Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Giáo dục > Đào tạo > Giáo dục mở và kinh tế tri thức

Giáo dục mở và kinh tế tri thức

Chủ Nhật 27, Tháng Giêng 2008

Chào các anh chị,
Thật tình cờ (có thể là cái duyên) cách đây 2 ngày trong khi
tôi giảng bài cho một lớp chuyên gia CNTT về việc làm sao thiết
kế kiến trúc, tổ chức quản lý, phát triển dự án và thẩm
định có khoa học và cơ sở tốt. Trong 15 phút nghỉ giữa buổi,
học viên hỏi tôi một câu hỏi sau:
- "Vì sao chúng ta (Người Việt Nam) không có khả năng kết hợp
(làm việc nhóm) trong CNTT? Chúng ta làm việc rất tốt (Coding)
nhưng chúng ta lại không thiết kế được kiến trúc và vận hành
đáng tin cậy các dự án có tầm cỡ. Tuy nhiên, chúng ta lại gia
công các dự án tầm cỡ rất tốt?"

Thật tình, tôi hơi choáng về câu hỏi này. Về nội dung trả lời
tôi biết rằng, mình (nhân lực Việt Nam) không thua ai (chúng ta
đang gia công mà), tinh thần thì cũng không ai hơn được mình
(người Việt Nam rất mạnh mẽ), thời gian chúng ta có nhiều
nhưng cái chính là: Chúng ta chưa có một tư tưởng mở! Chính
điều này đang làm cho chúng ta không thể kết hợp, chúng ta không
có nội lực, chúng ta không có tầm nhìn lớn về tương lai của
mình! Chúng ta luôn "gật đầu khó hiểu" trong các cuộc họp,
chúng ta luôn im lặng (khó hiểu lắm lắm) trong các cuộc tranh
luận và chúng ta luôn "ồn ào, bình luận" khi về nhà hoặc trong
quán cafe về các nhân vật! Và nếu con bạn đi học được điểm
mười, bạn sẽ rất vui - vui vì đứa con đã hơn người khác nhưng
buốn thay, nếu con bạn học được 5 điểm thôi thì chắc rằng,
bạn sẽ cho một trận no đòn và nói không nghỉ hơi!
Hậu quả của lối giáo dục này: Làm cho con người vốn sinh ra đã
thụ động, lại càng thụ động, rụt rè, nhút nhát. Lối giáo dục
này đang sản sinh ra tính ích kỷ, tự mãn, đắc thắng và một phong
cách đóng, dẫn đến lối tư duy nô lệ! Vậy, tại sao chúng ta không mở
tư duy mình để hoà đồng, sao không khuyên con nên biết tranh
luận, biết phát biểu đóng góp, biết tìm hiểu, tự chủ và chia
sẻ... đó mới thật sự là điểm 10 cho xã hội và đẹp biết bao nhiêu!
Giáo dục mở là tầm nhìn của xã hội, chúng không phải là giáo
dục từ học đường. Việt Nam chúng ta chưa biết tận dụng lối
giáo dục mở này. Giáo dục mở là truyền bá những nét đẹp trong
cuộc sống "vì mọi người". Một cách cụ thể hơn là "điểm
mười cho xã hội" chứ không phải cho chính bản thân mình. Đứa
bé nên biết tranh luận, biết quyền được hưởng, được
thực hiện, biết luật phải tôn trọng... Trong giáo dục xã
hội, cái tốt nhất là giáo dục qua phim ảnh, quảng bá trên báo
chí và các chương trình truyền thông về nhân vật xã hội từ
cuộc sống đời thường.
Quay lại câu hỏi hóc búa trên, CNTT Việt Nam đang đi vào ngõ cụt
trong cái gọi là "phát triển nền kinh tế tri thức". Chúng ta
chỉ biết làm "thuê" (gia công lớp cuối). Chúng ta không biết
tổ chức tốt công tác gia công mà chỉ thực hiện nghĩa vụ gia
công. Lạ thật, gia công Ấn độ là một gia công có tổ chức
trong khi Việt Nam gia công là nghĩa vụ "sống qua ngày"! Và chúng
ta chưa thể mở ra những định hướng phát triển CNTT có tính
chất cách mạng nhằm tư tưởng hoá "việc làm thuê" hiện tại
thành việc quản lý dịch vụ để tạo ra kinh tế tri thức đúng
nghĩa.
Thưa các anh chị, tôi đối diện những câu hỏi còn hóc búa hơn
thế và tôi biết cội nguồn chính là mình! Chính mỗi chúng ta,
chúng ta chưa thể tập hợp những tư tưởng cùng nhau! Giáo dục
mở là xã hội hoá. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, chúng
ta đang khó khăn về sự kết hợp chỉ là vì "những điểm mười
của bản thân". Hãy cho xã hội những điều bổ ích trong đó bổ
ích là những câu hỏi, là những giải pháp và cả những gì ngây
thơ nhất.
Việt Nam chưa thể có khái niệm về nền kinh tế tri thức CNTT
được vì chúng ta chưa tập hợp được nội lực, chất xám
biết nói. Biết nói là lãnh đạo, biết sáng tạo và chia sẻ với
mọi người là thiên tài, còn bạn - nếu chỉ biết làm thì là
người làm thuê hay nô lệ mà thôi. Hãy đưa giáo dục mở vào
trong tư duy mọi người bằng mọi giá để có được một đất
nước phát triển kinh tế tri thức, để còn được tự hào về
chính bạn.
Nguyễn Văn Hiền