Tại sao con người có cảm xúc tiêu cực?

Cả tuần qua bạn chìm ngập trong các loại cảm xúc hỗn độn. Bạn buồn, bạn giận dữ, bạn vui, bạn lo lắng... Cuối mỗi ngày, bạn mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần vì những thứ diễn ra trong đầu. Nhà tâm lý theo thuyết tiến hóa Randolph Nesse (Đại học Michigan, Mỹ) cho rằng thực tế đó là sự thích nghi có chọn lọc của tự nhiên để đối phó với từng tình huống cụ thể.

Thật dễ để hiểu khi ta có cảm xúc tích cực. Con người hạnh phúc sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn và tạo nên những đôi hạnh phúc hơn. Những cảm xúc tích cực khác như tình yêu và sự gắn kết còn thiết yếu để nuôi dạy con cái.

Nhưng tình cảm luôn đi trọn gói, bạn phải đón nhận cái tốt cùng cái xấu, tình yêu phải đi cùng với thù ghét và hạnh phúc luôn song hành với buồn bã.

Nhà tâm lý tiến hóa Randolph Nesse tại Đại học Michigan, Mỹ, cho rằng những cảm xúc đơn lẻ đó thực tế là sự thích nghi có chọn lọc của tự nhiên để đối phó với từng tình huống cụ thể.

Nesse gọi cảm xúc như một phần mềm của trí óc. Khi đối mặt với tình huống buồn, bộ não sẽ đưa tới chương trình buồn bã để ứng phó, và khi tình hình tốt đẹp hơn, bộ não sẽ nhảy sang chương trình vui vẻ.

Với Nesse, nó không hẳn chỉ liên quan đến từng cảm xúc hay từng từng huống, bởi rất nhiều cảm xúc có hiệu ứng tâm sinh lý tương tự nhau. Khi đối mặt với một tình huống, các cảm giác của chúng ta trỗi lên, và bất cứ cảm xúc nào cũng có thể khiến cơ thể cảnh giác, tự vệ, thay đổi mô hình hay động cơ hành động. Điều quan trọng không phải là tên của cảm xúc mà là cơ thể và trí óc làm gì với nó.

Điều cốt yếu là qua thời gian tiến hóa, những cảm xúc này đã giúp con người sống sót, thúc đẩy họ phối giống và nuôi dưỡng con cái. Những cảm xúc này đã gắn sâu vào trong não, cho dù chúng ta có thích hay không.

Và bởi loài người về cơ bản là động vật có tính xã hội, chúng ta có những cảm xúc xã hội gắn sâu vào bản chất. Chúng ta là động vật nên ở một nghĩa sâu xa nào đó chúng ta cần phải dựa vào nhau để sống sót. Vì vậy, con người không chỉ có tình cảm cá nhân, chúng ta có những cảm xúc bị tác động bởi hành vi và cảm xúc của người khác.

"Nếu bạn định làm gì đó khiến người khác giận dữ, bạn sẽ cảm thấy tội lỗi", Nesse nói. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể tin tưởng người khác và cũng có thể cảm thấy bị phản bội.

Thực tế là nếu không có những cảm xúc xã hội phức tạp đó, con người sẽ vẫn lẩn sâu trong các khu rừng, sống đơn độc trên các cành cây. Và theo Nesse, mọi cảm xúc đều tốt, theo nghĩa tiến hóa. Chúng có mặt để giúp đỡ chúng ta, mang lại hy vọng. Kể cả khi chìm trong buồn bã thì bạn vẫn biết rằng niềm vui vẫn le lói đâu đó. Và chúng ta chỉ nhận ra hạnh phúc khi đã trải qua đau khổ.

M.T. (VE, theo Livescience)

Xem thêm phản biện:

Is depression normal in human beings? A critique of the evolutionary perspective

Garry McLoughlin

Department of Nursing & Midwifery, RMIT University, Bundoora Campus, Bundoora, Victoria, Australia

ABSTRACT:

To the evolutionary biologist human beings at every stage of their development represent ‘compromises’ in their continual adaptation to their changing environments. Using a neo-Darwinian perspective, evolutionary psychiatrists such as Randolph Nesse (Professor of Psychiatry at the University of Michigan) argue that while natural selection does not shape disease itself, it does shape human traits and therefore vulnerability to disease. Accordingly, for him, depression is a human emotion which may represent a surviving positive response and is therefore not always pathological. This critique examines Nesse’s principal arguments and reveals a number of weaknesses in those arguments. The article concludes with a review of the therapeutic and preventive implications of his evolutionary perspective on depressive states as well as some implications for mental health nurses.