Nghiên cứu tác dụng phụ của vaccine Pfizer và Moderna
virusVaccine mRNA có tác dụng phụ?
Ngày 11/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu 3 điều kiện mới để đánh giá liệu có thể có các tác dụng phụ liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA của hai hãng dược phẩm Mỹ là Pfizer và Moderna hay không.
Cụ thể, Ủy ban an toàn của EMA đang nghiên cứu một dạng phản ứng phát ban đỏ trên da, các triệu chứng viêm cầu thận và suy thận cũng như các rối loạn liên quan đến thận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Công nghệ mRNA được sử dụng sản xuất hai vaccine nói trên đã tạo ra bước ngoặt trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và là bước đột phá đối với cộng đồng khoa học vì mức độ hiệu quả ngừa COVID-19 rất cao.
Tuy nhiên, một số tác dụng phụ đang được nghiên cứu sau khi xuất hiện một vài trường hợp có các phản ứng trên sau tiêm.
Tháng trước, EMA đã phát hiện một mối liên hệ có thể có giữa bệnh viêm cơ tim hiếm gặp với vaccine công nghệ mRNA.
Mặc dù vậy, EMA và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích mà các vaccine này đem lại vẫn hơn nhiều các nguy cơ mà chúng gây ra.
Công nghệ mRNA được sử dụng để “hướng dẫn” tế bào tạo bản sao khỏe mạnh của một protein.
Như vậy, vaccine công nghệ mRNA có cơ chế hoạt động là khiến tế bào tạo ra thứ được coi như một mảnh của virus để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể.
Đến ngày 14/12/2020, Mỹ đã thông qua loại vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA.
Pfizer cho biết đang lên kế hoạch dùng công nghệ mRNA để chống lại cúm mùa, vốn khiến hàng nghìn người trên thế giới tử vong mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm sản xuất vaccine mRNA để phòng chống Ebola, Zika, bệnh dại.
Hộ chiếu vaccine
Cũng giống như phần lớn các nước thuộc Khối Schengen và Liên minh Châu Âu, Đan Mạch đã quyết định cho phép du lịch đến đất nước này với điều kiện những người nhập cảnh vào lãnh thổ của mình phải có ít nhất một giấy chứng nhận tiêm chủng.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng của đất nước đã thông báo rằng chỉ có một số loại vắc xin được công nhận cho việc đi du lịch, theo báo cáo của SchengenVisaInfo.com.
Theo Hiệp định Đối tác Truyền thông Quốc gia Đan Mạch, Đan Mạch chỉ công nhận các vắc xin đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho phép sử dụng.
NCC (theo TTXVN và EMA)