TẬP DỊCH CÂN KINH

Phép chữa bệnh theo Dịch Cân Kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…

Tư tưởng

Phải có hào khí: Quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, đầy đủ, đều đặn, vững vàng kiên định, không nghe lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.

Phải lạc quan: Không lo sợ vì bệnh tật hiểm nghèo, phải bình tĩnh tin tưởng minh sẽ chiến thắng bệnh tật mà luyện tập.

Nguyên tắc

Với khẩu quyết là 3/7, tức “Trước ba sau bảy và trên ba dưới bảy”:
- Trước ba sau bảy tức là tay ra phía trước 3 phần thì ra phía sau bảy phần. Có thể gọi là trước không sau có, tay ra phía trước không có lực còn ra phía sau có lực.
- Trên ba dưới bảy tức là độ vững chắc của nửa trên cơ thể 3 phần thì phía dưới là 7 phần; hay còn gọi là “thiên khinh địa trọng”, phù hợp với qui luật của triết học phương đông.

Tư thế

Hai chân mở bằng vai, 10 đầu ngón chân bám chặt xuống đất như đi trên đường trơn, trọng tâm dồn xuống mũi bàn chân, gót chân để hờ trên mặt đất. hai chân cứng lại, hậu môn đóng chặt. Từ thắt lưng trở lên để lỏng, hai tay buông lỏng xòe ra, úp về phía sau. Đầu cổ buông lỏng không nghĩ ngợi chỉ tâp trung nhẩm đếm xem tập được bao nhiêu lần. Mắt nhìn thẳng vào 1 điểm ở xa phía trước. miệng để hở để không khí lưu thông. Dùng lực hất tay ra phía sau thả lỏng để tay rơi xuống trở lai phía trước theo quán tính nhưng khoảng cách chỉ 3/7phần so với phía sau, rồi lại hất tiếp ra phía sau. Ở đây hai tay được sử dụng như hai mái chèo bám sâu vào vai, khi chuyển động sẽ kéo theo cơ hoành chuyển động, nâng nên hạ xuống như lá pít tông khi bơm.

Các bước tập

Giai đoạn đầu là giai đoạn để cơ thể làm quen, không được gắng sức làm tổn thương các đầu ngón chân và khớp vai. không được nôn nóng vì dục tốc bất đạt, sẽ không thu được kết quả mong muốn. quyết tâm và từ từ tiến nên sẽ thu dược kết quả mĩ mãn. vội vàng làm cơ thể không thích nghi kịp sẽ không tốt. Mới đầu tùy theo khả năng của từng người những người quen vận động có thể bắt đầu từ 300 lần trong 1 buổi tập. người ít vận động có thể từ 200 hoặc 100 lần cho buổi tập đầu tiên. sau khi đã quen thì tăng dần lên mỗi lần tăng 100 lần/buổi tập. Người yếu, ít vận động có thể tăng 50 lần/buổi tập, dần tiến nên 1800 lần trở nên cho 1 buổi tập và giữ nguyên cho đến khi khỏi bệnh.

Thời gian luyện

Trong suốt quá trình luyện tập nhớ là phải thường xuyên, đều đặn với 3 buổi trong ngày: sáng thanh tâm tập mạnh, chiều trước khi ăn tập vừa, tối tập nhẹ (lưu ý tối tập mạnh sẽ dễ mất ngủ, vì máu lưu thông mạnh, kích thích thần kinh hoạt động sẽ khó ngủ). Khi quen lại tạo ra sảng khoái và giấc ngủ sâu hơn. Thời gian 1 buổi tập nhiều nhất là 30 phút có nghĩa là tấc độ phải đạt tối thiểu 1800 lần/30 phút mới đảm bảo quá trình bơm máu.

Chú ý: Nếu quá trình luyện tập không tập trung tư tưởng thì khí huyết sẽ loạn xạ và không chú ý đến trên nhẹ dưới nặng là sai và hỏng.

Khi vẫy tay tới 600 lần trở lên thường có trung tiện và hắt hơi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng, hai chân nhức mỏi thì đó là bình thường, đừng ngại. Sớm có trung tiện là tốt. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho phù hợp giữa sinh lý và vũ trụ (thiên khinh, địa trọng).

Phản ứng có thể

Khi luyện tập dịch cân kinh có thể xảy ra các phản ứng đó là hiện tượng thật khi có bệnh, không đáng ngại. Có thể liệt kê 34 phản ứng thông thường, còn lại các phản ứng khác không kể xiết.

1, Đau ruột. 2, Tê dại. 3, Lạnh 4, Nóng 5, Đầy hơi 6, Sưng 7, Ngứa 8, Ứa nước miếng 9, Ra mồ hôi 10, Có cảm giái kiến bò kiến cắn 11, Giật gân 12, Đau xương cổ, tiếng kêu lục cục 13, Cảm giác máu chảy dồn dập 14, Lông tóc dựng đứng 15, Âm nang nở to 16, Lưng đau 17, Nháy mắt, mi mắt giật 18, đầu nặng 19, Hơi thở ra nhiều, thở dốc 20, Hỏa 21, Trung tiện 22, Gót chân nhức mỏi như mưng mủ 23, Huyết áp biến đổi 24, Lưỡi có cơm trắng 25, Da cứng 26, Sắc mặt biến đổi 27, Đau mỏi toàn thân 28, Nôn mửa 29, Đại tiện ra máu, mủ hoặc phân đen 30, Tiểu tiện nhiều 31, trên đầu mọc mụn 32, Bệnh từ trong da thịt tiết ra, 33, Ngứa từng chỗ hay toàn thân. 34, Chảy máu cam.

Có các phản ứng trên là do trọc khí trong người bị đẩy ra làm sạch cơ thể tức là trừ bệnh tật, là phản ứng giữa chính khí và tà khí. Nếu ta tiếp tuc tập, chính khí được bồi bổ làm tăng sức đề kháng, thải được các cặn bã trong các tế bào thần kinh, trong gân và các tế bào khác mà bình thường máu không thải nổi. Vì vậy khi có phản ứng ta đừng sợ, tiếp tục tập hết 1 phản ứng là hết 1 bệnh. Luyên tập đều sẽ đưa lại kết quả tốt không ngờ.

4 mục tiêu

Nội trung tố: tức là nâng cao nội khí lên, là then chốt điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh khí sẽ thông suốt lên tận đỉnh đầu.

Tứ trường tố: Tức là tứ chi phải hợp cho động tác theo đúng nguyên tắc khi tập Dịch cân kinh. Tứ trường tố song song với nội trung tố sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trọc khí dần đi xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

Ngũ tâm phát: Nghĩa là 5 huyệt trọng tâm sau đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường: -1- Bách hội, -2,3- hai huyệt lao cung ở gan bàn tay, -4, 5- hai huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân. Luyện dịch cân kinh làm cho 5 huyệt này đều có phản ứng tốt, 2 mạch Nhâm - Đốc và 12 kinh lạc đều đạt tới hiệu quả phi thường, làm đường phân thân tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

Lục phủ minh: Lục phủ minh là 6 bộ phận trong bụng gồm Ruột non - Mật - Dạ dày - Ruột già - Bong bóng - Tam tiêu. Lục phủ không trì trệ, có nhiệm vụ thu nạp thức ăn tiêu hóa và bài tiết ra ngoài được thuận lợi, xúc tiến các cơ năng sinh sản, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể, tức là làm âm dương cân bằng, cơ thể khỏe mạnh.

Lưu ý

Người bệnh nặng có thể ngồi vẫy tay cũng được, nhưng nhớ phải thót đít và bấm 10 đầu ngón chân xuống đất.

Số lần vẫy tay trong 1 buổi tập không giới hạn, nhưng các buổi tập phải đều, không nên lúc nhiều lúc ít. 1800 lần trong một buổi tập là có tác dụng chữa bệnh tốt, có thể tập nhiều hơn. Khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện bình thường, tinh thần tỉnh táo là số lần tập phù hợp với sức khỏe của ta.

Lúc mới tập người bệnh nhẹ có thể vẫy nhanh vòng rộng, dùng sức nhiều, với người bệnh nặng vẫy chậm hơn, vòng hẹp, dùng ít sức. Vẫy nhanh quá thì tim đập quá nhanh, nhẹ quá thì không có tác dụng làm cho máu lưu thông.

Vẫy tay là môn thể dục cần sự mềm dẻo, dùng ý là chính mà không dùng sức, nhưng phải làm sao cho cho bả vai, lưng, ngực chuyển động làm cho cơ hoành lên xuống mới có tác dụng.

Khi tập căn cứ vào cảm nhận của mình để điều chỉnh nhiều ít, nhanh chậm, mạnh nhẹ sao cho phù hợp với bản thân. Thấy nhanh nhẹn, tươi tỉnh hơn là tốt; nếu kém trước thì cần điều chỉnh.

Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh là loại bỏ các chất căn bã có hại cho cơ thể tức là chữa bệnh.

Nhẩm đếm làm cho tỉnh táo, đầu óc được yên tĩnh nghỉ ngơi, chân tâm được bồi dưỡng.

Khi tập có thể đứng trong nhà hoặc ngoài trời, đảm bảo yên tĩnh, không khí trong sạch, không có gió lùa.

Sau khi tập thấy ngực lưng nhẹ nhàng hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước miệng ứa ra đại tiện nhuận, ăn ngon hơn, bệnh tật bớt dần... như thế là tập đúng và bệnh tật sẽ khỏi. Rất ít khi tập sai, mà chỉ có tác dụng nhiều ít khác nhau.

Cần vững tin khi luyện tập, không hoang mang, lạc quan với cuộc sống, quyết tâm luyện tập đến nơi đến chốn thì dù bệnh nan y cũng khỏi. Càng để chậm, ngần ngại càng khó khăn và càng lâu khỏi bệnh.

Chống chỉ định

Những người đang ngoại thương không được phép tập, vì máu lưu thông mạnh làm vết thương há miêng, khó lành.