New Order - The Free Masonry controls the US and the World?

Trật tự thế giới mới: Hội Tam Điểm thực sự lãnh đạo nước Mỹ và thế giới?

Cụm từ “trật tự mới” đã trở nên phổ thông. Ai cũng có cảm tưởng có một bàn tay lông lá nào điều khiển xếp đặt nhiều biến động trên thế giới nhiều năm qua, từ chiến tranh nóng đến chiến tranh lạnh. (Hình bên: con mắt và dòng chữ "trật tự thế giới mới" ở tờ 1 đô la)

Từ những chính nghĩa bảo vệ tiền đồn tự do tại Đông Nam Á đến những chính nghĩa bảo vệ hũ dầu Kuwait ra khỏi bàn tay anh chàng khùng Hussein của xứ I-rắc. Hình như vẫn có một “bàn tay lông lá” làm đạo diễn. Chả vậy mà sau ngày chiến thắng trận chiến vùng Vịnh dẹp xong sức phản kháng cuối cùng của văn minh Ả Rập, tổng thống Bush ngang nhiên nói tới một trật tự mới. Trong trật tự mới này, từ Ai Cập cho đến Saudi Arabia đều răm rắp phục lệnh đi vào khuôn phép.

Ở hội nghị thượng đỉnh kinh tế của bẩy anh nhà giầu trên thế giới cũng thấy dấu hiệu một trật tự mới. Mà ở ngay hội nghị Nam Dương của cái gọi là APEC, gồm thủ lãnh các nước Á Châu và vòng đai Thái Bình Dương bàn về kinh tế, cũng thấy dáng dấp cái trật tự mới này với ông Clinton đứng chính giữa chụp hình lưu niệm cười toe toét.

Tuyên ngôn ghi trên đồng tiền Mỹ: trật tự mới là đây

Joseph Campbell, một nhà huyền thoại học nổi tiếng vào bậc nhất đã cho biết ý nghĩa những biểu tượng được ghi trên tờ một đồng tiền Mỹ trong cuốn “Sức mạnh của huyền thoại” (The Power of Myth, Doubleday xuất bản).

Ở mặt sau tờ một đồng tiền Mỹ phía bên trái là hình kim tự tháp có bốn cạnh, chóp đỉnh tam giác là con mắt tỏa sáng. Ngay bên dưới kim tự tháp là hàng chữ bằng tiếng La-Tinh như một tuyên ngôn: novus ordo seclorum, có nghĩa là trật tự mới của thế giới. Phía trên là vòng chữ khác cũng bằng tiếng La-Tinh: annuit coeptis, nghĩa là Người mỉm cười thấy mọi sự tiến hành tốt đẹp. Và bên dưới nữa còn ghi cho chắc ăn: The Great Seal, đây là ấn tín của “triều đại” chúng tôi.

Ở ngay giữa có hàng chữ xem ra rất đạo đức: IN GOD WE TRUST (chúng tôi tin tưởng ở Chúa). Đừng tưởng bở. Vị chúa ở đây không phải là Thiên Chúa trong đạo Thiên Chúa đâu, mà Joseph Campbell nói rõ đó là thần lý trí: không cần kinh thánh nào chỉ lối mạc khải, không cần quyền bính nào từ trên. Trí khôn con người là đèn soi chân lý có thể tạo một trật tự, làm ra tiền, sống sang giầu, mà không do ơn trên nào ban cả.

Lời tuyên ngôn có ý thế này: “Nếu bạn nhìn ra sau kim tự tháp, bạn thấy một sa mạc. Nhưng nếu bạn nhìn ra phía trước, bạn thấy cây đang mọc. Sa mạc là châu Âu rối loạn, hết chiến tranh này đến chiến tranh kia, nên chúng tôi rút ra khỏi đó để tạo nên một quốc gia dựa trên lý trí, chứ không dựa trên quyền bính, vì thế sẽ phát sinh hoa nở của một cuộc sống mới” (The Power of Myth, trang 26)

Phía bên phải đồng tiền là hình con chim ó, một chân cầm cành ô-liu 13 lá, một chân cầm bó 13 mũi tên, và trên đầu là hình 13 ngôi sao được xếp theo hình hai tam giác chồng lên và ngược chiều nhau.

Con số 13 được hiểu bình thường là 13 tiểu bang lập quốc. Nhưng do tình cờ hay chủ ý, con số 13 này lại là dấu hiệu của hai tam giác gồm 13 chấm có liên hệ tới người Do Thái, vì đó là ấn tín của vua Solomon.

Ai đã tạo ra và điều khiển trật tự mới ?

Joseph Campbell đã đọc ngay được những điểm và tam giác của ấn tín trên do thuyết Tam Điểm của Pythagore bên Hy Lạp: dùng lý trí và toán học làm nền tảng cho hình học và cho vũ trụ. Mà thuyết này thì lại phát xuất từ huyền môn Ai Cập qua những kim tự tháp là những “đền thờ” có hình tam giác tam điểm làm nghi lễ điểm đạo. Qua tuyên ngôn trên thì quả là không có Chúa nào khác cả. Con người phải tự tìm ra con đường giải thoát cho mình, bằng đầu óc, bằng sức người: Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người !

Khi được Bill Moyers hỏi rằng đây có phải là những biểu tượng của Nhóm Tam Điểm không, thì Joseph Campbell xác nhận ngay.

Thì ra nhiều người trong nhóm lập quốc Hoa Kỳ thuộc Hội Tam Điểm. Chi tiết này được để trong thư viện Thomas Jefferson. Họ là một nhóm trí thức, thuộc khuynh hướng phục hưng bằng lý trí của thế kỷ 18 từ Âu Châu. Họ làm lại nghi thức điểm đạo bằng biểu tượng do chính họ qui định và in trên tờ 1 đô la: trật tự mới là đây. Nếu Âu Châu đặt nền trên nền văn minh Kitô giáo, thì đây là cơ hội đặt lại một trật tự khác không cần Chúa, một nền văn minh chống lại Kitô giáo. Họ muốn thoát ra khỏi sa mạc Kitô giáo của Âu Châu mà tạo ra miền đất mới.

Tân Tự Điển Bách Khoa Công Giáo (The New Catholic Encyclopedia, có chuẩn ấn của Tòa Giám Mục Washington) trong mục Freemasonry cho biết một chuyện động trời rằng ông George Washington tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là một người Tam Điểm. Hình ông được in trên tờ 1 đô la như một tuyên ngôn và một biểu tượng của quyền uy lãnh đạo văn minh đất mới. Nên khẩu hiệu “in god we trust” cũng có thể dịch là “chúng tôi tin tưởng ở thần tiền”. Và tính tới năm 1967 đã có 13 tổng thống Mỹ thuộc Tam Điểm, như Andrew Jackson, James Polk, James Buchanan, Andrew Johnson, James Garfield, William Mckinley, Theodore Roosevelt, William Taft, Warren Harding, Franklin D. Roosevelt, Harry Truman, Lyndon Johnson... Chưa kể mấy ông gần đây. Như vậy lời khẳng định của Joseph Campbell về nhóm người lập quốc Hoa Kỳ thuộc Hội Tam Điểm quả là một điều đáng chú ý.

Mới đây, phim JFK làm xôn xao dư luận Mỹ. Phim diễn lại vụ ám sát tổng thống người Công Giáo đầu tiên của nước Mỹ là Kennedy tại Dallas. Người ám sát tổng thống lại bị ám sát ngay sau đó để phi tang. Và cái vòng bí mật bao trùm mấy chục năm nay được phim nói thẳng đó là một cuộc “lật đổ” do chính phó tổng thống xếp đặt lên làm tổng thống để có dịp buôn súng. Mà theo Tân Tự Điển Bách Khoa Công Giáo, ông Johnson lại cũng là một người Tam Điểm thuộc đền Johnson City, Texas, mang bí số 561. Người Việt thì đã nghe dư luận về vụ giết tổng thống Ngô Đình Diệm cũng do nhóm Tam Điểm bao quanh ông Kennedy mà người lộ diện là “thái thú” Cabot Lodge.

Thì ra thế giới bây giờ đang có một trật tự đã được xếp đặt. Trận Trân Châu Cảng cũng là một dàn cảnh theo khổ nhục kế để nước Mỹ có chính nghĩa mà nhảy vào đại chiến khi các nước bên Âu đã rũ liệt. Nước Mỹ đương nhiên nắm ưu thế. Sau đại chiến thứ hai thì trật tự càng rõ hơn. Những hiệp định được nhóm người Tam Điểm xếp đặt qua hai tổng thống Tam Điểm là Roosevelt và Truman. Trật tự của “thế giới tự do” với những tiền đồn bảo vệ chiến tranh nóng và lạnh chống lại “thế giới không tự do” đã đương nhiên gạt quyền lãnh đạo của Âu Châu ra khỏi trật tự mới, làm các tổng thống Pháp cay cú suốt mấy chục năm nay. Rồi sau đó là chiến dịch Marshall viện trợ tái thiết các nước bại trận như Đức, Ý, Nhật. Lạ thật, từ một đống gạch đổ nát, cả ba nước này đã trở thành cường quốc kinh tế xếp hàng chụp hình với những anh nhà giầu nhất thế giới. Phép lạ gì vậy? Một số người thì ra sức ca tụng tinh thần của người Nhật, người Đức. Nhưng có bao giờ người ta tự hỏi rằng những tên đặt như Toyota, Sony, Mercedes, Fiat... chẳng qua chỉ là những tên đặt che mắt do bùa phép kinh tế của một nhóm tư bản đội lốt viện trợ chiến dịch Marshall không?

Và bây giờ là trật tự mới vòng đai Thái Bình Dương, nâng những nước như Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapor, Thái Lan... lên hàng những con rồng nhỏ biết mặc quần jean, uống Coca và biết làm nhân công rẻ tiền mà đắc lực.

Cái bí mật vẫn nằm ở chỗ có một sự móc nối nào giữa ba yếu tố tạo nên một nhóm xem ra đang nắm quyền điều khiển trật tự thế giới: Tam Điểm, Do Thái, Tư Bản? Cứ nhìn vào quyền lực nước Mỹ thì đủ biết. Nhóm này cấu kết nắm trọn hệ thống ngân hàng và truyền thông như Tivi, báo chí... mặc sức lái dư luận theo hướng họ muốn. Còn những màn bầu cử của Dân Chủ hay Cộng Hòa nhiều khi chỉ là những trò tiêu khiển cho vui. Người đạo diễn mới quan trọng. Léng phéng là lại xẩy ra tai nạn hay bị ám sát như ông Kennedy. Nên bà Clinton cứ thế mà liệu hồn chả dám quậy như hồi mới lên. Còn ông Clinton thì luôn biết điều bởi những bài học như cơm bữa đã kê sẵn ở gáy do những đạo diễn bí mật.

Tam Điểm là ai?

Dù đã nhen nhúm từ lâu, nhưng đến thế kỷ 18 thì nhóm Tam Điểm mới chính thức hoạt động tại Âu Châu. Đó là một hội kín lớn nhất thế giới. Bắt đầu bằng những người thợ nề bất mãn vì phải xây những nhà thờ chính toà, tu viện và những dinh thự đền vua. Họ chủ trương phản lại quyền bính từ trên và đặt căn bản trên sự tự do suy nghĩ và quyết định theo lương tâm cá nhân. Vì thế họ tự gọi là nhóm Thợ Nề Tự Do.

Hội kín này mang nhiều nét của một tôn giáo, nghĩa là cũng có đền thờ, bàn thờ, kinh đọc, luật đạo, việc phụng tự, phẩm phục và ngày lễ. Họ chống lại những giáo lý căn bản của Đạo Chúa, cấm không được nhắc đến Đức Giêsu Kitô trong đền của họ. Khi làm nghi lễ điểm đạo, họ thề ngặt giữ những bí mật của hội và những qui luật. Ứng viên được bịt kín mắt quì trong đền thờ màu xanh trước bàn thờ Tam Điểm, hai tay đặt trên sách luật và chiếc thước thợ vuông tròn, và tuyên thệ rằng không bao giờ tiết lộ bí mật. Nếu lỗi phạm thì xin “chặt người tôi ra làm hai, moi ruột ra mà đốt thành tro, và lấy tro đó rắc ra gió trời để không ai còn nhớ đến một kẻ xấu xa như tôi”.

Có dư luận nói nhóm Tam Điểm thờ quỉ, cũng như Hitler và nhóm Đức Quốc Xã đã thờ thần chiến tranh là quỉ Wotan.

Đại hội đầu tiên vào ngày 24.6.1717 bên Anh, và đến năm 1723 thì James Anderson làm nội qui, với chủ trương căn bản là duy lý và duy vật. Rồi từ đó lan sang Pháp năm 1721 và Âu châu. Voltaire là tay Tam Điểm hạng gộc. Chính phủ Pháp từ năm 1877 đến đại chiến II đều do Tam Điểm kiểm soát.

Giáo Hội Công Giáo đã ra nhiều văn kiện lên án Tam Điểm, trong đó có cả án rút phép thông công những ai gia nhập.

Tam Điểm đã vào Mỹ ít lâu sau khi thành lập bên Anh. Daniel Coxe là trưởng hội đầu tiên cho vùng New York, New Jersey, Pennsylvania từ ngày 5 tháng 6.1730. Henry Price làm trưởng hội vùng New England năm 1732, và Benjamin Franklin (có hình trên đồng $100) nhập hội và xuất bản qui luật năm 1734. Ông George Washington, trước khi giành được độc lập cho Mỹ làm tổng thống đầu tiên, đã nhập hội năm 1752 ở đền Fredericksburg, Virginia, mang bí số 4. Và những người trong nhóm lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập cũng thuộc nhóm Tam Điểm là các ông Paul Revere, John Paul Jones, Alexander Hamilton (có hình ở tờ $10) và Patrick Henry. Điều đáng chú ý là kiến trúc sư James Hoban xây tòa Nhà Trắng cũng là một người Tam Điểm gốc Ái Nhĩ Lan bỏ đạo Công Giáo.

Hiện nay, cũng theo thống kê của Tân Bách Khoa Tự Điển Công Giáo, thì tổng số người Tam Điểm trên thế giới vào khoảng 6 triệu hội viên, mà nguyên nước Mỹ đã có tới trên 4 triệu. Bên Anh và Scotland có khoảng 1 triệu; các nước Âu Châu còn lại chỉ có khoảng 100 ngàn hội viên mà thôi. Bên Úc cũng khoảng 400 ngàn.

Trật tự mới đến ngày rã

Tuyên ngôn của đạo tiền được ghi trên tờ $1 Mỹ: annuit coeptis, nghĩa là Người mỉm cười thấy mọi sự tiến hành tốt đẹp. Liệu bàn tay lông lá của “Người” với những bùa phép vẫn tiếp tục tiến triển ngon lành để đưa trật tự mới tồn tại vững bền đến muôn thế hệ?

Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy trật tự này đã đến ngày tự rã, không ai phá cả.

Ngày 4-7-1994, ông Vaclav Havel, tổng thống của Tiệp Khắc, được nhận huy chương Tự Do tại Philadelphia, nơi để quả chuông tự do ghi dấu ngày độc lập của Mỹ năm 1776, mà một cách nào đó cũng là ngày ghi dấu một trật tự mới do nhóm Thợ Nề Tự Do thiết lập và điều khiển. Ông Havel vốn là một nhà tư tưởng, một nhà văn, và là một nhà soạn kịch. Ông đã đọc một bài diễn văn thật ý nghĩa như một thông điệp, một tuyên ngôn về một thời điểm cho cuộc tan vỡ trật tự mới này, để đi tìm một trật tự mới... mới thật.

“Hai biến cố chính trị quan trọng nhất của cuối thế kỷ 20: sự sụp đổ của chế độ thực dân và sự tan rã của chế độ cộng sản. Trật tự thế giới nhân tạo của những thập niên trước đã sụp đổ, và một trật tự mới, công bình hơn, chưa thấy lộ nguyên hình...”

Ông Havel đã nói thẳng ra cái trật tự mới làm nên thời đại mới đã bắt đầu bên Mỹ:

“Nhiều người nghĩ rằng thời đại mới bắt đầu với việc khai phá đất Mỹ, thì cũng sẽ chấm dứt tại đất Mỹ. Đó là năm 1969 khi người Mỹ lên được Mặt Trăng lần đầu... Tôi thấy có nhiều lý do chính đáng cho thấy thời đại mới đã chấm dứt. Ngày nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, thời kỳ xem chừng có những cái đang khuất đi và một cái khác chưa rõ là gì đang ló ra từ đống vụn tàn... Đây là thời kỳ mọi hệ thống giá trị vững chắc sụp đổ, khi các nền văn hóa cách biệt nhau về thời gian và không gian được khám phá hoặc tái khám phá...”

“Điều đó liên hệ tới cuộc khủng hoảng, hoặc biến thái, của khoa học, là căn bản của quan niệm cận đại về thế giới. Mức phát triển quay cuồng của khoa học, với niềm tin vô điều kiện của khoa học vào thực tại khách quan. Nhưng nền khoa học này bây giờ xem ra đã đánh mất hết tiềm lực... Khoa học thời mới chỉ tả bề mặt của sự vật trong một chiều kích của thực tại... mà thất bại trong việc thông hiểu tinh thần... Chẳng hạn, ngày nay chúng ta có thể hiểu biết về vũ trụ hơn tổ tiên chúng ta không biết bao nhiêu mà kể, thế nhưng xem ra tổ tiên hiểu biết hơn chúng ta về một cái gì thiết yếu cho vũ trụ, một cái gì thoát tầm chúng ta. Về cơ năng sinh hoạt và về chính chúng ta cũng vậy. Mọi cơ quan trong con người... càng được mô tả chi tiết bao nhiêu, xem ra chúng ta lại thất bại bấy nhiêu trong việc thông hiểu tinh thần, mục đích và ý nghĩa của cơ cấu liên hệ do các thứ đó chung nhau tạo nên, cơ cấu hệ chúng ta cảm nghiệm là “bản ngã” duy nhất của mình”.

“Như vậy phận vụ chủ yếu của những năm cuối cùng của thế kỷ này là tạo nên một mẫu mực sống chung mới giữa các văn hóa, các dân tộc, các chủng tộc, các tôn giáo dị biệt trong một nền văn minh liên hợp duy nhất. Phận vụ đó càng cấp bách hơn bởi vì những đe dọa khác đối với nhân loại hiện đại do sự phát triển một chiều của văn minh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người tin rằng có thể hoàn thành phận vụ đó nhờ các phương tiện kỹ thuật... Nhưng những nỗ lực ấy sẽ chuốc lấy thất bại, nếu không phát xuất từ một cái gì sâu xa hơn, từ các giá trị thường được bảo toàn”.

Trong chiều hướng đi tìm thiết lập một trật tự mới ... mới thật cho thế giới, ông Havel không ngần ngại nói rõ: “Chỉ có Thượng Đế mới cứu được chúng ta hiện nay. Đúng vậy, hy vọng thực sự duy nhất của con người ngày nay chắc phải là việc phục hồi niềm tin rằng chúng ta đã được đặt trên địa cầu và trong vũ trụ. Ý thức đó giúp chúng ta có khả năng siêu thoát. Chính trị gia trên các diễn đàn thế giới có thể lặp lại cả ngàn lần rằng nền tảng trật tự mới phải là sự tôn trọng phổ quát đối với nhân quyền, nhưng điều ấy sẽ không có nghĩa gì, bao lâu không phát xuất từ sự tôn trọng kỳ công hữu thể, kỳ công của vũ trụ, kỳ công thiên nhiên, kỳ công của sự hiện hữu của chính chúng ta. Chỉ có người nào phục tùng thẩm quyền về trật tự vũ trụ và việc tạo dựng, người nào quí trọng quyền được là một phần trong đó và một người tham dự vào đó, mới có thể nghiêm chỉnh nhận chân giá trị của bản thân và tha nhân, và bởi thế cũng đề cao các quyền của họ”.

Ông Havel quả là đã nhìn thấy rõ lý do của sự sụp đổ cái gọi là trật tự mới từ nhiều năm qua do nhóm người Tam Điểm duy vật và duy lợi lèo lái thao túng. Và theo ông, việc hình thành một trật tự mới mới thật, “phải khởi đầu từ cái ở cội rễ của mọi nền văn hóa, cái ở trong tâm hồn và trí tuệ con người sâu thẳm bội phần hơn chính kiến, ý kiến, ác cảm hoặc thiện cảm; con đường đó phải đặt nền trong sự siêu thoát. Siêu thoát là cách thế duy nhất thực sự còn lại để tránh diệt vong”.

Tuyên ngôn nước Mỹ xác nhận Tạo Hóa đã ban cho con người quyền tự do. “Xem ra con người chỉ có thể thực thi quyền tự do đó nếu không quên Đấng đã ban quyền đó cho con người”.

Thao thức tìm đạo sống bánh dầy bánh chưng

Nhóm Tam Điểm làm lễ nghi tuyên thệ nhập hội trước cái thước thợ vuông và tròn. Họ có ý nói rằng chỉ cần đầu óc tính toán là thế giới sẽ có qui củ theo một trật tự mới, khỏi cần Chúa Bà nào cả. Có thước thợ trong bàn tay lông lá mà đạo diễn là có đạo sống vuông tròn.

Sắp sửa kết thúc thế kỷ 20, một trăm năm vật vã, một trăm năm hận thù, như lời ca của Phạm Duy hát cho năm 2000. Cuộc đời Việt Nam được diễn tả như một người tình mà những người phụ tình đang tìm về:

Hẹn em nhé, năm hai ngàn sẽ
Hai bên cửa hé, cho anh trở về
Từ ngày đi theo cuộc tỉnh mê
Trăm năm nhỏ bé, trăm năm bộn bề...
Ngày xưa đó chia tay vội vã,
Trăm năm rộn rã say sưa một mùa
Nào ngờ đâu trong cuộc được thua
Trăm năm vật vã, trăm năm hận thù...

Người Việt mình đã thấy dấu chỉ thời đại nào để sửa soạn bước vào thiên niên thứ ba chưa, hay vẫn chỉ bằng lòng nằm chết bẹp trong vòng luẩn quẩn của nền văn minh duy vật với một trật tự đã định sẵn? Để rồi cũng chỉ dám ước mơ trở thành một con rồng nhỏ trong trật tự này!

Không hiểu từ hồi nào biểu tượng vuông tròn của bánh chưng bánh dầy bị cắt đi một nửa. Ngày tết chỉ còn thấy bánh chưng mà ít thấy bánh dầy. Bánh chưng vuông chỉ đất, duy vật. Không còn bánh dầy tròn chỉ trời, duy linh. Chắc vì vậy mà cứ nói đến chuyện khôi phục đất nước thì một số người chỉ nghĩ tới việc rước mấy ông râu xồm từ Âu từ Mỹ về mà yêu kính thờ lạy để rồi xâu xé nhau vật vã hận thù. Vì trong vô thức mình đã phụ tình, đã chấp nhận “cưới” người tình duy vật duy lợi rồi còn gì !

Nền văn minh đặt nền trên khoa học duy vật bánh chưng vuông đang tự rã vào cuối thiên niên này, tại sao người mình vẫn chưa tỉnh ngộ?

Ngày tết mà chỉ chưng bánh chưng mà bỏ bánh dầy là phản bội đạo sống tổ tiên, là đang đi theo lời tuyên ngôn “trật tự mới” duy vật duy lợi của nhóm Thợ Nề Tự Do Tam Điểm.

Lm. Trần Cao Tường