Hội thảo “Đường về Tổ quốc”

Sáng tạo, thực tế, nhạy cảm tìm “đường về nhà”

Trong 2 ngày qua tại Mỹ, gần 300 đại biểu bao gồm hơn 200 nghiên cứu sinh và học giả VEF (Vietnam Education Foundation) cùng các khách mời, các đại biểu đến từ các trường ĐH và Viện nghiên cứu của VN đã tham dự hội thảo thường niên của VEF cũng với chủ đề “Đường về Tổ quốc”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, GS Võ Văn Tới, GĐ Điều hành VEF chia sẻ với các nghiên cứu sinh và học giả VEF, đồng thời cũng là thông điệp gửi tới tất cả các du học sinh:

“Làm sao để vượt trội trong lĩnh vực của mình và tiếp tục áp dụng những kiến thức học được ở Hoa Kỳ khi trở về VN? Đó là câu hỏi không mới nhưng mọi người vẫn không ngừng tranh cãi để tìm ra câu trả lời thoả mãn. Đã đến lúc các bạn nghĩ đến việc tìm ra “đường về nhà” cho chính mình, và quan trọng hơn là mở rộng tầm nhìn của mình. Đây là một câu hỏi mở và có nhiều phương án trả lời. Vì thế, hãy sáng tạo, thực tế và nhạy cảm.”

Đồng tình với những chia sẻ của GS Võ Văn Tới, GS Trần Quốc Thắng, Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học Công nghệ khẳng định: “Bộ sẵn sang trao đổi với hiệp hội của các NCS và học giả VEF về những dự kiến, kế hoạch của các bạn sau khi kết thúc chương trình học tập tại Hoa Kỳ.” Đồng thời, ông Thắng cũng nhấn mạnh rằng dù đang ngồi ở đâu, làm gì và bằng hình thức nào, các nghiên cứu sinh và học giả VEF hãy cố gắng hướng tới giải quyết những vấn đề thiết thực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của VN nhưng ở trình độ quốc tế bằng những kiến thức và kỹ năng đã học được.

Mô hình 5C

Cũng tại hội nghị, 3 vị khách mời là TS Vũ Minh Khương, TS Nguyễn Chánh Khê và bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có 3 bài nói chuyện rất sâu sắc tập trung vào chủ đề hướng các nghiên cứu sinh và học giả VEF trở về nước sau khi tốt nghiệp.

Với kinh nghiệm của 1 nhà khoa học đi trước, TS Vũ Minh Khương, hiện là GS ĐH Quốc gia Singapore chia sẻ: “Mặc dù trái tim và tâm hồn của chúng tôi luôn hướng về VN, nhưng con đường trở về phục vụ phát triển đất nước đòi hỏi phải có nghị lực và tinh thần vươn lên”.

TS Khương đã trình bày về mô hình 5C nhằm thúc đẩy sự quay trở về Tổ quốc và đứng lên qua thất bại, thử thách và bấp bênh bao gồm: Tư tưởng, Cam kết, Năng lực, Liên kết và Đối thoại. Trong đó yếu tố Tư tưởng đóng vai trò then chốt. Tư tưởng hay cách suy nghĩ sẽ quyết định để một cá nhân hay một đất nước có thể tiến xa trên con đường phát triển trong tương lai.

Là 1 Việt kiều đã làm việc và có nhiều thành công trong nhiều năm ở hai nền kinh tế phát triển nhất thế giới (Nhật Bản và Hoa Kỳ), trở về xây dựng quê hương thông qua việc giới thiệu về những thành công trong nghiên cứu và gắn nghiên cứu với thương mại tại trung tâm của mình, TS Khê khẳng định: “Những phát minh hiện đại vẫn có thể được tạo ra ở nước nghèo như Việt Nam miễn là có cách làm đúng”. Vì thế, các du học sinh phải nắm chắc những yếu tố cần thiết để trở về nước làm việc thành công.

“Suy cho cùng, học gì, đến đâu rồi đến lúc phải trả lời câu hỏi “để làm gì”, “cho ai”, “ở đâu”? Phải chăng nên ở đâu ta cần mình nhất, ở đâu ta có thể đóng góp có ý nghĩa nhất? Đó là quê hương, tổ quốc VN, nơi đã chịu đựng đau khổ quá lâu và cần ta để vươn lên. Nghĩ đến đó thì những toan tính khác có thể lu mờ đi và chỉ còn con đường duy nhất là trở về quê hương, dù sớm hay muộn.” – Đó là thông điệp cuối cùng được bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi tới tất cả các nghiên cứu sinh và học giả tham gia buổi đối thoại.

Organizers

The VEF Fellows’ Annual Conference ’08 is jointly organized by the National Academies, the Vietnam Education Foundation, the University of California at Irvine, and the VEF Fellows’ Planning Committee.

National Academies:

Dr. Ray Gamble,
Gwen Roby,
Margaret Petrochenkov

Vietnam Education Foundation:

Dr. Vo Van Toi,
Dr. Lynne McNamara,
Kari Gazdich,
Joan Rosenthal

VEF Fellows’ Planning Committee:

Le Tien Dung,
Bui Duy Bach,
Tran Nguyen Nhi Thua,
Trinh Thi Hoa,
Huynh Kim Lam,
Do Ba Thanh,
Le Khac Hieu

Theo bktit.org