Andrew Brown: ngày 9/11 là tốt cho tôn giáo (?)

Andrew Brown không xuất hiện trên màn hình radar lần gần đây mà như thế là tốt, nhưng ông đã xuất hiện trên tờ Guardian với bài báo "Tại sao ngày 9/11 là tốt cho tôn giáo" thật là kinh khủng, ngay cả xét theo tiêu chuẩn rất hạn chế của ông ta.

Tại sao ngày 9/11 là tốt cho tôn giáo? Điều đó gần như hoàn toàn không rõ ràng từ tác phẩm của ông ta. Phụ đề của ông cho thấy rằng phần tốt về ngày 9/11 là nó làm sống lại cuộc tranh luận về tôn giáo "thách thức [các] khái niệm cho rằng sự tin tưởng vào thượng đế là phải chịu phán xử," và ông tỏ ra mạnh mẽ trong cuộc đối thoại tín ngưỡng lấy cảm hứng từ ngày 9/11, Brown cũng nói những điều này trong tác phẩm của mình:

- 1. Cùng thời gian này, sự hiểu biết kỳ dị về cuộc thánh chiến Jihad như là trụ cột thứ sáu của Hồi giáo, có nguồn gốc từ những hội kín Ai Cập trong những năm 1980, đã lan rộng đến tận Đông Nam Á. Trẻ em trong những khu vực tranh chấp của Pakistan được giảng dạy bởi Taliban rằng thánh chiến có thể bù đắp cho các sai sót khác trong cuộc sống của một người Hồi giáo.

2. Kẻ giết người hàng loạt [ở Na Uy] rõ ràng là chịu ảnh hưởng của một nền thần học hậu-9/11 nhìn thấy châu Âu Kitô giáo đang bị tấn công từ dân nhập cư Hồi giáo. Các biến thể của ý tưởng này đang khích động những đảng phái chính trị ở nhiều quốc gia châu Âu như Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Ý. Đối với họ, nhân dạng Kitô giáo của châu Âu đã trở thành một giá trị thiêng liêng.

3. Các phản ứng cùng một phương hướng có thể được nhìn thấy trong các ý thức hệ thế tục. Phong trào vô thần mới đã được bắt đầu bởi một nhóm các nhà văn, những người nhận thức Hồi giáo như một mối đe doạ hiện sinh. Một thủ lãnh của họ lập luận: "Chúng tôi đang có chiến tranh với Hồi giáo". Đó là Sam Harris, người còn kêu gọi dìm nước mọi thành viên của al-Qaeda. Trong khi đó, tác giả của cuốn sách "God Delusion", Richard Dawkins, đề cập đến Hồi giáo như là tôn giáo ác nhất trên thế giới. Việc công bố các tranh biếm hoạ chống Muhammad trên tờ báo Jyllands-Posten của Đan Mạch vào năm 2005, và cuộc tranh cãi ầm ỹ xung quanh nó, đã chứng minh việc sử dụng cố tình sự báng bổ như là một vũ khí trong các cuộc chiến tranh văn hoá.

Đó là tất cả những thứ tồi tệ. Đối trọng của nó là sự khẳng định có vấn đề này, liên kết với một câu nói bị cắt xén bởi một giáo sư của trường đại học Notre Dame:

- Đồng thời, các chính phủ thế tục trên khắp châu Âu đã thực hiện những nỗ lực ngày càng tăng để hiểu và thích ứng với các nhạy cảm tôn giáo. Khi ở các quốc gia giàu có dường như ngày càng đắt đỏ, nhiều người đã chuyển hướng nhiều hơn và nhiều hơn nữa đến với tôn giáo để cung cấp các dịch vụ xã hội. Bất cứ điều gì xảy ra, có xuất hiện ý tưởng rằng tôn giáo là phải chịu phán xử và sự biến mất đã được chôn vùi trong đống đổ nát của toà tháp đôi.

"Ngày 9/11 là tốt cho kinh doanh", ông Scott Appleby, giáo sư lịch sử tại Đại học Notre Dame nói. "Đối với nhiều người, chúng tôi nói với họ rằng tôn giáo là thực sự quan trọng và lý thuyết thế tục hoá, vốn tỏ ra rất mốt (thời thượng), đã sai."

Và đây là điều giả thiết cần phải tốt?

- Nhiều sinh viên nghiêm túc đang đặt câu hỏi chính trị rằng thần học có thể đóng vai trò gì trong thế giới hiện đại. Sau hết, không phải "tôn giáo" hay "đức tin" xuất hiện trong chỉ mục của cuốn hồi ký nổi tiếng của Henry Kissinger. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh trong 10 năm qua không thể hiểu được nếu thiếu yếu tố thần học của chúng. Mọi người không chỉ chiến đấu vì tự do hoặc vì dầu khí. Một số chiến đấu để mang nước Chúa về trên trái đất, hoặc vương quốc của nền công lý hoàn hảo, hoặc việc thực hiện các lời tiên tri của Kinh Thánh, và những mục tiêu này không thể được thoả mãn bởi tiền bạc hay quyền lực.

Fundamentalism, Appleby nói, không phải là một hiện tượng nguyên thủy, đó là một trào lưu tôn giáo hiện đại, và mỗi điểm nhọn của nó là một phản ứng đối với những hiện tượng hiện đại như chủ nghĩa tự do, hoặc chủ nghĩa lạc quan thế tục. Những ý thức hệ này cho ta cách đối mặt với sự phong phú của các lựa chọn do những xã hội hiện đại chào mời mà xã hội truyền thống không thể tưởng tượng ra.

Có thể Brown tỏ ra yếu ở cách tự thể hiện mình (không có gì ngạc nhiên khi đó), nhưng cuộc tranh luận của ông ta về ngày 9/11, mà chắc chắn đã giúp cho Thuyết vô thần mới, thì không chỉ ra được rằng vụ đánh vào Trung tâm Thương mại Thế giới lại là tốt cho đức tin. Sự nhầm lẫn của Brown là điều hiển nhiên trong đoạn viết cuối cùng của ông ta:

- "Tôn giáo trong các xã hội truyền thống là một phần cấu trúc của nó. Trong thế giới hiện đại, đó là một sự lựa chọn có ý thức. Một số người loại bỏ nó, những người khác làm cho nó cố ý nghĩa nhiều hơn và sắc nét hơn. Tương tự cũng đúng như vậy về các giá trị thế tục và giác ngộ mà trước ngày 9/11 dường như đã là hiển nhiên cho phần lớn thế giới phương Tây."

Ôi địa ngục máu, điều đó có nghĩa là gì? Brown không có một biên tập viên nào ư?

Tác giả: Jerry A. Coyne

Dịch giả: Kim Sa

Source: http://whyevolutionistrue.wordpress.com/2011/09/14/andrew-brown-911-was-good-for-religion/