Những thần đồng mới

Nổi danh từ khi còn rất nhỏ tuổi, những thần đồng thế giới đã được bồi dưỡng kịp thời đế phát huy hết tài năng của mình. Điểm chung của tất cả các em là khả năng tự học với sự kiên trì đáng kinh ngạc. Phải chăng, đây chính là đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở thần đồng so với những trẻ em bình thường khác?

7 tuổi vào ĐH

Cậu bé Song Yoo-gun ở Kuri, tỉnh Kyonggi là thần đồng nổi tiếng Hàn Quốc. Trí thông minh hiếm có của Song đã giúp em có những cú bứt phá không thể tin nổi: Khi 6 tuổi, Song đã giải được các phương trình tích phân, vi phân sau 6 tháng học bảng cửu chương. Học cấp 2 sau 3 tháng hoàn thành chương trình cấp 1, am hiểu cơ học lượng tử và đọc sách "Vật lý học hiện đại dành cho nhà khoa học và kỹ sư của John R.Taylor bằng tiếng Anh nguyên bản.

Tính tổng thời gian, cậu bé thần đồng Song hoàn thành chương trình tiểu học. THCS và THPT hệ 12 năm chỉ trong 8 tháng 13 ngày. Theo các chuyên gia giáo dục, khả năng học tập của Song vượt xa sức tưởng tượng của mọi người.

Ngay cả cha của Song cũng rất ngạc nhiên về tài năng của con trai mình. Ông cảm giác không theo kịp những diễn biến trong việc học tập của Song!

10/2005, Song Yoo-gun đã thi đỗ kỳ thi tuyển sinh đại học của ĐH Inha vào khoa Khoa học tự nhiên và chuyên ngành Vật lý. Song là SV trẻ nhất nước Hàn Quốc từ trước tới nay và có lẽ cả trên thế giới. Tiếp nhận SV đặc biệt này, trường ĐH lnha đã miễn toàn bộ học phí và chi phí cho Song. Đặc biệt hơn nữa, Song Yoo-gun theo học mô hình "một thầy một trò" và được nhà trường đặc cách cho phép nghỉ một buổi/tuần để theo học các lớp mỹ thuật, âm nhạc và giáo dục thể chất với các bạn cùng lứa tại một trường tiểu học gần ĐH lnha.

Bố mẹ của Song đều là giáo viên cấp 1. Cậu bé thần đồng thường tự học, tự nghiên cứu chứ không được nghe giảng. Nếu thích một học thuyết nào, cậu có thể bỏ ra 14 giờ mỗi ngày để tra cứu các sách vở. Từ trường hợp của Song, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã lên kế hoạch thành lập một trường dành cho các thần đồng khoa học, tạo môi trường đào tạo và nuôi dưỡng thiên tài nhỏ tuổi. Hiện đã là SV năm thứ hai của ĐH lnha, Song lại tiếp tục theo đuổi một ước mơ lớn hơn, đó là giành giải Nobel về Vật lý. Các thầy cô giáo dạy Song dường như không bất ngờ lắm về ý tưởng này của cậu. Có lẽ họ đã bị tài năng thần đồng thuyết phục qua kết quả học tập xuất sắc.

Thần đồng người Mỹ gốc Việt

Mới 14 tuổi nhưng Scott Thương đã tốt nghiệp trường trung học Columbia High School, bang Missouri, Mỹ hạng xuất sắc.

Với thành tích vượt trội này, Scott Thương đã giành được học bổng toàn phần để bước vào trường ĐH Missouri Southem State University (MSSU) vào tháng 9/2007. So với các bạn đồng trang lứa, Scott Thương trở thành SV sớm hơn 4 năm.

Không chỉ đặc biệt là SV nhỏ tuổi, Scott Thương còn có khả năng lĩnh hội cực kỳ nhanh nhạy. Tất cả chương trình trung học của Thương đều học qua lnternet. bởi MU là một trường đào tạo từ xa. Thương yêu thích môn Toán hơn cả. Có lẽ đây là gene di truyền từ người cha - giáo sư Trần Văn Thưởng của ĐH MSSU. Thương tự nghiên cứu, tự làm bài tập một mình và rút ngắn thời gian học của mình 4 năm với khối lượng bài tập, bài luận khổng lồ của tất cả các môn để đạt kết quả xuất sắc toàn phần. Giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa và độc lập MU, ông Von Pittman đã thốt lên trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho Thương: "Thương là một HS siêu đẳng và bất kỳ một trường ĐH nào trên thế giới cũng sẽ rộng mở tiếp nhận một HS như thế". Không chỉ học giỏi, Scott Thương còn có khả năng giao tiếp già trước tuổi: Rất chỉn chu, mạch lạc. Khi được hỏi về bí quyết học giỏi, Thương đã nói về việc biết cách tự học, tự sắp xếp thời gian học. Theo ông Trần Văn Thưởng, cha của Scott Thương, bí quyết để học giỏi là: Ba tháng hè là thời điểm tốt nhất cho tất cả các em học sinh đang du học ở nước ngoài trau dồi môn sinh ngữ.

Các em cần chú tâm đến các kỹ năng đọc, và nghe các từ chuyên môn của ngành học mà mình theo đuổi. Cần trau dồi ngữ pháp đọc sách giáo khoa bằng cách tóm tắt những ý chính của mỗi bài. Mỗi buổi sáng thức dậy, phải tự nói với mình bằng chính ngoại ngữ mình đang học.Ở trong nước thì cũng tập như vậy bằng tiếng Việt những gì mình đã học ngày hôm qua, nhớ lại những bài học của hai hôm trước, rồi ba hôm trước và một tuần lễ trước đó. Phải tự trình bày những điều đó như cách các thầy đã giảng dạy ở trường. Với cách học như vậy, các em sẽ biết cách diễn đạt và nhớ lâu. Các em đi học ở nước ngoài thông qua cách học như vậy còn giúp trau dồi tốt hơn về ngoại ngữ.

Đối với những em mới ra nước ngoài học, nên mời một thầy giáo chuyên nghiệp để huấn luyện cách học trong các tháng hè đầu tiên đề tập làm quen...

Từ trước đến nay, mới chỉ có 2 trường hợp tốt nghiệp trường MU sớm ở độ tuổi 13 và 14. Dự định của cậu SV trẻ tuổi Scott Thương là lấy bằng tiến sĩ và trở thành giáo sư như người cha thân yêu của mình.

Thần đồng tin học Ấn Độ

Suhas Gopinath sinh năm 1986 tại một 1 khu phổ ngoại ô thành phố Bangalore. Đây được coi là một trung tâm công nghệ phần mềm của Ấn Độ, đất nước hơn một tỉ dân với danh hiệu cường quốc số 1 về sản xuất phần mềm máy tính.

Suhas Gopinath là con trai thứ 2 trong số 4 người con của một viên chức nghèo. Cuộc sống của cậu không có gì đặc biệt trong 11 năm đầu đời, ngày ngày đi học, học xong lại về nhà giúp mẹ việc nhà…

Bước ngoặt bắt đầu từ ngày sinh nhật thứ 12 của cậu bé Suhas. Hôm đó người anh của Suhas Gopinath đã tặng cho Suhas một địa chỉ E-mail làm quà sinh nhật. Cậu học sinh lớp 6 lần đầu tiên được tiếp cận với lnternets bằng một cú click chuột vào hộp thư điện tử.

Đó là vào năm 1997. Ngay lập tức thế giới lnternet kỳ diệu như đã hớp hồn cậu bé Suhas. Mê mải đến nỗi trừ lúc phải ăn và ngủ, thời gian còn lại cậu đều dành cho internet bằng cách bám trụ ngoài hàng nét gần nhà. Thậm chí có lần còn trốn học để lướt nét. Đến khi bị bố mẹ đánh đòn và hứa không bỏ học thì cậu mới được tiếp tục gắn bó với mạng nét toàn cầu.

Năm 1998, khi Suhas 13 tuổi, cậu bé đã lập trang web đầu tiên cho riêng mình trên mạng có tên coolhindustan.com. Sau đó 1 năm, Suhas quyết định đứng ra thành lập doanh nghiệp khi 14 tuổi và gặp phải sự phản đối của nhiều người: Ông bà, bố mẹ, anh chị. Không những thế, chiểu theo luật pháp Ấn Độ người sáng lập doanh nghiệp ít nhất phải đủ tuổi 18 và như vậy Suhas se không thể đàng hoàng làm giám đốc công ty. Không muốn bỏ phí 4 năm chờ đợi, Suhas đã tìm cách "lách luật" cùng với ba người bạn thành lập công ty Globals lnc. ở San Jose, bang Califorrnia, Mỹ qua mạng. Con đường kinh doanh của thần đồng tin học Suhas Gopinath bắt đầu từ khi đó.

8 năm điều hành công ty ăn nên làm ra, Globals lnc. đã trở thành một tập đoàn quốc tế thật sự với hàng trăm lập trình viên chuyên sản xuất phần mềm và làm các dịch vụ liên quan đến lnternet. Suhas nhận được rất nhiều lời mới chào từ Thung lũng Sillcon nước Mỹ. Dù vậy cậu vẫn kiên quyết làm việc tại Ấn Độ. Năm nay mới bước sang tuổi 21 nhưng ông chủ trẻ đã có 400 nhân viên làm việc tại 11 quốc gia.

Thần đồng Toán Học Terence Tao

Giờ đã ở tuổi 31, trông bề ngoài giống như một cậu thực tập sinh thường thấy ở các trường ĐH Mỹ, thế nhưng ít ai ngờ được rằng Terence Tao đã là người trẻ nhất thế giới được trao huy chương Flelds - giải thưởng tương đương với giải Nobel Toán học, là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của các con số đã giải quyết hàng loạt các bài toán lớn phi thường. Đồng thời với giải Fields, Tao còn nhận giải Macarthur Fellowship - một trong những giải thưởng lớn của Mỹ dành cho người có công trình đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn với số tiền thưởng 500.000 USD. Nhớ lại quãng thời gian phát hiện và bồi dưỡng tài năng của Tao, cứ ngỡ như một giấc mơ không có thực.

Năm 2 tuổi, cậu bé Terence Tao đã biết dùng các khối đồ chơi để dạy cho những đứa trẻ lớn hơn cách đếm số. Cậu cũng biết nói rất nhanh và còn có thể đánh vần các từ. Khi được 3,5 tuổi, Tao được đưa vào học ở một trường tư nhưng nhanh chóng bỏ học bởi cậu tỏ rõ không thích ngồi học trong lớp. 5 tuổi, Tao học tại một trường công với một thời khoá biểu đặc biệt được thiết lập riêng. Tốc độ học Toán và khoa học của Tao là nhanh nhất. Khi được 7,5 tuổi, Terence Tao đã bắt đầu học các lớp Toán bậc trung học. Hai năm sau, Tao theo học các lớp Toán và Vật lý trình độ ĐH. Cậu bắt đầu tham gia thi Olympic toán quốc tế (IMO) khi mới 11 tuổi vào năm 1986 và ba năm liền đoạt giải cả ba. Kỳì IMO 1988, Tao giành huy chương vàng năm 13 tuổi và trở thành thí sinh trẻ nhất từng giành huy chương vàng tại IMO. 14 tuổi, cậu trở thành SV. Hai năm sau, Terence Tao có bằng đại học, một năm sau cậu đã là thạc sĩ toán học. 20 tuổi, Tao trở thành tiến sĩ.

Bắt đầu từ đây, một loạt các công trình toán học của Tao làm cả thế giới kinh ngạc. Công trình nổi tiếng nhất có liên quan đến các số nguyên tố. Đó là vào năm 2004, tiến sĩ Tao cùng một nhà toán học thuộc ĐH Cambridge - Anh đã giải một bài toán liên quan đến phỏng ước về số nguyên tố sinh đôi. Công trình gây chấn động trong giới, bởi bài toán này từ thời Euclid chưa có ai giải nổi.

Hiện hai bảo tàng ở Australia đã đề nghị được trình bày ảnh của Terence Tao vĩnh viễn, anh cũng là người lọt vào vòng chung kết "Người Australia” của năm 2007. Tuy nhiên, Terence Tao vẫn rất giản dị như ngày nào là một cậu sinh viên thần đồng. Tiến sĩ Terence Tao được giới Toán học thế giới mệnh danh là "Mozart của Toán học”.

Báo GD&TĐ (tổng hợp)