Xử trí khi đứt dây chằng (hay "bong gân")
Bệnh lý chấn thương của một dây chằng gọi nôm là bong gân, thường xảy ra ở các khớp lớn của chân, tay.
Bong gân là tổn thương dây chằng, một dải mô dai chắc nối hai xương tại khớp hay gần khớp với nhau. Bong gân nghĩa là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở cổ tay, mắt cá chân, bàn chân, khớp gối.
- Bong gân cổ chân
Nguyên nhân gây bong gân
Do bị trượt chân khi chạy hay đi.
Do đi giày cao gót.
Do dây chằng bị kéo căng
Do bị ngã
Do nâng, nhấc một vật nặng
Do tai nạn
Các dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ, và đặc biệt của bong gân, rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, sưng và bầm (thường xảy ra một lúc sau tai nạn). Thường không phân biệt được bong gân hay gãy xương nếu không có phim X-quang và thường bong gân cũng lâu lành như gãy xương đơn giản.
Nếu còn nghi ngờ hãy xử trí tổn thương này như gãy xương và cần chăm sóc y tế thêm.
Cách xử trí bong gân
- Nắn khám nhẹ nhàng
Người bị nạn thường cảm thấy chỗ đó không bị gãy xương - nếu trước đó người này đã từng bị những tổn thương tương tự, đặc biệt là tổn thương xảy ra trong thể thao. Cần nhẹ nhàng khám chỗ thương tổn để đánh giá độ nặng. Nếu cả bạn và nạn nhân đều đã chắc chắn không còn tổn thương nào khác thì cách xử trí tốt nhất là:
Nghỉ ngơi.
Đắp đá lạnh.
Băng ép.
Nâng chân cao lên.
1. Để yên phần chi bị thương. Điều này tránh tổn thương nặng thêm. Giúp người bệnh được ở tư thế thoả mái - đối với chân bị thương, thường là nằm nghỉ với đầu và vai được gối cao.
2. Đặt gạc lạnh lên. Bọc một ít nước đá trong băng tam giác hoặc miếng vải sạch và nhẹ nhàng đặt lên chỗ bị thương. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng. Không đặt đá trực tiếp lên chỗ bị thương bởi có thể làm da tổn thương. Làm lạnh vết thương trong 10 - 15 phút, thêm nước đá nếu cần để giữ gạc lạnh.
3. Dùng gạc cuộn băng ép lại. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương.
4. Nâng cao phần bị thương. Cách này làm giảm sưng và đau. Nếu cánh tay bị thương, có thể dùng cánh tay hoặc băng treo để tuỳ nghi nâng đỡ thêm.
5. Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm chi luôn được nâng cao và nâng đỡ liên tục đến khi được giúp đỡ.
- Sơ cứu bong gân chân
Mẹo nhỏ chữa bong gân nhẹ
Khi bị bong gân nhẹ có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây:
Thái hành khô và bọc lại trong một miếng gạc, sau đó đắp lên vùng bị bong gân.
Tạo dung dịch bột nhão từ lá chanh và bơ, đắp trực tiếp lên vùng bị đau.
Trộn một thìa dầu quả hạnh và một thìa dầu tỏi, bôi lên vết thương.
Trộn 1 thìa bột lá chanh với 1 thìa mật ong, đắp lên vùng bị bong gân.
Hơ nóng lá bắp cải, nhưng nhớ đó là những lá già ở bên ngoài, sau đó nhanh chóng dùng dây buộc xung quanh vết thương.
Để đề phòng bong gân, nên mang bao khớp gối, bao cổ chân trong hoạt động thể thao. Bình thường, nên thực hiện các bài tập làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối.
- LLI - dây chằng trong gối
Lưu ý
Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.
Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, làm dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, không được tự ý chữa trị mà hãy chuyển ngay tới các cơ sở y tế.
- LLI đứt hoàn toàn
ĐỨT DÂY CHẰNG BÊN TRONG GỐI
Dây chằng bên trong gối (Ligament Lateral Interne - LLI) căng dọc theo chiều dài từ xương đùi cho tới xương chày ở mặt trong của gối. Đối diện với nó có dây chằng bên ngoài nằm ở bên ngoài gối, nó giữ cho gối được vững chắc hai bên.
Bệnh lý chấn thương của một dây chằng có thể chia như sau:
Bong gân thể nhẹ, đơn giản chỉ là sự kéo dài dây chằng, không bị đứt, làm cho bệnh nhân đau, nhưng không làm lỏng khớp.
Bong gân nặng là thương tổn đứt dây chằng. Đứt dây chằng bên trong làm cho gối không vững.
Chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng, người ta thấy dấu hiệu di động bất thường sang bên ngoài. Cần chú ý không được bỏ quên thương tổn phối hợp, đặc biệt là dây chằng chéo trước.
- Dùng đai khớp gối lỏng
Điều trị đứt dây chằng bên trong gối
Bong gân nhẹ (không đứt dây chằng bên trong) không nhất thiết cần phải điều trị bằng bất động. Điều trị bằng các thuốc giảm đau phối hợp với chống viêm có tác dụng tốt. Tiến triển thông thường sẽ khỏi một cách tự nhiên và không để lại di chứng.
Bong gân nặng, đứt dây chằng bên trong gối, cần phải bất động từ 4 đến 6 tuần: Có thể dùng bột hay nẹp, tốt hơn cả là dùng đai khớp gối không hoàn toàn cố định (hình bên), nhờ có hai thanh nhựa cứng nằm ở hai bên khớp, loại bỏ hoàn toàn động tác di lệch sang hai bên, bảo đảm cho sự liền sẹo tốt của dây chằng. Nhưng nó vẫn cho phép vận động gấp duỗi, vẫn có thể đi được với nạng.
Với bất động có thể tập phục hồi chức năng.
Tiên lượng tốt, thông thường khỏi và không để lại di chứng gì.
Vậy thì chỉ định mổ với đứt dây chằng bên trong rất hiếm, chỉ làm trong những trường hợp rất nặng.
(Theo: BỆNH VIỆN MAUSSINS - PARIS, Thu Hà (DT) và Bác Sĩ Gia Đình)