1906 với sự có mặt của Vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Beau. Ngày 16 tháng 5 năm 1906, Toàn quyền Paul Beau ra Nghị định quy định chức năng của Hội đồng, trong đó có việc bàn các biện pháp tuyển dụng và đào tạo giáo viên cho các trường bản xứ mới, nghiên cứu các tác phẩm văn học, triết học, lịch sử bằng tiếng bản xứ, hiệu đính lại để lấy làm tài liệu nhà trường[18]. Sau một tháng bàn bạc thảo luận, Hội đồng đã soạn ra bản quy chế giáo dục[19]. Nội dung chủ yếu của Bản quy chế giáo dục là đưa các trường bản xứ vào hệ thống giáo dục công, gồm có ba bậc:

  • bậc Ấu học: làng nào có từ 60 trẻ em trở lên trong độ tuổi từ 6-12 đều
    lập trường Ấu học, ngân sách và việc thuê thầy do làng tự tổ chức lấy, các Giáo thụ, Huấn đạo trong vùng có trách nhiệm giám sát việc học ở trường này; trường Ấu học dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ; Tốt nghiệp Ấu học, học sinh dự thi Tuyển, đỗ gọi là “Tuyển sinh”.
  • bậc Tiểu học dạy ở phủ, huyện (trường Giáo thụ, trường Huấn đạo); học sinh học chữ Hán và chữ Quốc ngữ, thêm môn số học và địa lý, lịch sử đơn giản; Tốt nghiệp Tiểu học, học sinh dự thi Khảo khoáa, đỗ gọi là “Khoáa sinh”. Giáo viên dạy Tiểu học phải biết Quốc ngữ.
  • bậc Trung học dạy ở các trường tỉnh (trường Đốc học). Trường dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Chữ Hán do Đốc học dạy, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp do giáo viên trường Pháp-Việt sở tại dạy. Tốt nghiệp Trung học, học sinh thi “Hạch”, đỗ gọi là “Thí sinh”. Kể từ năm 1909, chỉ những người có bằng “Thí sinh” mới được dự thi Hương.
    Một số điểm khác biệt của các trường bản xứ cải cách
  • Có thêm trường Ấu học đặt ở làng (trước đó, nhà nước chỉ đặt trường
    Giáo thụ (trường phủ), Huấn đạo (trường huyện), Đốc học (trường tỉnh). Ngoài ra theo cải cách mới có thêm kỳ thi “Tuyển” để lấy Tuyển sinh. Chỉ những người có bằng Tuyển sinh mới được vào trường Pháp-Việt;
  • Các trường Tiểu học (trường Huấn đạo, Giáo thụ) có thêm môn Quốc ngữ;
  • Các trường Trung học (trường Đốc học) có thêm môn Quốc ngữ và tiếng Pháp.
    Khác biệt quan trọng nhất của trường bản xứ cải cách là ngoài học chữ Hán
    phải học thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp (không bắt buộc), toáan và một số môn khoa học. Do những trường này đặt trong hệ thống trường công nên phải hoạt động theo một chương trình do Sở Học chính Bắc Kỳ quy định, theo một thời khoáa biểu đồng nhất cho tất cả các trường trên toàn xứ. Ngày 30 tháng 7 năm 1907, Thống sứ Bắc Kỳ ra quyết định thành lập ở Hà Nội và Nam Định các khoáa học Sư phạm để cấp bằng Sư phạm cho các Tổng sư trường Ấu học tại làng xã. Năm 1909, ban Sư phạm được mở ở trường Hậu bổ. Đến năm 1910, đã có 3 kỳ thi tuyển giáo viên, lấy được 200 người[20].

3. Cải cách kỳ thi Hương
Theo Nghị định ngày 16 tháng 11 năm 1906, Sở Học chính Bắc Kỳ quy định cải cách các kỳ thi bản xứ (Tuyển, Khảo khoáa và Hạch) và các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Đây là Nghị định quan trọng nhất đưa ra những quy định về đổi mới nền giáo dục và thi cử Nho giáo ở Bắc Kỳ. Chi tiết về các kỳ thi được quy định trong các văn bản ra đời sau đó: Nghị định ngày 19 tháng 11 năm 1909 về thi Tuyển sinh, Nghị định ngày 18 tháng 8 năm 1910 về thi Khảo khoáa, Nghị định ngày 2 tháng 11 năm 1911 về thi Hạch và thi Hương. Kể từ năm 1909, nhà nước hàng năm tổ chức cho học trò thi tốt nghiệp những trường này.

  • Thi tốt nghiệp Ấu học (Tuyển). Kỳ thi Tuyển lần đầu tiên là vào năm 1909.
    Thi Tuyển sinh có 3 bài: 1) luận quốc ngữ; 2) hai bài tính; 3)bài chữ Nho dịch ra quốc ngữ. Học sinh chủ yếu dựa vào sách Ấu học Quốc ngữ và Ấu học chữ Nho để đi thi[21].
  • Thi tốt nghiệp Tiểu học (Khảo khoáa). Trước khi có cải cách giáo dục bản xứ
    năm 1906, ở Bắc Kỳ hàng năm cũng đã tổ chức các kỳ Khảo khoáa nhưng thi theo lối cũ, tức là chỉ thi chữ Hán. Năm 1910 ở Bắc Kỳ có kỳ Khảo khoáa cải cách đầu tiên với cách thức thi cử được đặt ra trong Nghị định ngày 16 tháng 11 năm 1906 (Các điều 28,29,30,31). Kỳ thi Khảo khoáa theo kiểu cũ bị xoáa bỏ. Thí sinh dự thi Khảo gồm các môn: 1) ba bài thi viết bắt buộc: 1) luận chữ Hán; 2) chính tả chữ quốc ngữ và trả lời các câu hỏi liên quan đến lịch sử, địa lý, khoa học; 3) dịch chữ Hán sang chữ quốc ngữ và ngược lại. Ngoài ra còn có bài tiếng Pháp tự chọn. Các thí sinh không bắt buộc phải có bằng Tuyển sinh nhưng nếu có bằng này sẽ được cộng thêm 6 điểm[22]
  • Thi tốt nghiệp Trung học (Hạch). Trước cải cách năm 1906, trong nền giáo dục Nho giáo cứ ba năm một lần nhà nước tổ chức thi Hạch. Theo Nghị định ngày 2 tháng 11 năm 1911, kỳ thi Hạch cải cách đầu tiên được tổ chức năm 1912 tại thủ phủ các tỉnh, dành cho những người dưới 40 tuổi và không nhất thiết phải có bằng Khoáa sinh nhưng nếu ai có bằng này sẽ được cộng thêm 4 điểm[23]. Thí sinh dự thi phải làm 4 bài theo quy định của Thống sứ Bắc Kỳ: 1) một bài luận chữ Hán (văn sách); 2) một bài luận chữ Quốc ngữ (về văn học hoặc lịch sử); 3) một bài luận chữ quốc ngữ về một vấn đề liên quan đến địa lý, khoa học tự nhiên; 4) một bài tiếng Pháp (không bắt buộc) dịch từ Pháp ra tiếng Việt và ngược lại.
    Kể từ năm 1909, các kỳ thi Hương cũng có nhiều thay đổi, cụ thể là về môn thi. Kỳ thi gồm bốn bài: 1) Bài thi bằng chữ Hán (văn sách); 2) bài thi bằng chữ Quốc ngữ trình bày ba vấn đề (văn học, địa lý, khoa học); 3) bài thi tiếng Pháp có hai vấn đề (dịch từ tiếng Pháp ra chữ Hán và từ chữ Quốc ngữ ra tiếng Pháp); 4) một bài luận tóm tắt gồm ba vấn đề (bài luận chữ Hán, bài luận chữ Quốc ngữ và một bài dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp).
    Nghị định ngày 16 tháng 11 năm 1906 ghi rõ:
    “Riêng kỳ thi năm 1909 được coi là kỳ thi “chuyển đổi” nên hạn tuổi cho thí sinh là 50 và nội dung thi gồm:
    + một bài văn sách bằng chữ Hán;
    + một bài thi thơ chữ Hán;
    + một bài luận chữ Quốc ngữ và dịch từ chữ Quốc ngữ sang tiếng Pháp;
    + một bài viết trình bày tóm lược về một vấn đề bằng chữ Quốc ngữ”[24].
    Kỳ thi Hương năm 1909 được tiến hành như sau:
  • ngày 6/11/1909: đăng ký thí sinh
  • ngày 13/11/1909: kỳ 1: văn sách
  • ngày 25/11/1909: kỳ 2: luận chữ Hán
  • ngày 2/12: kỳ 3: chữ Quốc ngữ
  • ngày 8/12: kỳ 4: bài tiếng Pháp tự chọn
  • ngày 11/12: kỳ 5: bài phúc hạch
  • ngày 16/12: lễ xướng danh
    Đối với kỳ thi Hương năm 1912 ở Nam Định, người dự thi phải có bằng “Thí sinh”, hoặc là các Tú tài, Ấm sinh. Các thí sinh dự thi năm 1912 phải làm các bài thi:
    + Một bài văn sách bằng chữ Hán;
    + Một bài thi Quốc ngữ gồm ba vấn đề (a-một bài luận chủ đề văn học; b
    một bài trả lời câu hỏi về lịch sử, địa lý, khoa học; c-giải hai bài tính)
    So với kỳ thi năm 1909, kỳ thi năm 1912 đã bỏ đi một kỳ chữ Hán (kỳ 2).
    Lịch của kỳ thi Hương năm 1912 như sau:
  • 2/11 : đăng ký
  • 9/11 : kỳ 1
  • 19/11 : kỳ 2
  • 25/11 : kỳ 3 : bài viết tiếng Pháp tự chọn
  • 29/11 : kỳ 4 : bài phúc hạch
  • 3/12 : xướng danh
    Đối với kỳ thi Hương năm 1915, các thí sinh làm các bài thi tương tự như kỳ thi năm 1912 nhưng bài thi quốc ngữ về chủ đề lịch sử được thay bằng một bài dịch từ chữ Hán sang Quốc ngữ. Ngoài ra, trong kỳ thi Hương năm 1915, phần bài thi tiếng Pháp là bắt buộc[25].
    Lịch kỳ thi Hương năm 1915 như sau:
  • 24/11 : đăng ký
  • 30/11 : kỳ 1
  • 7/12 : kỳ 2
  • 13/12 : kỳ 3 : bài thi tiếng Pháp bắt buộc
  • 18/12 : kỳ 4: phúc hạch
  • 21/12 : xướng danh.
    4. Phản ứng của Nho sĩ đối với việc đưa chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và một số môn khoa học vào kỳ thi Hương
    Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Bắc Kỳ, mặc dù Nho học vẫn phổ biến nhưng ý nghĩa của nó đối với xã hội đã dần mất đi. “Kể từ đầu thế kỷ, ở nước ta cũng như ở các nước khác ở Á Đông, có cuộc xung đột lớn của hai nền văn hoáa cũ mà nền tảng là Nho giáo và văn hoáa mới từ Âu châu đưa vào. Kết cục của sự xung đột ấy, văn hoáa của mình sụp đổ tan tác, rã rời. Người mình tựa như ngồi trên con thuyền không lái, về đời tinh thần không biết bấu víu vào đâu...Một người An Nam thuộc vào hạng học thức là một môn đồ của nho giáo. Tứ Thư, Ngũ Kinh thuộc làu làu, nhưng thuộc chưa chắc đã hiểu.. Thành ra một nhà nho có khi chỉ nho ở cái áo khoác bên ngoài. Đến khi thấy một cái áo khoác có cái hình thể khác, mới mẻ hơn, cứ việc cởi cái cũ của mình để khoác cái áo mới vào, không do dự, không nhớ tiếc »[26]
    Có thể nói, khi Hội đồng Hoàn thiện giáo dục Bản xứ năm 1906 ban hành
    cải cách các trường bản xứ, đưa thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và một số môn khoa học vào trường, cũng như vào các kỳ thi Hương, nhiều nhà Nho đã hưởng ứng nhiệt tình. Năm 1909, năm đầu tiên đưa các môn thi mới vào thi Hương, một số nhà Nho ở Hà Đông, Nam Định đã gửi thư cho Thống sứ Bắc Kỳ:
    «Những người già không học được chữ quốc ngữ, những người lười không học được sách tân thư, những người con quan chỉ học lối cũ, không chịu học lối mới, trong ba giống người ấy nếu có đỗ thì cũng vô dụng mà thôi. Xin nhà nước nhất định bỏ phép thi cũ mà thi phép thi mới »[27]
    Kể từ năm 1909, số lượng người dự thi Hương giảm hẳn so với trước. Năm 1906, số thí sinh dự thi Hương Nam Định là 6121, năm 1909 là 3068, năm 1912 là 1362, năm 1915 là 1820[28]. Số lượng thí sinh giảm là do đã bị sàng lọc từ kỳ thi Hạch (Quy định chỉ những người đỗ Hạch và các Tú tài, Ấm sinh mới được vào thi Hương).
    Năm 1912 có 8364 người dự thi Hạch, chỉ lấy đỗ 1.008 (số này cộng thêm 354 Tú tài, Ấm sinh, tổng cộng 1362 người đủ tiêu chuẩn dự thi Hương).
    5. Chuyển các trường bản xứ thành trường Pháp-An Nam
    Ngày 16 tháng 3 năm 1916, Sở Học chính Bắc Kỳ đã trình một báo cáo
    dài 15 trang lên Toàn quyền Đông Dương về việc tổ chức giáo dục bản xứ ở Bắc Kỳ sau khi hủy bỏ các kỳ thi Nho giáo[29]. Hội đồng nhận định rằng trong hai kỳ thi Hương 1909 và 1912, các thí sinh đã thi thêm một số môn cần thiết như tiếng Pháp, quốc ngữ để chuẩn bị tinh thần cho một nền giáo dục kiểu mới. Sau kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915, nền giáo dục bản xứ gồm hai cấp học, đặt dưới sự quản lý của Sở Học chính Bắc Kỳ là bậc Ấu học và Tiểu học[30]:
    Các thí sinh có bằng « Khoáa sinh » (Tốt nghiệp Tiểu học) có thể thi vào các trường Trung học Pháp- An Nam. Hội đồng cũng chủ trương các học trò có bằng Tuyển sinh có thể được dự thi vào các lớp Sơ học của trường Pháp- An Nam, tức là không phải qua bậc học Dự bị của chương trình Tiểu học Pháp- An Nam nữa. Mặc dù không có sự giống nhau hoàn toàn giữa trường bản xứ và trường Pháp- An Nam, nhưng Hội đồng đã tạo ra những cấp học tương đương giữa hai nền giáo dục này: Ấu học của giáo dục bản xứ tương đương Dự bị của giáo dục Pháp- An Nam; Tiểu học của giáo dục bản xứ tương đương Tiểu học của giáo dục Pháp- An Nam (gồm ba khoáa học là Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng). Chỉ có một khác biệt nhỏ giữa hai hệ thống là trong khi các trường bản xứ phải học 6 năm mới qua bậc Tiểu học thì các trường Pháp- An Nam chỉ cần 4 năm. Ngoài ra, Hội đồng nhấn mạnh rằng, giáo dục Pháp- An Nam phải bao gồm cả các trường học nghề để đào tạo thợ lành nghề và nhân viên cho khu vực kinh tế công nghiệp và thương mại. Hội đồng thừa nhận rằng các trong khi các trường Pháp- An Nam chưa thoảa mãn được toàn bộ dân chúng về giáo dục thì các trường Tiểu học ở các tổng có thể đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người dân[31]. Về thực chất, các trường Tiểu học ở các tổng là nhằm “..dần dần chuyển thành trường Pháp- An Nam”[32].
    Sau khi Bộ Học chính tổng quy ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1917 và được hiện thực hoáa từ năm 1918, tất cả các trường Tổng trong hệ thống bản xứ đều chuyển thành các trường Sơ học nhà nước trong hệ giáo dục Pháp-Việt (năm 1918 số trường chuyển đổi này là 1133)
    Như vậy, kể từ năm 1906, cùng với việc thành lập Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ, hệ thống các trường công bản xứ đã được đổi mới nhằm mục tiêu cuối cùng là cung cấp nguồn nhân lực chuẩn bị cho sự phát triển của các trường Pháp-Việt. Ngoài các trường tư Nho giáo là các trường thầy đồ ở làng xã, các trường công bản xứ bao gồm trường Ấu học, Tiểu học và Trung học. Chương trình của các trường đều có thêm phần chứ quốc ngữ, một số môn khoa học như toán, sử, địa, đặc biệt còn có thêm phần tiếng Pháp tự chọn. Ngoài việc lập các trường bản xứ công lập (nằm dưới sự giám sát của Nha Học chính), hệ thống thi cử bản xứ cũng có nhiều thay đổi. Để tốt nghiệp các trường bản xứ, học sinh phải thi qua các kỳ Tuyển, Khảo khoáa, Hạch (tương ứng với ba bậc Ấu học, Tiểu học, Trung học). Đặc biệt, kể từ kỳ thi Hương năm 1909, ngoài kỳ thi văn sách và luận chữ Hán còn có thêm các kỳ thi luận quốc ngữ, toán, khoa học, và tiếng Pháp (tự chọn). Trong kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915, thí sinh bắt buộc phải thi tiếng Pháp. Năm 1918, các trường bản xứ chuyển thành trường Pháp-Việt, giáo dục bản xứ không còn thuộc hệ thống trường công và không trực thuộc sự quản lý của Sở Học chính Bắc Kỳ.
    Phụ lục
    Kỳ thi Hương năm 1909, lần đầu tiên thí sinh thi chữ Quốc ngữ, chữ Pháp (tự chọn), cùng các môn khoa học. Đầu bài thi chữ Quốc ngữ và các môn khoa học như sau:
    Kỳ thi chữ Quốc ngữ là kỳ 3, ngày 2 tháng 12 năm 1909 (hai kỳ đầu thi chữ Hán), gồm ba bài thi: luận, trình bày một vấn đề địa lý và khoa học, bài tính[33].
  • Đầu bài thứ nhất: Bài luận
    Một ông quan đại thần về hưu trí, có một người con cả mới được bổ làm tri phủ trong một hạt công việc khó. Trước khi ông ấy đi nhận việc, thì ông cụ dạy bảo cách cư xử, dưới là với dân sự, trên là với quan trên, nhất là với quan Đại- Pháp, và dạy phải giữ phận sự làm quan mà làm thế nào để cho hạt mình được yên ổn, và dân sự lại được thịnh vượng thêm hơn ra.
  • Đầu bài thứ nhì: Bài địa dư
    Nói về các xứ trong cõi Đông- dương Đại- pháp mấy các kinh thành, thành phố và tỉnh lớn. Nói về việc thông thương của cõi Đông- dương mấy các nước lân cận.
  • Đầu bài thứ ba: Bài cách trí
    Khí giời. Khí giời có những chất gì?
    Gió. Bởi làm sao mà có gió.
  • Bài phép đố:
    Một khu ruộng có 1487 mètres bề dài và 306 mètres bề rộng. Người ta mua ruộng ấy giá là 175$ một mẫu annam. Một mẫu annam là 73 ares. Hỏi khu ruộng ấy giá là bao nhiêu? (mètres là thước tây, ares là sào tây)
    Trong kỳ Phúc hạch (kỳ 5) ngày 11 tháng 12 năm 1909, các thí sinh phải làm bài viết quốc ngữ như sau:
    « Luận về các đường thông thương (xe hoảa, tầu thủy, kênh, sông, đường, vân vân) về việc lý tài thì các đường thông thương ích lợi là thế nào? Như là chở hàng hoáa và thổ sản làm cho các xứ giao thông dễ ra, thêm sự giàu có và sự thung dung cho dân sự »
    Trần Thị Phương Hoa
    CHÚ THÍCH
    [1] Xem Poisson, Emmanuel. Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam. Do Đào Hùng, Nguyễn Văn Sự dịch. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006.
    [2] Poisson, Emmanuel. Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam. Do Đào Hùng, Nguyễn Văn Sự dịch. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006, tr. 209
    [3] Emmanuel Poisson. Sđd, tr. 220
    [4] Xem Trần Văn Giáp. Sđd
    [5] Trần Văn Giáp. Sđd, tr. 255
    [6] Lương Trúc Đàm (1879-1908) là con cả cụ Cử Can, năm 16 tuổi đã đi thi, 25 tuổi đậu Cử nhân khoa quý mão (1903)
    [7] 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX)/ Tập Hai/ Sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn. Đây là đoạn tác giả Lê Thanh phỏng vấn Nguyễn Đôn Phục/ Nhà xuất bản Giáo dục, 2007,tr.436-437.
    [8] Trước năm 1917, chủ yếu dùng thuật ngữ Pháp-An Nam, sau khi có Bộ Học chính Tổng quy, thuật ngữ phổ biến là Pháp-bản xứ dùng trên toàn Đông Dương, ở Việt Nam gọi là giáo dục Pháp-Việt
    [9] Dumoutier, M.G., Les Débuts de l’enseignement Francais au Tonkin. Hanoi: Imprimerie F.-H. Schneider, 1887. tr.1
    [10] Philippe Villers. Người Pháp và người An Nam- Bạn hay thù? Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.493.
    [11] Dumoutier, M.G. (1887). Sđd. Tr.9
    [12] Philippe Villers. Sđd, tr. 497
    [13] Dumoutier G. L’Enseignement Franco-Annamite (A l’Exposition Unverselle de 1900). Hanoi : Imprimerie Type-Lithographique F.-H. Schneider, 1900. tr. 27
    [14] A. Metin. L’Indochine et l’opinion. Paris, 1916, tr. 1, dẫn theo Nguyễn Thế Anh. Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ. Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970. tr. 165
    [15] Dẫn theo Nguyễn Thế Anh, Sđd. tr. 165
    [16] Nghị định này được đăng trên Journal Officiel, số 39, năm 1904, tr. 582-593, hoặc RST- 73395
    [17] L’Intruction publique des indigènes en Indo-Chine, B¸o La DÐpªche Colonial, Paris, ngµy 15/5/1908
    [18]Trung tâm Lưu trữ QG I- Phông RST-73407-03
    [19] Bản quy chế giáo dục năm 1906 được Nguyễn Thế Anh dịch từ nguyên bản Hán văn của Châu bản triều Nguyễn, in lại trong Tuyển tập các bài báo của Nguyễn Thế Anh “Parcours d’un historier du Vietnam- Recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh”. Les Indes savants, 2008. tr. 847-853. Theo bản quy chế giáo dục này, các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ đều phải có trường sơ học Pháp-Việt do các giáo viên Pháp đứng giảng. Các phủ, huyện cũng phải xây dựng những trường học kiểu này. Các nam học sinh phải có bằng tuyển sinh mới được vào trường Pháp-Việt. Phải thi tiếng Hán mới lấy được bằng tốt nghiệp Pháp-Việt; người nào không có bằng Pháp-Việt thì không được bổ quan cũng như nhân viên trong các toà sở.
    [20] Klobukovsky A. L’Enseignement en Indochine. Bulletin de la Mission Laique Francaise. Septieme Annee. No 4. Juillet 1910. tr. 86
    [
    21] Năm 1907, Hội đồng Hoàn thiện giáo dục Bản xứ đã thông qua sách học dùng trong trường Ấu học gồm: Manuel en quoc-ngu de M. Tran Van Thong (4 fascicules), và Manuel en caracteres par le Bureau des manuels (4 fascicules)- RST-73395
    [22] Trung tâm Lưu trữ QG I Phông MHN-5143
    [23] RST- 73395-01. Nghị định ngày 2 tháng 11 năm 1911 về thi Hạch do Thống sứ Bắc Kỳ (Simoni) ký.
    [24] RST-73395
    [25] Trung tâm Lưu trữ QG I, Phông Sở Học chính Bắc Kỳ 644
    [26] 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX)/ Tập Hai/ Sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn. Đây là đoạn tác giả Lê Thanh phỏng vấn Trần Trọng Kim/ Nhà xuất bản Giáo dục, 2007,tr.421.
    [27] Trung tâm Lưu trữ QG I, Phông Sở Học chính Bắc Kỳ 642-1
    [28] Trung tâm Lưu trữ QG I, Phông Sở Học chính Bắc Kỳ 642, 642-3, 643, 644, 649
    [29] RST-73407-03. Reunion du Comité local de Perfectionnement de l’Enseignement indigène du Tonkin (1906-1917). (Raport à M. Le Gouverneur General sur la reorganisation de l’Enseignement indigène, date 16 Mars 1916)- Báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương về tổ chức lại giáo dục Bản xứ
    [30] RST- 73407-03
    [31] RST- 73407-03, tờ 56
    [32] RST- 73407-03, tờ 112. Phiên họp ngày 6 tháng 11 năm 1916 của Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục bản xứ
    [33] Những đầu bài thi theo đúng nguyên bản, cả về từ ngữ lẫn chính tả. Hồ sơ Sở học chính Bắc Kỳ- 642