Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Lịch sử > Di sản > Vì sao người Hán không thờ cúng tổ tiên nữa?

Vì sao người Hán không thờ cúng tổ tiên nữa?

Thứ Bảy 6, Tháng Bảy 2024, bởi Cong_Chi_Nguyen

Chính cụm từ “thờ cúng tổ tiên” là một thuật ngữ dễ gây hiểu lầm được tạo ra từ nhiều thế kỷ trước bởi những nhà truyền đạo Ki tô giáo cứng nhắc chỉ biết thờ chúa Giê-su. Mặc dù không được đào tạo về nhân chủng học, nhưng tôi có thể nói rằng “tôn trọng tổ tiên và truyền thống gia đình” là một mô tả mơ hồ dài dòng nhưng chính xác hơn là “thờ cúng tổ tiên”. Mỗi khi có lễ ăn hỏi, đám cưới, sinh nhật hay tang lễ, giỗ chạp... gia chủ thường mời đông đủ họ hàng gần xa đến dự.


Truyền thống tôn trọng tổ tiên có từ lâu đời trong các nước sử dụng chữ Hán. Nhưng tại Trung Quốc trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá Giai cấp Vô sản (无产阶级文化大革命 1966-1975), mọi trường đại học đều bị đóng cửa, hàng triệu di tích lịch sử - văn hoá đã bị đập phá, hàng chục triệu người đã bị chết, hàng trăm triệu người đã bị tập trung và đày ải trong các công xã nhân dân. Khi đó sống được đã là khó, nói chi đến cúng giỗ và sửa sang phần mộ tổ tiên.

Ngay sau đó, do chính sách mỗi gia đình chỉ được phép có một con kéo dài đến 36 năm (1979-2015) nên đã làm cho hầu như không mấy ai ở Trung Quốc có họ hàng gần gũi nữa. Không lạ rằng việc duy trì các truyền thống gia đình như lập bài vị và gia phả 家譜 jiāpǔ / jiapuu (còn gọi là 族譜 zúpǔ / tzwupuu) càng bị lụi tàn dần, chỉ trừ trong những nước lân cận với các gia tộc nổi tiếng như của Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu hoặc Kim Nhật Thành, v.v..

Gia phả Kim Nhật Thành

Ngày nay chỉ người giàu còn giữ được truyền thống lâu đời. Tôi không thể nói kỹ hơn, ngoài việc biết rõ rằng ở Đài Loan ít nhất một số gia đình vẫn duy trì thờ cúng bài vị tổ tiên. Thậm chí tôi đã nhìn thấy một số ngôi đền của tộc người Khách Gia (Hakka) ở vùng nông thôn Tân Trúc. Tuy nhiên, lễ hội Tảo mộ vẫn còn phổ biến.

Theo ông Robert Matthew, cựu giảng viên ngôn ngữ (EFL/FFL/CFL), tình trạng trên có thể là do một vài nguyên nhân như sau:

  • Sự lan rộng của chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là trong số những người có trình độ học vấn cao, những người chế giễu ý tưởng rằng người ta có thể “giao tiếp” với người chết và không cảm thấy buộc phải “tôn trọng” họ.
  • Mối quan hệ gia đình đang dần yếu đi… trừ khi đến lúc phải dang tay nhận phong bao đỏ [tiền lì xì] vào dịp Tết hoặc một dịp đặc biệt nào khác.
  • Thiếu tôn trọng người lớn tuổi, những người được coi là xa lạ với thế giới hiện đại đang thay đổi nhanh chóng và do đó không có lời khuyên hữu ích để đóng góp [cho giới trẻ].