Kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục

Centenary of The Tonkin Free School

Tọa đàm khoa học

Sáng 17/5/2007, tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (Hà Nội), đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử đã dự buổi tọa đàm khoa học tưởng niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh tổ chức.

Với tinh thần phân tích một cách khoa học những ý tưởng sâu sắc của các vị tiền bối đi trước nhằm soi sáng cho việc làm hôm nay trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục, khoa học và phát huy tinh hoa dân tộc để hội nhập và phát triển. Tại buổi toạ đàm, các học giả đã đưa ra những thành công và thất bại của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục, những giá trị mà đến hôm nay vẫn còn nguyên như những điều kiện để hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa là cộng hưởng giữa bậc chí nhân lãnh đạo và tư duy công nghiệp, từ bỏ cái cũ, tiếp thu cái mới, xây dựng nền tảng bằng thực học thực nghiệp, mở cửa hội nhập...

Chủ tịch Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh Nguyễn Thị Bình nói: mỗi lần nhắc đến phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục là một lần tôi lại ngạc nhiên trước tư duy mang tính đột phá của các cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn Quyền... Có lẽ phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục là tấm gương sinh động nhất cho tiến trình đổi mới tư duy một cách triệt để và táo bạo. Học giả Phạm Toàn lại cho rằng muốn hiện đại hóa đất nước cần đến hai điều kiện tiên quyết, đó là phải có bậc chí nhân đại trí lãnh đạo để mở cửa đất nước đúng hướng. Hai là cuộc cách mạng trong công nghiệp hay còn gọi là tư duy công nghiệp. Ông giải thích rõ hơn về tư duy công nghiệp nó không sinh ra nhờ những lời khuyên chi hồ giả dã, mà sinh ra bằng hành vi công nghiệp hóa. Nhờ tư duy này khiến con người thành con người hiện đại, với những yếu tố tư duy thay đổi hoàn toàn, bài học đó rút ra từ phong trào duy tân của Nhật Bản những năm 1868 do Vua Meiji khởi xướng.

http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=11&subtopic=40&leader_topic=90&id=BT1750755060

Dư luận báo chí

Trích báo Hà Nội mới ĐT 18/05/2007 09:02

"Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu sử học, văn học, văn hóa…, đại diện hậu duệ của các tiền nhân - hạt nhân xuất sắc của ĐKNT.

Có nhiều tham luận được giới thiệu để thảo luận về vai trò, ảnh hưởng to lớn của ĐKNT với việc truyền bá tư tưởng yêu nước, tư tưởng cách tân nhằm chấn hưng dân khí, tiến tới giành quyền tự chủ của dân tộc cách nay cả thế kỷ. ĐKNT vốn là tên ngôi trường ở Hà Nội, nơi xuất hiện những bài giảng dựa trên đường lối duy tân cải cách toàn diện xã hội một cách hòa bình, công khai, hợp pháp, dựa vào dân. Đường lối ấy được cụ thể hóa bằng sự đả phá tư tưởng lạc hậu của các nhà nho thủ cựu, đòi bài trừ hủ tục, kêu gọi học chữ quốc ngữ, học khoa học kỹ thuật… Đó là nơi đề xướng cuộc vận động công khai để truyền bá tư tưởng yêu nước, bởi vậy đã bị giới chức nắm quyền ra lệnh đóng cửa chỉ sau gần 9 tháng hoạt động. ĐKNT gắn liền với tên tuổi các sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Cầu… và được đánh giá là “cống hiến lớn của giới trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Theo giới nghiên cứu, ĐKNT và tư tưởng tiến bộ mà phong trào này cổ súy, truyền bá đã để lại nhiều bài học - cho đến ngày nay, cả về cải cách hành chính, đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học, phát triển văn hóa… Những bài học từ ĐKNT có thể giúp hành trang hội nhập đầy đặn hơn.

Trong năm nay, dự kiến giới khoa học sẽ còn tổ chức hoạt động kỷ niệm 100 năm ĐKNT tại miền Trung và miền Nam. Họ cũng hy vọng được tham gia các hoạt động kỷ niệm ĐKNT được tổ chức bởi TP Hà Nội, Bộ VHTT…"

http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/130524

Lê Trần Vân Anh

Trích Website ĐHQG HN:

"Cuộc xâm lược của thực dân Pháp không chỉ là một thử thách đối với chế độ phong kiến Việt Nam, đối với truyền thống yêu nước của dân tộc mà còn là một thử thách đối với nền văn minh Hán hoá, trong đó giáo dục là một thước đo. Nền văn minh này đã hàng ngàn năm ngủ yên trên những giáo lý của đạo Khổng. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, tinh thần tôn quân không bịt được nòng đại bác, kiếm sắc không ngăn được tàu chiến. Dân tộc ta đã chiến đấu, đã hy sinh, nhưng đã bị nô dịch. Vào thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, những trí thức hàng đầu của dân tộc lúc bầy giờ như Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, tức là những người xuất thân từ chính cửa Khổng, sân Trình, đã ý thức về việc phải từ bỏ nền học cũ. Đông Kinh nghĩa thục (1907) là biểu hiện cụ thể của sự từ bỏ dũng cảm đó. Nó là kết quả của Phong trào Duy tân, một hướng tư tưởng đã kích thích hàng trăm thanh niên ưu tú của Việt Nam tìm đường qua Trung Hoa, sang Nhật Bản, nơi có những trường đại học kiểu châu Âu để tìm cách theo học. Theo chúng tôi nghĩ, có một lý do là, chế độ thực dân muốn “níu chân” những thanh niên này ở Hà Nội, giữ họ trong vòng kiềm toả, nên đã vội vàng thành lập ĐH Đông Dương."

http://100years.vnu.edu.vn:8080/BTDHQGHN/Vietnamese/C1787/2006/01/N7252/?1

Hội thảo khoa học "100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay"

"100 years of Dong Kinh Nghia Thuc and Vietnam’s Current Education Renovation" is the theme of the conference organized by the College of Social Sciences and Humanities on May 22, 2007.

Participating in the conference were Ass. Prof. Nghiem Dinh Vy, Vice–Director, Central Department of Propaganda and Training, CPV; Prof. Nguyen Canh Toan, former Vice Minister, Ministry of Education and Training; Prof. Do Quang Hung, Director, Institute of Religious Studies; Prof. Nguyen Van Khanh, Rector, College of Social Sciences and Humanities and Ass. Prof. Lam Ba Nam, Vice-Rector, together with scientists, lecturers and students and professors, scientists, educational administrators from some institutes and magazines.

At the conference, delegates had chance to listen to 3 speeches: “Talking about a school”, “Ho Chi Minh-Initiator for Vietnam’s education”, “Conference on Duy Tan movement in Vietnam at Aix-en-Provence” (Republic of France, May 3, 2007) by Prof. Dinh Xuan Lam, Ass. Prof. Le Mau Han, Mr. Vu The Khoi.

In the 2 subcommittees: Dong Kinh Nghia Thuc-Educational Reform in the Past and Current Educational Reform in Vietnam, delegates discussed and exchanged ideas on Vietnamese script and issues on Vietnamese letters in the 21th century, establishing study model in Vietnam and lessons from Dong Kinh Nghia Thuc, the role played by Dong Kinh Nghia Thuc and its applications to current educational reform, higher education establishment and development etc.

http://www.vnu.edu.vn/en/news/index.php?newsID=1069&f_unit=000