Trang nhà > Lịch sử > Khảo cổ học > VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN (3500-4000BP)
6939 Phung Nguyenian culture
VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN (3500-4000BP)
Thứ Sáu 26, Tháng Bảy 2019, bởi
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, từng tồn tại trong lưu vực sông Hồng cách nay chừng 4.000 năm đến 3.500 năm (muộn một chút so với văn hoá Longshan tại Sơn Đông và gần đồng thời với triều đại nhà Hạ theo truyền thuyết Trung quốc). Văn hóa Phùng Nguyên là cội nguồn, cốt lõi của sự phát triển văn hóa các giai đoạn muộn hơn như Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu coi đó như một giai đoạn mở đầu cho quá trình hình thành nhà nước Văn Lang ở miền Bắc Việt Nam.
Giới thiệu
Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Nó đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000m2 trong những năm từ 1959 đến 1970.
Cho tới nay, hơn 60 di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện. Các di tích này phân bố trong phạm vi rộng khắp châu thổ Bắc Bộ, chủ yếu là dọc theo lưu vực các con sông lớn: như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy… tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh…
- Hạt chuỗi bằng đá. Văn hoá Phùng Nguyên
Các nhà nghiên cứu chia sự phát triển liên tục của văn hóa Phùng Nguyên qua 3 giai đoạn: sớm, giữa và muộn. Ở giai đoạn muộn, người Phùng Nguyên đã tràn xuống cư trú ở vùng đồng bằng thấp ven vịnh Hà Nội. Di chỉ Văn Điển, Tân Triều (Thanh Trì – Hà Nội) và gần đây đã phát hiện di chỉ Phùng Nguyên muộn tại di tích Đàn Xã Tắc (Đống Đa - Hà Nội)... đã xác thực điều đó.
Văn hoá Phùng Nguyên gồm ba giai đoạn phát triển sớm muộn. Các di chỉ̉ quan trọng của các giai đoạn đều nằm ở vùng lõi văn hoá tại Phú Thọ : Gò Bông giai đoạn sớm nhất; Phùng Nguyên, Xóm Rền giai đoạn phát triển nhất; Lũng Hòa giai đoạn muộn đã có yếu tố phát triển lên văn hóa Đồng Đậu. Trong đó tại Xóm Rền và Lũng Hòa đã tìm thấy mộ táng với xương cốt người.
Cho đến năm 1998, đã phát hiện được khoảng 55 địa điểm là di chỉ văn hóa đồng dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó 3 địa điểm có xương cốt người. Ở những nơi đó, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí.
Người thời văn hóa Phùng Nguyên đã sử dụng nhiều loại nguyên liệu đá như: Bazalt, Diabazer, Spilite, Silic, đá sa thạch, diệp thạch… Nhưng đặc trưng nhất, tạo nên sự khác biệt nổi bật của đồ đá văn hóa Phùng Nguyên so với các văn hóa khác là việc sử dụng phổ biến đá ngọc Nephrite để chế tác các loại hình di vật chủ chốt, từ công cụ sản xuất (rìu, đục…) tới các loại hình di vật thể hiện đời sống tinh thần (đồ trang sức), vũ khí hay vật thể hiện quyền lực (nha chương, qua, giáo…). Đặc biệt các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Tràng Kênh (Hải Phòng) bộ dụng cụ chuyên dùng trong chế tạo đồ trang sức bằng đá Nephrite bao gồm: mũi khoan đá, cưa đá, các loại bàn mài, rìu, đục, đột tròn…
Cùng thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng ở Việt Nam như văn hóa Phùng Nguyên còn có văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc (lưu vực sông Mã), văn hóa của các bộ lạc người nguyên thủy ở lưu vực sông Lam, của các bộ lạc ở thượng lưu sông Mã (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), văn hóa Tiền Sa Huỳnh (Trung Trung bộ), văn hóa Đồng Nai (Đông Nam bộ).
Các di chỉ
Về di tích, cơ bản văn hóa Phùng Nguyên bao gồm các loại hình di chỉ cư trú. Có những di chỉ có diện tích rộng 2 - 3 vạn m2 như: Phùng Nguyên (Phú Thọ), Văn Điền (Hà Nội)... Di chỉ cư trú kết hợp với xưởng chế tác công cụ và đồ trang sức bằng đá: Hồng Đà (Phú Thọ), Tràng Kênh (Hải Phòng), Bãi Tự (Bắc Ninh)... Di chỉ cư trú - mộ táng: Lũng Hòa, Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Xóm Rền (Phú Thọ)…
- Tượng người bằng đá. Văn hoá Phùng Nguyên
Có khá nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện. Các di chỉ̉ này phân bố trong phạm vi rộng khắp châu thổ Bắc Bộ, chủ yếu là dọc theo lưu vực các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy… và tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh …[1]
- Di chỉ Phùng Nguyên[2] được lấy làm tên xác lập cho nền văn hóa Phùng Nguyên tọa lạc tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Di chỉ Phùng Nguyên đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000m2 trong những năm từ 1959 đến 1970.
- Di chỉ khảo cổ học Văn Điển, Tân Triều (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) và gần đây đã phát hiện di chỉ Phùng Nguyên muộn tại di tích Đàn Xã Tắc (quận Đống Đa, TP Hà Nội).
- Các di chỉ khác: Hồng Đà (Phú Thọ), Tràng Kênh (Hải Phòng), Bãi Tự (Bắc Ninh).
Tham khảo
[1] Đôi nét về đồ đá văn hóa Phùng Nguyên.
[2] Wikidepia