Trang nhà > Hà Nội > Hôm qua > Tết Hà Nội xưa
Tết Hà Nội xưa
Thứ Tư 18, Tháng Giêng 2012
Không biết vì hoàn cảnh hay vì quan niệm mà cứ nói đến Tết là phổ biến nhất vẫn là “ăn Tết”, rồi sau đó mới đến “chơi Tết”.
Gói bánh chưng cho ngày Tết là một trong những việc không thể thiếu của người Hà Nội xưa
Nhưng cũng không hẳn là như vậy. Mấy tấm ảnh sinh hoạt nơi công cộng nhất là cái chợ của Hà Nội xưa, cũng cho thấy con người ngoài nhu cầu mua sắm đồ ăn, thức mặc cho ngày Tết cũng còn quan tâm đến những nhu cầu tinh thần, như một nhành hoa, một tấm tranh hay một đôi câu đối.
Chợ Đồng Xuân ngày Tết. Ảnh TK 20
Ở Hà Nội xưa, chợ hoa lớn nhất và có truyền thống hơn cả là ở Chợ Đồng Xuân. Khu bán hoa trong chợ không đủ mà lan sang phía cổng chợ và theo Hàng Khoai tràn dần sang Cống Chéo Hàng Lược rồi kết với Hàng Mã bán đồ thờ cúng và Hàng Đường bán bánh mứt kẹo.
Lác đác có sạp bán tranh quê đưa từ Đông Hồ bên Kinh Bắc sang, hay tranh phố có của hàng cửa hiệu ở Hàng Trống.
Tranh Đông Hồ bán trong nhà. Ảnh TK 20
Còn các ông đồ thì trải chiếu ở phía cuối phố Hàng Bồ nơi có một thời còn bán “tranh Tàu” để (không gọi là “bán” mà là) “cho” chữ. Vì không ai đi “mua” chữ, tuy có trả tiền nhưng vẫn nói là “xin chữ”...
Ông đồ cho chữ vào dịp Tết. Ảnh TK 20