Hát văn

Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ.

Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác.

Lên đồng ở đền Kiếp Bạc. Ảnh: Việt Dũng (TT)

Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.

Hát văn cùng với tục hầu bóng [1] tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia đã từng khiến nhiều người say mê. Ngày nay những điệu Hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những tiết mục được công chúng yêu thích.


Singing incantation

Hát văn, also called hát chầu văn is singing incantations accompanied with music during seances of spiritism in temples.

Musical instruments played in such seances include đàn nguyệt (a moon-shaped mandolin, the sound box being round like the moon with the long handle), tambourine, cymbal and castanets. The singer is called cung văn (singer of ritual songs in temples).

It seems that the hát văn and hầu bóng (mediumism) is a derivation of the religious singing-music-dancing of the Cham people, as can be seen in the tune hát giàn which is a Cham tune.

To express the mood and mentality of various spirits possessing the medium, many styles, called phú, are to be adopted in singing; phú dựng (setting up), phú chênh (unpaired) for joyful moods, and phú rầu (sorrow) for sorrowful ones. At these instances the music has to transpose into the 5-note gamut. So hát văn (singing incantations) is not only difficult to perform, but it also requires the singer to be alert and flexible for tallying his singing with the changing role of the medium, while illustrating his talented singing.

While mild doleful melodies are typical in the atmosphere and rhythm of ca trù, the hát văn is characterized by its effervescence, and excitement in the fuss of tambourine, castanets and cymbal noises always giving the performance an animated atmosphere.

Words in the incantation songs are taken from folk verses or sometimes borrowed from academic works. The contents of those songs are usually focused on the glorification of saints’ feasts and stories. That is why their melodies are smooth and attiring and then quick, strong and joyful.

With these characteristics, hát văn is gradually changing from being restricted to temple rituals, to being performed before large public crowds, as a style of folk music and singing, and it has had considerable success.

[1Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (Shamanism) của Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các "cậu" đồng, "cô" đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các đền thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Đức Thánh Trần, hội Phủ Giầy...