Rủi ro lạm phát tại Trung Quốc và nợ ở Việt Nam

Trung quốc

TQ: Lạm phát và giá nhà đất tăng chóng mặt

Giá bất động sản đã tăng với một tốc độ kỷ lục trong tháng tư, giá tiêu dùng tăng ở mức nhanh nhất trong 18 tháng và một nghiên cứu ngày hôm qua cho thấy các khoản cho vay mới vượt quá mức dự đoán.

Cổ phiếu của Trung Quốc giảm điểm mạnh khiến cho mối quan tâm lớn của chính phủ hiện thời là tăng lãi suất cho vay và đưa ra những biện pháp, chính sách làm hạ nhiệt thị trường bất động sản. Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc nhấn mạnh việc bình ổn giá cả có nguy cơ rủi ro rất cao và cơ quan này cũng chỉ ra sự không chắc chắn trong việc hồi phục kinh tế toàn cầu trong tình trạng khủng hoảng nợ tại khu vực Châu Âu.

“Các nhà chính sách đang do dự vì cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu, dù vậy tăng lãi suất là cách duy nhất nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro bong bong tăng cao” ông Kevin Lai- một nhà kinh tế Hong Kong cho biết.

Giá bất động sản tại 70 thành phố tăng vọt 12,8%, con số kỉ lục theo số liệu thốn kê từ năm 2005, bất chấp những biện pháp trừng trị thẳng tay của chính phủ về những suy đoán gia tăng trong tháng trước.

Giá sản xuất tăng cao nhất6,8% trong 19 tháng vừa qua, trong khi giá tiêu dùng ở mức tăng 2,4% trong tháng Ba, thì tháng Tư tăng 2,8%. Các khoản cho vay mới là 774 tỉ NDT (113 tỉ USD) nhiều hơn dự tính; bán lẻ hàng hoá tăng 18,5% trong tháng Tư.

Các nhà hoạch định chính sách có thể tránh được những nguy cơ rủi ro hiện nay khi dùng “vũ khí hạng nặng” câu lãi suất (theo phó thống đốc ngân hàng Trung Ương Trung Quốc Zhu Min), trừng trị thẳng tay việc đầu cơ bất động sản và thất thoát tiền mặt trong hệ thống tài chính qua chính sách 3 tăng trong năm trong khi giữ nguyên mức dự trữ bắt buộc.

Nhà đầu tư quan tâm

Mục tiêu của chính phủ TQ là giữ lạm phát ở mức 3% và ngăn chặn bong bóng tài sản gia tăng sau khi ghi nhận tăng trưởng tín dụng-dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế. Nhà đầu tư cũng lo ngại về biện pháp rút kích thích hay làm chậm lại trong ngành xây dựng, rất có thể đột ngột dừng lại sau mức tăng 11,9% trong quý đầu.

Lạm phát tháng Tư được “ nhẹ đi” nhưng không phải trong diện rộng, mặt khác TQ còn phải đối mặt với đợt tăng giá cao hơn (nguyên nhân bao gồm thanh khoản thấp và chi phí cao). Đặc biệt, TQ cần quan tâm đến mức thanh khoản và giá tài sản khi châu Âu đưa ra gói cứu trợ gần 1000 tỉ USD nhằm ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Theo một vài thông tin thì việc hoạch định chính sách có thể được hoãn lại cho tới khi biết chắc chắn rằng khugnr hoảng tại Châu Âu được giải quyết xong xuôi. Vì thế, điều chỉnh lãi suất cũng có nguy cơ bị trì hoãn do quan ngại của thị trường về khủng hoảng tại Hy Lạp có chiều hướng xấu đi và lây lan.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm lại cùng với nguồn cung tiền. lĩnh vực đàu tư tài sản cố định tăng 26,1 phần trăm trong bốn tháng đầu so với cùng kỳ năm 2009, nhưng giảm nhẹ từ 26,4 phần trăm trong quý đầu tiên.

(Theo Bloomberg/Vitinfo)

Nợ chính phủ của Việt Nam

Cuối năm 2010, nợ chính phủ sẽ chiếm 44,6% GDP, do điều chỉnh tăng bội chi ngân sách lên trên 5% GDP (năm 2009 là 6,9% GDP và năm 2010 là 6,2% GDP), cùng với việc tăng phát hành trái phiếu Chính phủ (trong hai năm 2009 và 2010 là 120.000 tỷ đồng).

Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã đưa ra cảnh báo này khi đánh giá tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 7/5.

Những con số được dẫn trong báo cáo cho thấy nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33,8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là 36,2%GDP và năm 2009 chiếm 41,9%GDP. Cuối năm 2010 nợ Chính phủ sẽ chiếm 44,6% GDP.

Báo cáo thẩm tra cũng cho rằng, khi mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức trần cho phép, điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2009 và phải vay với lãi suất cao, dẫn tới an ninh tài chính quốc gia đứng trước khó khăn cho các năm sau.

Mức dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia ở mức cao nhưng vẫn giữ mức bội chi ngân sách 6,9%GDP là chưa hợp lý, là một hạn chế trong điều hành ngân sách Nhà nước năm 2009.

Do vậy, mục tiêu cơ cấu lại ngân sách, giảm bội chi ngân sách, tăng cường trả nợ là nhiệm vụ cấp thiết cần được chú trọng trong các năm tới.

(Theo Vneconomy/Bee)