NGUỒN GỐC VIỆT NAM CỦA TÊN 12 CON GIÁP (phần 11A)

Sửu,*tlu, trâu (phụ lục)

(Bài bổ túc cho buổi nói chuyện tại Trung Tâm HNQG Mỹ Đình - Hà Nội - Hội Nghị Quốc Tế Việt Nam Học 4-7/12/2008)

Đây là các phần tóm tắt bổ túc cho buổi nói chuyện về bài viết "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp: Sửu/tlu/trâu (phần 11)". Loạt bài viết ’Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp" có các phần 1, 2, 3 là tổng quát, các phần 4 đến 15 là đi vào chi tiết từng chi một; Thí dụ như bài viết phần 4 về Mão/Mẹo/mèo, phần 5 về Hợi/gỏi/cúi ... phần 11 về Sửu/tlu/trâu. Những bài bổ túc cho các bài này sẽ được đánh dấu theo mẫu tự A, B, C ... sau số bài viết như "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp: Sửu/tlu/trâu (phần 11A)".

Vấn đề vay mượn tên 12 con vật từ phương Nam và làm phong phú vốn từ Hán có thể thấy rõ hơn nếu ta xem qua ảnh hưởng của tiếng Phạn (Sanskrit) qua lăng kính Phật giáo, hiện tượng vay mượn này xẩy ra sau thời kỳ 12 con giáp nhập vào; Tuy nhiên cũng vì yếu tố tín ngưỡng tôn giáo (và tâm linh của đa số quần chúng) nên các từ vay mượn này có ’tuổi thọ’ rất cao so với khuynh hướng đào thải dần các từ có gốc phương Nam trong tiếng Hán.

Phần dịch tự điển Khang Hy chú trọng vào ngữ âm (phiên thiết) thời Hán Trung Cổ thay vì các chi tiết khác (thường bỏ trống hay ghi dấu hỏi), độc giả có thể tra cứu thêm tùy tiện. Các chữ viết tắt thường gặp HV (Hán Việt), TQ (Trung Quốc), BK (Bắc Kinh) ...v.v…

Sửu có nhiều nghĩa trong tiếng Việt : năm/tháng/giờ Sửu, thằng hề, cùm tay bằng gỗ, loài rau ... Nhưng còn một cách dùng khá đặc biệt như ’mang Sửu = mang xấu, không biết Sửu = không biết xấu..’(ĐNQATV) cho thấy cách dùng y như theo QV, TV, VH âm xú vậy! Sửu đọc là *sấu/xấu (thấu 輳) theo ANDN - tương ứng với cách ghi sỡu theo VBL.

Thật ra phụ âm (cổ) đầu tr- của Sửu đã hiện diện trong cách phiên thiết sắc 敕 cửu thiết - sắc cũng có âm là trắc (Quảng Vận) - sau đó đến thời Chánh Vận mới đổi thành xỉ cửu thiết (Sửu). Điều này được ghi rõ ràng ở Khang Hy.

Các cách đọc Sửu

Đài Loan : thiuN2 Hẹ : ciu3 chiu3 cu3 zhu3 Quảng Đông : cau2
BK : chǒu Hàn : chwuk chwu Nhật : chuu chu

Có những trường hợp biến âm dr- hay tr/tl- qua s- mà ta khó nhận ra hơn truân - đôn - xuân như trù - sầu, triển - xiển .... Hay các phiên âm chữ Phạn như trà tì.

truân (zhun1) xuân (chun1)
chou2, dao3, zhou4 chou2, chou1 chou2, cao2 sao1

Trù âm cổ là *dru hay *tru ____ Sầu - âm Hán Cổ là *dzru ... *tru/tlu

茶 毘

trà tì (xà tì, đề tì, xà duy HV... cha2 pi2 BK) từ chữ Phạn Nam (Pali) jhapita thường dùng thiêu, hỏa táng 燒, 火 葬

荼毘 trà tì, xà tì, đề tì, xà duy ...

[Pronunciations]

[py] túpí [wg] t’u-p’i [hg] 다비 [mc] dabi
[mr] tabi [kk] ダビ [hb] dabi [qn] đồ tỳ

Meanings

[Basic Meaning:] jhāpita

Transliteration of the Sanskrit, meaning cremation.

Compare to Sanskrit ज्वल [ gval-a ] m. flame.

Translated as 火葬 (Pali jhāpita).

Also transliterated as 耶旬, 闍毘, 闍維, 闍鼻多, 耶維 (A) etc. [cmuller ; source(s): Soothill, JEBD]

(A) 耶旬, 闍毘, 闍維, 闍鼻多, 耶維

Da tuần , đồ bì , đồ duy , đồ đa , da duy …

ye xún , du pí , du wéi , du bí duo , ye wéi

Xem thêm phần bàn về các cách phiên âm và phiên nghĩa của cụm từ Phật Đà bên dưới - cũng như ảnh hưởng của tiếng Phạn (qua Phật giáo) vào tiếng Trung Hoa. Bằng cách phân tách các tiếng Phạn và các từ Hán và Hán Việt tương ứng, ta có thể thiết lập các chiều hướng biến âm khá chính xác.

1. Chữ Phật 佛

Nếu xem các hình khắc hay viết cổ, thì ta chỉ thấy hiện diện từ thời chữ triện - gợi ý cho thấy đạo Phật chỉ nhập vào Trung Quốc (TQ) từ thời Hán trở về sau, cũng như liên quan ngữ âm giữa âm Phạn Bud-dha (bụt) và Phật ... Nếu nghĩ rằng chữ triện (của TQ) là chứng minh chữ Phật và âm Phật xuất phát từ TQ thì rõ ràng không đúng. Khi so sánh các ngôn ngữ láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nhật, Hàn ... đều cho thấy Phật Đà là vay mượn và là phiên âm trực tiếp của tiếng Phạn बुद्ध nghĩa là người đã tỉnh giấc (giác ngộ)(A).

Đây cũng là một cơ sở để cho ta truy nguyên nguồn gốc tên của 12 con giáp, dẫn đến kết luận là chúng có nguồn gốc phi-TQ và các dữ kiện cho thấy chúng có nguồn gốc Việt (Cổ). Tuy nhiên, vì thời gian giao lưu văn hoá Việt Hán cách đây hơn hai ngàn năm (trước thời gian chữ Phật nhập vào tiếng Hán), các âm thanh đã đổi rất nhiều nên vấn đề truy nguyên không đơn giản (như chữ Phật chẳng hạn).

佛 theo Khang Hy〔古文〕??仏【唐韻】【集韻】【韻會】【正韻】??符勿切,音咈。【說文】見不諟也。又仿佛亦作彷彿,髣髴。【揚雄·甘泉賦】仿佛其若夢。【班固·幽通賦】夢登山而迥眺,覿幽人之髣髴。【書】作仿佛。 又捩也。【禮·曲禮】獻鳥者,佛其首,畜鳥則勿佛。【註】恐鳥喙害人,爲小竹籠,以捩轉其首也。 又逆也,戾也。【禮·學記】其施之也悖,其求之也佛。【揚子·法言】荒乎淫,佛乎正。與拂同。 又輝粲貌。【黃香·九宮賦】銀佛律以順游。 又三佛齊,佛郞機,柔佛,皆外國名。 又佛桑,花名。 又姓。明佛正。 又佛佗。佛者,覺也。以覺悟羣生也。 又【集韻】【正韻】??蒲沒切,音浡。興起貌。【荀子·非十二子篇】佛然平世之俗起焉。與浡勃通。 又【集韻】【韻會】【正韻】??同弻。【詩·周頌】佛時仔肩。【毛傳】佛,大也。【鄭箋】佛,輔也。 又葉方味切,音廢。【前·司馬遷敘傳】學微術昧,或見仿佛疑殆匪闕,違衆忤世。 【正字通】世傳明帝永平七年,佛法始入中國,非也。秦時沙門室利房等至,始皇以爲異,囚之。夜有金人,破戸以出。武帝時,霍去病過焉支山,得休屠王祭天金人以歸,帝置之甘泉宮。金人者,浮屠所祠,今佛像卽其遺法也。哀帝時,博士弟子秦景,使伊存口授浮屠經,中土未之信。迨明帝夜夢金人飛行殿庭,以問於朝。傅毅以佛對曰:天竺國有佛,卽神也。帝遣中郞蔡愔及秦景使天竺求之,得佛經二十四章,釋迦立像,倂與沙門攝騰,竺法蘭東還。以是考之,秦西知有佛久矣,非明帝始也。又古本列子周穆王篇,西域之國有化人,無西方聖人名佛之說,獨仲尼篇載孔子曰:西方之人有聖者。蓋假借孔子之語也。《字彙》沿《正韻》,改化人爲聖人,非。

? Cổ văn ???? [ đường vận ] [ tập vận ] [ vận hội ] [ chánh vận ]?? phù vật thiết , âm phất . [ Thuyết văn ] kiến bất thị dã . Hựu phảng phật diệc tác bàng phất , phảng ? . [ Dương hùng _ cam tuyền phú ] phảng phật kỳ nhược mộng . [ Ban cố _ u thông phú ] mộng đăng san nhi huýnh thiếu , địch u nhân chi phảng ? . [ Thư ] tác phảng phật .? Hựu liệt dã . [ Lễ _ khúc lễ ] hiến điểu giả , phật kỳ thủ , súc điểu tắc vật phật . [ Chú ] khủng điểu uế hại nhân ,? tiểu trúc lung , dĩ liệt chuyển kỳ thủ dã .? Hựu nghịch dã , lệ dã . [ Lễ _ học kí ] kỳ thi chi dã bội , kỳ cầu chi dã phật . [ Dương tử _ pháp ngôn ] hoang hồ dâm , phật hồ chánh . Dữ phất đồng .? Hựu huy sán mạo . [ Hoàng hương _ cửu cung phú ] ngân phật luật dĩ thuận du .? Hựu tam phật , phật ? cơ , nhu phật , giai ngoại quốc danh .? Hựu phật tang , hoa danh .? Hựu tính . Minh phật chánh .? Hựu phật đà . Phật giả , giác dã . Dĩ giác ngộ ? sanh dã .? Hựu [ tập vận ] [ chánh vận ]?? bồ một thiết , âm bột . Hưng khởi mạo . [ Tuân tử _ phi thập nhị tử thiên ] phật nhiên bình thế chi tục khởi yên . Dữ bột bột thông .? Hựu [ tập vận ] [ vận hội ] [ chánh vận ]?? đồng bật . [ Thi _ chu tụng ] phật thời tử kiên . [ Mao truyện ] phật , đại dã . [ Trịnh tiên ] phật , phụ dã .? Hựu hiệp phương vị thiết , âm phế . [ Tiền _ ti mã thiên tự truyện ] học vi thuật muội , hoặc kiến phảng phật nghi đãi phỉ khuyết , vi ? ngỗ thế .? [ Chính tự thông ] thế truyện minh đế vĩnh bình thất niên , phật pháp thủy nhập trung quốc , phi dã . Tần thời sa môn thất lợi phòng đẳng chí , thủy hoàng dĩ ? dị , tù chi . Dạ hữu kim nhân , phá ? dĩ xuất . Vũ đế thời , hoắc khứ bệnh quá yên chi san , đắc hưu đồ vương tế thiên kim nhân dĩ quy , đế trí chi cam tuyền cung . Kim nhân giả , phù đồ sở từ , kim phật tượng ? kỳ di pháp dã . Ai đế thời , bác sĩ đệ tử tần cảnh , sử y tồn khẩu thụ phù đồ kinh , Trung thổ vị chi tín . Đãi minh đế dạ mộng kim nhân phi hành điện đình , dĩ vấn ư triều . Phó nghị dĩ phật đối viết : thiên trúc quốc hữu phật ,? thần dã . Đế khiển trung ? thái âm cập tần cảnh sử thiên trúc cầu chi , đắc phật kinh nhị thập tứ chương , thích già lập tượng ,? dữ sa môn nhiếp đằng , trúc pháp lan đông hoàn . Dĩ thị khảo chi , tần tây tri hữu phật cửu hĩ , phi minh đế thủy dã . Hựu cổ bổn liệt tử chu mục vương thiên , tây vực chi quốc hữu hoá nhân , vô tây phương thánh nhân danh phật chi thuyết , độc trọng ni thiên tái khổng tử viết : tây phương chi nhân hữu thánh giả . Cái giả tá khổng tử chi ngữ dã . " Tự vị " duyên " chánh vận " , cải hoá nhân ? thánh nhân , phi .

s05732

Seal Characters (chữ triện))

Phật 佛

(các dạng khác nhau của chữ phật)

L26013

LST Seal Characters)

L26012

(A) như trong tiếng Phạn có các cấu trúc a-buddha अबुद्ध nghĩa là ngu (dốt, không biết gì)- tiền tố a- nghĩa là không; buddhopAsaka बुद्धोपासक là người thờ Phật (Buddha + upasaka) so với cụm từ phật tử 佛 子 (người thờ Phật, tu sĩ) ...v.v... Phật 佛 có nghĩa nguyên thuỷ là phụ (phò, giúp) vua trị nước (theo Từ Nguyên) - chẳng dính líu gì đến Phật giáo, Phật Đà ... - nhưng từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thì nghĩa nguyên thuỷ trên đã bị đào thải và chữ Phật chỉ còn một nghĩa như hiện tại

Ba hoạt động chính trong quá trình phiên âm tiếng ngoại quốc và gia tăng vốn từ tiếng Hán :

1.1 Giao lưu văn hoá với các dân tộc láng giềng - thời Tiên Tần qua tên 12 con giáp (tiếng Việt Cổ). Các vết tích giao lưu văn hoá rất lâu đời này đã thay đổi nhiều theo dòng thời gian cũng như không gian và rất khó nhận diện chúng!

1.2 Phật giáo du nhập vào Á Châu thời Hán đến thời Đường (thời kỳ ảnh hưởng mạnh nhất - như các kinh dịch của Đường Tam Tạng...) - các thuật ngữ và khái niệm (luân hồi, thiền ...) - khi dịch các kinh Phật qua tiếng Trung Hoa. Một thống kê cho thấy có khoảng 35000 từ mới (ngoại lai) - làm vốn từ tiếng Hán trở nên rất phong phú. Chỉ có một cụm từ bud-dha बुद्ध của tiếng Phạn mà ta có các dạng phiên âm và phiên nghĩa liên hệ như :

Bộ Đa 部多 Bộ Đà 部陀 Bột Đà 勃 陀 hoặc 勃 馱 hoặc 馞 陀
Bộ Tha 步 他 Hưu Đồ 休 屠 Một Đà 沒 馱/没陀
Phật Đà 佛陀 hoặc 佛 馱 Mẫu đà (母陀) Phật Đồ 佛圖
Phí Đà 沸 馱 Phù Đà 浮 陀 Phù Đầu 浮 頭
Phù Đồ 浮 屠 hoặc 浮 圖 Phục Đậu 復豆 Vật Tha 物 他
Vô Đà 毋陀 Giác giả 覺 者 …v.v…

Các dạng phiên âm trên đều tuân theo định luật vật lý (âm thanh) nhất định như b/ph-v-m (phụ âm đầu) chứ không phải là ngẫu nhiên thành hình!

1.3 Kỹ thuật
và văn minh Tây phương hiện đại :

— coca cola là ke3 kou3 ke3 yuê4 (Khả khẩu khả nhạc, 可 口 可 樂 hay 可 口 可 乐). Một giai thoại khá lý thú là lúc hãng Coca cola vào Trung Quốc, chữ Coca cola được phiên âm là khoa khoa khẳng trá/lạp ke1ke1ken3la4 蝌 蝌 啃 蜡 . Nghĩa nguyên thuỷ là gặm con nòng nọc bằng nến lại trở thành con ngựa cái bị nhồi nến (đối với lỗ tai một người địa phương khác, không phải ở Bắc Kinh). ... Nên cuối cùng hãng Coca cola phải dùng cách dịch khả khẩu khả nhạc hàm ý vừa miệng và làm cho ta vui!

cà phê là ka1 fei1 (Già phê, 咖 啡) tia laser lei2 she4 (Lôi xạ, 鐳 射 hay 雷 射, hay kích quang 激 光)
salad (xà lách) là sha1 la1 (sa lạp 沙 拉 hay sắc lạp se4 la1 色 拉, lương phan thái liang2 ban4 cai4 涼 拌 菜 ...) taxi là de shi4 (đích sĩ 的 士, các dạng phiên nghĩa khác là chu1zu1che1 xuất tô xa 出 租 車, kê trình xa ji4cheng2che1 計 程 車, xuất tô khí xa chu1zu1qi4che1 出 租 汽 車 ...)
vitamin là wei2sheng1su4 (duy sinh tố 維 生 素, hay còn là duy tha mệnh wei2ta1ming4 維 他 命) thương hiệu Revlon là lu4 hua2 nong4 (Lộ hoa nùng, 露 華 濃)

…v.v…

2. Liên hệ 徹 triệt - suốt - xiết

Cho ta cơ sở thiết lập tương quan giữa trâu - tru/tlu - Sửu. Không những thế, chữ triệt đã từng được ghi nhận từ thời Thuyết Văn nên liên hệ tr-s/x đã có từ rất lâu (xem thêm bảng biến âm trong bài viết chính)

s02287

Seal Characters (chữ triện)

trích từ tác giả Richard Sears:

http://www.chineseetymology.org

triệt

L37917

LST Seal Characters

L37915
L37916
L26994
L26992
L26993
L26995
L26994

Bronze Characters (kim văn)

b04546
b04544
b04545

Oracle Characters (giáp cốt văn)

j06923
j06921
j06922
j06924
j06925
j06926

3. Chữ xuân (chun1 BK) 春

Gồm có ba thành phần : chữ nhật, thảo (cỏ) và truân (zhun1 BK, hay tun2 BK đồn HV). Chính cách viết chữ này đã thạch hoá liên hệ ngữ âm đ-tr (điền-trần, đục-trọc, đoàn-tròn, truân-xuân ...) và tr-x (triệt-xiết, trừu-sưu, tru/trâu-sửu, truân-xuân ...). Giai đoạn hình thành chữ này từ thời giáp cốt văn, kim văn và tiểu triện cho thấy các liên hệ ngữ âm trên đã từng xẩy ra từ thuở bình minh của chữ viết hay khắc . Trong giáp cốt văn có lúc lấy chữ truân làm chữ xuân. Thí dụ như có "Bốc từ" (chữ ghi về thời gian, nguyên nhân ứng nghiệm của việc bói trên mai rùa) ghi như sau (B):

Các dạng khác nhau của chữ Xuân

"Nhâm Tí, trinh kim truân thụ niên cửu nguyệt" - Nhâm Tí "kim truân" (chỉ mùa xuân này) "thụ niên" chỉ năm thu hoạch bội thu. Về sau, chữ xuân dần dần có nhiều nét (xem các chữ viết và khắc ở dưới). Dù vậy một số chữ xuân vẫn có chữ truân làm âm phù ... Đây là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về liên hệ tr-s/x vào thời Tiên Tần, cũng là khoảng thời gian tên 12 con giáp (tiếng Việt Cổ) qua liên hệ tlu-trâu-Sửu ra đời. Càng về sau, chữ xuân lại được dùng làm thành phần hài thanh trong quá trình cấu tạo và phát triển chữ Hán nên ít ai nhận ra được âm Thượng Cổ truân của xuân!

(B) trích "Ngữ Lâm Thú Thoại" - Triệu Bá Bình, Thời Học Tường - NXB Văn Hoá Thông Tin (Hà Nội - 2005)

s00760

Seal Characters (chữ triện)

xuân 春

LST - Seal Characters - none known

Bronze Characters (kim văn)

b00827
b00825
b00826

Oracle Characters (giáp cốt văn)

4. Triệp 摺

Có các cách đọc như tập, lạp, triệp (zhe2 BK) ...

Nhưng trong khẩu ngữ ta còn có dạng xếp - hay tập (âm tập hay xếp như Thuyết Văn dẫn). Điều này cho thấy liên hệ ngữ âm triệp - xếp dã hiện diện ít nhất từ thời Hán để Hứa Thận ghi lại trong Thuyết Văn. Âm tập (xi2 BK) chỉ hiện diện sau này (qua Tự Vị Bổ - KH) so với lạp (lạc hiệp thiết , TV, VH, CV) hay có thể còn là dạng lớp. Cách đọc chi thiệp thiết (ĐV) gợi ý cho ta dạng chập ...v.v...

Liên hệ ngữ âm cổ đại tr-s/x qua các chữ triệp-xếp, triệt-xiết, truân-xuân ... cho ta thêm cơ sở để thành lập liên hệ trâu-tru-Sửu

Theo Khang Hy : 【唐韻】之涉切【集韻】【韻會】【正韻】質涉切,??音讋。【說文】敗也。從手習聲。 又【廣韻】摺疊也。 又【唐韻】盧合切【集韻】【韻會】【正韻】落合切,??與拉同。【史記·范睢傳】魏齊使舍人笞擊睢,折脇摺齒。【註】摺,力荅反。謂打折其脇,而又拉折其齒也。又【春申君傳】折頸摺頤。 又【字彙補】悉協切,音燮。【前·古今人表】夷王摺懿王子。【註】師古讀。

[ Đường vận ] chi thiệp thiết [ tập vận ] [ vận hội ] [ chánh vận ] chất thiệp thiết ,?? âm triệp . [ Thuyết văn ] bại dã . Tòng thủ tập thanh .? Hựu [ quảng vận ] triệp điệp dã . Hựu [ đường vận ] lô hiệp thiết [ tập vận ] [ vận hội ] [ chánh vận ] lạc hiệp thiết ,?? dữ lạp đồng . [ Sử kí _ phạm tuy truyện ] ngụy sử xá nhân si kích tuy , chiết ? triệp . [ Chú ] triệp , lực đáp phản . Vị đả triệt kỳ ? , nhi hựu lạp chiết kỳ dã . Hựu [ xuân thân quân truyện ] chiết cảnh triệp di .? Hựu [ tự vị bổ ] tất hiệp thiết , âm tiếp . [ Tiền _ cổ kim nhân biểu ] di vương triệp ý vương tử . [ Chú ] sư cổ độc .

s08935

Seal Characters (chữ triện)

trích từ tác giả Richard Sears:

http://www.chineseetymology.org

triệp 摺

LST Seal Characters

L38502

5. Chữ đan 單

Có nhiều dạng biến âm trong tiếng Việt - như đơn (đơn độc, nộp đơn ...), một số dạng khác ít thấy hơn như thiền, thiện, chiến ... Và có những dạng rất khó nhận ra quan hệ ngữ âm với đan như son, suôn, trơn ... Thật ra các dạng khó nhận ra này còn hiện diện trong cách đọc chữ đan trong giọng Quảng Đông, Hẹ ... như là sin4, sin6 (Việt - son, suôn). Điều này còn thấy ghi trong Tập Vận cách đọc xỉ thiện thiết, âm xiển.

đan 單 theo Khang Hy 【唐韻】都寒切【集韻】【韻會】多寒切,??音丹。【說文】大也。 又【書·洛誥】乃單文祖德。【傳】單,盡也。【詩·小雅】俾爾單厚。【箋】單,盡也。【禮·郊特牲】惟爲社事單出里。【鄭語】夏禹能單平水土。【晉語】單善而內辱之。 又【揚雄·甘泉賦】單埢垣兮。【註】單,周也。 又縣名。【前·地理志】牂牁郡母單縣。 又【廣韻】單複也。【正字通】單者,複之對也。【杜甫詩】歲暮衣裳單。 又【玉篇】一也,隻也。【詩·大雅】其軍三單。【箋】大國之制,三軍以其餘卒爲羨,單者無羨卒也。【禮·禮器】鬼神之祭單席。【史記·信陵君傳】今單車來代之。【後·耿恭傳】以單兵固守孤城。又【高彪傳】家傳單寒。 又姓。【廣韻】可單氏,後攺爲單氏。 又【集韻】唐干切,音壇。亦姓也。鄭有櫟邑大夫單伯。通作檀。 又【廣韻】市連切【集韻】【韻會】時連切,??音蟬。【廣韻】單于。【前·匈奴傳】單于者,廣大之貌也。言其象天,單于然也。 又【爾雅·釋天】太歲在卯曰單閼。【釋文】單音蟬,又音丹,或音善。 又【廣韻】【韻會】常演切【集韻】【正韻】上演切,??音善。【玉篇】大也。 又縣名。【前·地理志】山陽郡單父縣。【註】師古曰:音善甫。 又姓。【廣韻】單襄公之後。【史記·儒林傳】桓生單次。【註】單音善,單姓,次名。 又人名。【書序】咎單作明居。【傳】咎單,臣名,主土地之官。【註】單音善。 又【集韻】齒善切,音闡。與嘽同。詳後嘽字註。又【集韻】黨旱切【正韻】多簡切,??音狚。【集韻】本作亶,多穀也。一曰誠也,厚也。【書·洛誥】乃單文祖德。【釋文】單音丹,又丁但反,信也。【詩·小雅】俾爾單厚。【傳】單,信也,或曰厚也。【釋文】單,毛音都但反,鄭音丹。又【周頌】單厥心。【傳】單,厚也。【釋文】都但反。 又通亶。【史記·歷書】端蒙單閼二年。【註】單閼,一作亶安。 又【集韻】徒案切,音憚。與??同,??狐,邑名。 又【集韻】【正韻】??之膳切,音戰。單至,輕發之貌。 又【集韻】【韻會】??時戰切,音繕。單父,邑名。 亦姓。

[ Đường vận ] đô hàn thiết [ tập vận ] [ vận hội ] đa hàn thiết ,?? âm đan . [ Thuyết văn ] đại dã .? Hựu [ thư _ lạc cáo ] nãi đan văn tổ đức . [ Truyện ] đan , tận dã . [ Thi _ tiểu nhã ] tỉ nhĩ đan hậu . [ Tiên ] đan , tận dã . [ Lễ _ giao đặc sinh ] duy ? xã sự đan xuất lý . [ Trịnh ngữ ] hạ vũ năng đan bình thủy thổ . [ Tấn ngữ ] đan thiện nhi nội nhục chi .? Hựu [ dương hùng _ cam tuyền phú ] đan ? viên hề . [ Chú ] đan , chu dã .? Hựu huyền danh . [ Tiền _ địa lý chí ] tang ca quận mẫu đan huyền .? Hựu [ quảng vận ] đan phức dã . [ Chính tự thông ] đan giả , phức chi đối dã . [ Đỗ phủ thi ] tuế mộ y thường đan .? Hựu [ ngọc thiên ] nhất dã , chích dã . [ Thi _ đại nhã ] kỳ quân tam đan . [ Tiên ] đại quốc chi chế , tam quân dĩ kỳ dư tốt ? tiện , đan giả vô tiện tốt dã . [ Lễ _ lễ khí ] quỷ thần chi tế đan tịch . [ Sử kí _ tín lăng quân truyện ] kim đan xa lai đại chi . [ Hậu _ cảnh cung truyện ] dĩ đan binh cố thủ cô thành . Hựu [ cao bưu truyện ] gia truyện đan hàn .? Hựu tính . [ Quảng vận ] khả đan thị , hậu ?? đan thị .? Hựu [ tập vận ] đường can thiết , âm đàn . Diệc tính dã . Trịnh hữu lịch ấp đại phu đan bá . Thông tác đàn .? Hựu [ quảng vận ] thị liên thiết [ tập vận ] [ vận hội ] thời liên thiết ,?? âm thiền . [ Quảng vận ] đan vu . [ Tiền _ hung nô truyện ] đan vu giả , quảng đại chi mạo dã . Ngôn kỳ tượng thiên , đan vu nhiên dã .? Hựu [ nhĩ nhã _ thích thiên ] thái tuế tại mão viết đan át . [ Thích văn ] đan âm thiền , hựu âm đan , hoặc âm thiện .? Hựu [ quảng vận ] [ vận hội ] thường diễn thiết [ tập vận ] [ chánh vận ] thượng diễn thiết ,?? âm thiện . [ Ngọc thiên ] đại dã .? Hựu huyền danh . [ Tiền _ địa lý chí ] san dương quận đan phụ huyền . [ Chú ] sư cổ viết : âm thiện phủ .? Hựu tính . [ Quảng vận ] đan tương công chi hậu . [ Sử kí _ nho lâm truyện ] hoàn sanh đan thứ . [ Chú ] đan âm thiện , đan tính , thứ danh .? Hựu nhân danh . [ Thư tự ] cữu đan tác minh cư . [ Truyện ] cữu đan , thần danh , chủ thổ địa chi quan . [ Chú ] đan âm thiện .? Hựu [ tập vận ] thiện thiết , âm xiển . Dữ ? đồng . Tường hậu ? tự chú . Hựu [ tập vận ] đảng hạn thiết [ chánh vận ] đa giản thiết ,?? âm ? . [ Tập vận ] bổn tác đản , đa cốc dã . Nhất viết thành dã , hậu dã . [ Thư _ lạc cáo ] nãi đan văn tổ đức . [ Thích văn ] đan âm đan , hựu đinh đãn phản , tín dã . [ Thi _ tiểu nhã ] tỉ nhĩ đan hậu . [ Truyện ] đan , tín dã , hoặc viết hậu dã . [ Thích văn ] đan , mao âm đô đãn phản , trịnh âm đan . Hựu [ chu tụng ] đan quyết tâm . [ Truyện ] đan , hậu dã . [ Thích văn ] đô đãn phản .? Hựu thông đản . [ Sử kí _ lịch thư ] đoan mông đan át nhị niên . [ Chú ] đan át , nhất tác đản an .? Hựu [ tập vận ] đồ án thiết , âm đạn . Dữ ?? đồng ,?? hồ , ấp danh .? Hựu [ tập vận ] [ chánh vận ]?? chi thiện thiết , âm chiến . Đan chí , khinh phát chi mạo .? Hựu [ tập vận ] [ vận hội ]?? thời chiến thiết , âm thiện . Đan phụ , ấp danh .? Diệc tính .

Chữ Nôm son thường dùng chữ luân 侖 làm âm phù như từ thời Nguyễn Trãi (1380-1442) cho thấy phụ âm đầu s- được ghi bằng l- hay r- thường gặp, phản ánh phần nào tàn tích của tổ hợp âm thanh tr- /tl-

Seal Characters

đan 單

LST Seal Characters (chữ triện)

6.1 Tác giả An Chi trong bài "Dấu
nối giữa ngưu và trâu"
đăng trên Tạp Chí Thế Giới Mới số 224, ngày 24/2/1997 cũng như các bài viết về 12 con giáp đã cố gắng chứng minh rằng 12 con giáp là ’made-in-China 100 %’. Ông đưa ra một bằng chứng là chữ sưu viết bằng bộ nạch hợp với chữ ngưu để khẳng định nguồn gốc Trung Hoa của Sửu từ ngưu. Phần này chỉ tóm tắt các dữ kiện cho thấy rằng kết quả không phải như thế (chú trọng vào một dữ kiện trên!) :

Bàn thêm về chữ Sưu : bộ nạch hợp với chữ ngưu

Theo Khang Hy (1716) thì chữ này được ghi nhận từ Tự Vị 字彙 (khoảng năm 1615) và đọc là sửu cưu thiết. Tự Vị là từ điển thứ hai sau Thuyết Văn có ảnh hưởng lớn đến quá trình biên soạn tự điển Trung Quốc - như Khang Hy chẳng hạn. Tự Vị có khoảng 33179 chữ và đổi 540 bộ thủ của Thuyết Văn thành 214 bộ thủ cũng như có nhiều từ địa phương… Điều đáng chú ý là cách phát âm chữ này là một bằng chứng (ngôn ngữ) duy nhất mà tác giả An Chi đưa ra để liên hệ Sưu đến ngưu và từ đó khẳng định Sửu chính là ngưu (con bò/trâu) của Trung Quốc. Ta hãy đi sâu vào các cách phát âm của Sưu hay ngưu qua thành phần hài thanh Sửu và ngưu trong vốn từ Hán và phân tách các kết quả từ những dữ kiện trong Khang Hy - tự điển này có tất cả khoảng 47035 chữ. Theo Khang Hy :

(1) đọc là ngư vưu thiết (âm ngưu, Tập Vận/TV) - thuỷ dã. đọc là nữ cửu thiết, âm nữu , hay nữ lục thiết, âm nục (Tập Vận) – thuỷ lợi dã ...v.v...

(2) đọc là sắc cửu thiết (Đường Vận/ĐV, TV), xỉ cửu thiết (Chánh Vận/CV) đồng âm Sửu . đọc là mê phù thiết (TV) đồng âm với mâu
…v.v…

Có khoảng 36 chữ Hán dùng Sửu 丑 hay ngưu 牛 hợp với các bộ thủ có sẵn - 21 chữ đọc như là nữu (chỉ một trường hợp có chữ ngưu và đôi khi là nục, nữ lục thiết TV) hay khoảng 60 phần trăm. Có 3 trường hợp dùng chữ Sửu và đọc như sửu hay khoảng 10 phần trăm. Còn lại 30 phần trăm là các chữ dùng ngưu có các cách đọc rất khác nhau : 件 kiện , 牢 lao , 吿 cáo , âm (yin2 BK, bộ khẩu + ngưu), dụng (yong4 BK, bộ san + ngưu), ngạn (yan4 BK, bộ ngưu + ngưu), dâm (yin2 BK, bộ kim + ngưu), lê (li2 BK, bộ hoà + ngưu) ... sưu (chou1 BK, bộ nạch + ngưu). Thành ra không có cơ sở để cho ngưu 牛 là âm phù (khác hẳn với Sửu 丑). Có lẽ vì nhận xét ở trên mà tác giả L. W. Wieger đã ghi Sửu là một trong 858 thành phần hài thanh đáng nhớ trong sách của ông "Chinese Characters" (dịch ra tiếng Anh, tái bản nhiều lần từ nguyên bản tiếng Pháp 1915).

Các chữ trên đa số đều là chữ hiếm - tuy nhiên khi so sánh hai chữ ngưu và Sửu (thành phần hài thanh, âm phù) của cùng một bộ thủ như thuỷ chẳng hạn, ta thấy rõ là chúng mang hai âm khác nhau là ngưu và nữu (tuy khá gần nhau) và không có chữ nào đọc là sưu hay sửu ! Điều này cho ta một cách giải thích cách đọc chữ sưu (bộ nạch + chữ ngưu) mà tác giả An Chi đưa ra là có thể do ảnh hưởng của các cách đọc chữ sưu thường gặp hơn (để ý đồng thanh điệu so với sửu) , hay là một loại chữ hội ý (trâu là loài vật rất khoẻ - nên khi dùng với bộ nạch có thể mang ý phục hồi sức khoẻ). Không những thế, trong các chữ hiếm trên, ta còn thấy cách đọc tương đương của chữ là nữu (niu3 BK) và trú (zhou4 BK), và chữ 月丑 là nữu và trửu (zhou3 BK, trắc liễu thiết TV) ... đều cho thấy liên hệ Sửu-tlu (trâu)

Tóm lại, dựa vào một chữ sưu (bộ nạch + chữ ngưu) và dựa vào giả thuyết âm phù sưu là ngưu để chứng minh liên hệ Sửu (thanh điệu cũng khác so với sưu) rõ ràng không có cơ sở ngôn ngữ vững chắc.

6.2 Bàn thêm về chữ sưu 瘳

Theo Khang Hy : [唐韻】敕鳩切【集韻】【韻會】【正韻】丑鳩切,??音抽。【說文】疾病瘉也。【徐曰】忽愈,若抽去之也。【書·說命】若藥弗瞑眩,厥疾弗瘳。【詩·鄭風】旣見君子,云胡不瘳。【傳】瘳,愈也。【左傳·昭十三年】事齊楚,其何瘳於晉。【註】瘳,差也。 又損也。【晉語】君不度而賀,大國之襲,於已何瘳。【註】瘳,損也。 又【集韻】憐蕭切,音聊。義同

[Đường vận ] sắc cưu thiết [ tập vận ] [ vận hội ] [ chánh vận ] sửu cưu thiết ,?? âm trừu . [ Thuyết văn ] tật bệnh dũ dã . [ Từ viết ] hốt dũ , nhược trừu khứ chi dã . [ Thư _ thuyết mệnh ] nhược dược phất minh huyễn , quyết tật phất sưu . [ Thi _ trịnh phong ]? kiến quân tử , vân hồ bất sưu . [ Truyện ] sưu , dũ dã . [ Tả truyện _ chiêu thập tam niên ] sự sở , kỳ hà sưu ư tấn . [ Chú ] sưu , soa dã .? Hựu tổn dã . [ Tấn ngữ ] quân bất độ nhi hạ , đại quốc chi tập , ư dĩ hà sưu . [ Chú ] sưu , tổn dã .? Hựu [ tập vận ] liên tiêu thiết , âm liêu . Nghĩa đồng

Các cách phiên thiết trên cho thấy âm cổ hơn của sưu có thể là dạng *riu (hay *liu) - đồng âm với trừu (trong cách dùng trừu tượng 抽 象). Một lần nữa cho thêm cơ sở để thành lập liên hệ của Sửu và tlu/tru-trâu

【廣韻】落蕭切【集韻】力交切【韻會】【正韻】憐蕭切,??音聊。【說文】空虛也。【玉篇】寂也,廓也。【莊子·大宗師】吾聞之??冥,??冥聞之參寥。【註】莊子僞立此名。【楚辭·九辯】寂寥兮收潦而水淸。又【遠遊】下崢嶸而無地兮,上寥廓而無天。 又【廣韻】郞擊切【集韻】【韻會】郞狄切,??音歷。義同。 【集韻】本作廫

[ Quảng vận ] lạc tiêu thiết [ tập vận ] lực giao thiết [ vận hội ] [ chánh vận ] liên tiêu thiết ,?? âm liêu . [ Thuyết văn ] không hư dã . [ Ngọc thiên ] tịch dã , khuếch dã . [ Trang tử _ đại tông sư ] ngô văn chi ?? minh ,?? minh văn chi tham liêu . [ Chú ] trang tử ? lập thử danh . [ Sở từ _ cửu biện ] tịch liêu hề thu lạo nhi thủy ? . Hựu [ viễn du ] hạ tranh vanh nhi vô địa hề , thượng liêu khuếch nhi vô thiên .? Hựu [ quảng vận ]? kích thiết [ tập vận ] [ vận hội ]? địch thiết ,?? âm lịch . Nghĩa đồng .? [ Tập vận ] bổn tác ?

7. Bàn thêm về chữ tu rất hiếm - nghĩa là con bò, trâu ...

Trước hết hãy xem thành phần hài thanh tu 修 theo Khang Hy :

唐韻】息流切【集韻】【韻會】【正韻】思留切,??音羞。飭也。又飾也,葺理也。【書·禹貢】六府孔修。 又古之聞人曰前修。【屈原·離騷】謇吾法夫前修兮,非世俗之所服。 又【屈原·離騷】解佩纕以結言兮,吾令蹇修以爲理。【註】蹇修,古良媒。 又姓。屯騎校尉修炳。 又長也。【詩·小雅】四牡修廣。 又與卣通。【周禮·春宮·鬯人】廟用修。鄭註:修,讀爲卣。卣,中尊也。謂獻象之屬。以薦鬯則謂之卣,以薦酒則謂之修。 又葉詢趨切,音須。【陸機·感丘賦】姸蚩混而爲一兮,孰云識其所修。必眇世以遠覽兮,夫何殉以區區。

Đường vận ] tức lưu thiết [ tập vận ] [ vận hội ] [ chánh vận ] tư lưu thiết ,?? âm tu . Sức dã . Hựu sức dã , tập lý dã . [ Thư _ vũ cống ] lục phủ khổng tu .? Hựu cổ chi văn nhân viết tiền tu . [ Khuất nguyên _ ly tao ] kiển ngô pháp phu tiền tu hề , phi thế tục chi sở phục .? Hựu [ khuất nguyên _ ly tao ] giải bội ? dĩ kết ngôn hề , ngô lệnh kiển tu dĩ ? lý . [ Chú ] kiển tu , cổ lương môi .? Hựu tính . Đồn kị giáo úy tu bỉnh .? Hựu trường dã . [ Thi _ tiểu nhã ] tứ mẫu tu quảng .? Hựu dữ dữu thông . [ Chu lễ _ xuân cung _ sưởng nhân ] miếu dụng tu . Trịnh chú : tu , độc ? dữu . Dữu , trung tôn dã . Vị hiến tượng chi thuộc . Dĩ tiến sưởng tắc vị chi dữu , dĩ tiến tửu tắc vị chi tu .? Hựu hiệp tuân xu thiết , âm tu . [ Lục cơ _ cảm khâu phú ]? xi hỗn nhi ? nhất hề , thục vân thức kỳ sở tu . Tất miễu thế dĩ viễn lãm hề , phu hà tuẫn dĩ khu khu .

考證:〔【周禮·冬官考工記】瓬人爲瓦簋,廟用修。【註】修讀爲卣。卣,中尊也。〕 謹按冬官無廟用修之文。謹照周禮改春宮。鬯人廟用修。鄭註修讀爲卣。卣,中尊也。謂獻象之屬。

Khảo chứng :? [ chu lễ _ đông quan khảo công kí ]? nhân ? ngoã quỹ , miếu dụng tu . [ Chú ] tu độc ? dữu . Dữu , trung tôn dã .?? Cẩn án đông quan vô miếu dụng tu chi văn . Cẩn chiếu chu lễ cải xuân cung . Sưởng nhân miếu dụng tu . Trịnh chú tu độc ? dữu . Dữu , trung tôn dã . Vị hiến tượng chi thuộc .

Tu 修 còn có những dạng sửa (vẫn còn duy trì âm cổ hơn so với tu, biến âm s > t), chữatrau (giồi). Các phụ âm cổ ch-tr- so với s- (sửa) cho ta bằng chứng của tương quan tr-/ch- và s của trâu và Sửu. Và dĩ nhiên với chữ tu bộ ngưu (rất hiếm) - đọc theo giọng BK bây giờ là xiu1, Theo Tự Vị Bổ thì tu (bộ ngưu) đọc là tâm thu thiết hay tu, âm tu 修 - vô vĩ dã (trâu/bò không có đuôi); Nhưng ta có thể phục nguyên âm cổ là *trâu/tru ; Theo thiển ý, đây là một tàn tích ít gặp của âm trâu phương Nam trong vốn từ Hán. Khuynh hướng tổng quát là đào thải dần các âm hay chữ gốc phương Nam (không phù hợp với hệ thống âm thanh của tầng lớp cai trị phương Bắc) và thay vào đó bằng những âm và chữ từ phương Bắc như ngưu chẳng hạn.

8. Bàn thêm về chữ thũng 腫 còn đọc là trũng

Giọng BK zhong3, chong2 so với QĐ jung2, jung3 - và tiếng Việt còn duy trì một biến âm là sưng. Tương quan trũng - thũng - xưng cho ta thêm cơ sở dể thiết lập liên hệ tlu-trâu-sửu. Thuyết văn ghi là 腫:癰也。从肉重聲 cho thấy âm trọng - hay *chuộng so với 種 chủng - trồng - giống với dạng ngạc hoá gi-.

腫 thũng KH 【唐韻】之隴切【集韻】【韻會】主勇切,??音種。【說文】癰也。【廣韻】疾也。【周禮·天官·瘍醫】掌腫瘍,潰瘍,金瘍折瘍之祝藥,劀殺之齊。【註】腫瘍,?而上生創者。【爾雅·釋訓】腫足爲尰。【疏】膝之下有瘡腫,是涉水所爲。 又膚肉浮滿也。【史記·倉公傳】後五日當??腫。【前·五行志】公閉門而泣之,目盡腫。【後·梁皇后紀】從閒以來,加以浮腫。 又【釋名】腫,鍾也。寒熱氣所鍾聚也。 又【增韻】脹也。【管子·輕重篇】無鹽則腫。 又瘣也。【周禮·冬官考工記·輪人】旁不腫。【註】瘣也。

[ Đường vận ] chi lũng thiết [ tập vận ] [ vận hội ] chủ dũng thiết ,?? âm chủng . [ Thuyết văn ] ung dã . [ Quảng vận ] tật dã . [ Chu lễ _ thiên quan _ dương y ] chưởng thũng dương , hội dương , kim dương chiết dương chi chúc dược , ? sát chi . [ Chú ] thũng dương ,? nhi thượng sanh sang giả . [ Nhĩ nhã _ thích huấn ] thũng túc ? ? . [ Sơ ] tất chi hạ hữu sang thũng , thị thiệp thủy sở ? .? Hựu phu nhục phù mãn dã . [ Sử kí _ thương công truyện ] hậu ngũ nhật đương ?? thũng . [ Tiền _ ngũ hành chí ] công bế môn nhi khấp chi , mục tận thũng . [ Hậu _ lương hoàng hậu kỉ ] tòng gian dĩ lai , gia dĩ phù thũng .? Hựu [ thích danh ] thũng , chung dã . Hàn nhiệt khí sở chung tụ dã .? Hựu [ tăng vận ] trướng dã . [ Quản tử _ khinh trọng thiên ] vô diêm tắc thũng .? Hựu ? dã . [ Chu lễ _ đông quan khảo công kí _ luân nhân ] bàng bất thũng . [ Chú ] ? dã .

9. Chữ Nôm trâu

Có nhiều cách viết như bộ ngưu hợp với chữ lâu hài thanh (C), bộ khuyểnlâu hài thanh, bộ nhân hợp với chữ …v.v…

(C) ĐNQATV .... "… Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu...’ (Cư Trần Lạc Đạo). Từ thời CTLĐ đến thời ĐNQATV khoảng 600 năm thấy dùng một chữ này, khá nhất trí với cách phiên cách lâu của ANDN và tlu của VBL, tiếng Mường .

cách lâu = trâu (An Nam Dịch Ngữ)

Để ý : nếu hai chữ cách và lâu viết thành một chữ (hiếm - tần số dùng 18 / 430747376) thì là dép da thú …, đọc là lâu (mất thông tin về tổ hợp phụ âm kl-). Tuy nhiên nếu xem cách phiên thiết của TV, VH ta thấy là câu ngộ thiết âm lũ phản ánh tàn tích của
cách đọc kl-. Theo KH lâu 【廣韻】洛侯切【集韻】郞侯切,??音婁。【玉篇】鞮鞻氏,掌四夷之樂官。 又【集韻】郞豆切,音漏。又【集韻】【韻會】??俱遇切,音屨。義??同。 又【集韻】龍遇切,音屢。義同。【周禮·春官·宗伯】鞮鞻氏。【註】鞻讀如屨。鞮屨,四夷舞者所屝也。呂忱云:鞮,革履也。鞻者,靲鞻。【釋文】九具反,又力具反。Giải thích : [ quảng vận ] lạc hầu thiết [ tập vận ] lang hầu thiết, ?? âm lâu. [ Ngọc thiên ] ? ? thị, chưởng tứ di chi nhạc quan.? Hựu [ tập vận ] lang đậu thiết, âm lậu. Hựu [ tập vận ] [ vận hội ]?? câu ngộ thiết, âm lũ. Nghĩa ?? đồng.? Hựu [ tập vận ] long ngộ thiết, âm lũ. Nghĩa đồng. [ Chu lễ _ xuân quan _ tông bá ] ? ? thị. [ Chú ] ? độc như lũ. ? lũ , tứ di vũ giả sở phỉ dã. Lữ thầm vân: ? , cách lý dã. ? giả, ? ? . [ Thích văn ] cửu cụ phản, hựu lực cụ phản.

Tóm lại ta có cơ sở vững chắc liên hệ Sửu HV và tlu-trâu tiếng Việt, không những thế chiều ảnh hưởng có thể là từ tlu-trâu thành ra *chau để cho ra dạng chǒu BK bây giờ và nhập ngược lại vào tiếng Việt để thành Sửu.

Nguyễn Cung Thông