Paul Hofman
CON BẠCH TUỘC CỦA ĐỨC CHÚA (kỳ 2)
Giáo hoàng kiêm bạo chúa
Alexander VI (1492-1503) tên thật là Rodrigo Borgia, đã không do hội đồng hồng y bầu lên mà do cậu ruột là Giáo Hoàng Callistus III truyền ngôi cho. Lúc lên làm giáo hoàng, Rodrigo đã có vợ là nữ quí tộc Vannozza và có 4 con với bà này. Các con của y đều đã trưởng thành. Giáo Hoàng Alexander VI phong cho đứa con trai thứ hai chính thức của y và 5 đứa con hoang chức vụ hồng y. Sau khi ở ngôi giáo hoàng được 5 năm, tức vào năm 1497, y muốn truyền ngôi giáo hoàng cho đứa con trai lớn tên là Juan. Phe chống đối đã bí mật giết chết Juan và ném xác xuống sông Tiber. Giáo Hoàng Alexander VI nghi cho phe quí tộc đã ám hại con mình nên đã khởi động một cuộc khủng bố đẫm máu chống giới quí tộc La Mã.
Trong 11 năm làm giáo hoàng kiêm bạo chúa La Mã, Alexander VI đã gây quá nhiều thù oán nên đã bị đầu độc chết ngày 18.8.1503. Tuy nhiên, giáo hoàng này đã hoàn thành một công trình kiến trúc để đời, đó chính là Đền Thánh Phêrô tại Vatican ngày nay. Trước khi chết vào năm 1503, Alexander VI đã coi thế giới như của riêng mình nên chia ra làm hai: Một nửa thế giới phương Tây giao cho Tây Ban Nha độc quyền đi chinh phục. Một nửa thế giới về phương Đông, trong đó có Việt Nam, do Bồ Đào Nha nắm độc quyền khai thác. Đầu thế kỷ 16 Phanxico Xavie là người Tây Ban Nha và đầu thế kỷ 17 cố đạo Đắc Lộ là người Pháp muốn giảng đạo tại Á châu đều phải xin phép Hoàng gia Bồ Đào Nha.
Hai giáo hoàng cùng hiệu
Trong lịch sử giáo hội Công Giáo có hai giáo hoàng cùng lấy hiệu là John XXIII:
Người thứ nhất là Baldassare Cossa sinh tại Naples năm 1378. Năm 1410, Cossa được phong chức giáo hoàng. Ít lâu sau người ta phát giác Baldassare Cossa có nhiều vợ và đã đầu độc giáo hoàng tiền nhiệm là Alexander để cướp ngôi. Do đó, hội đồng hồng y họp tại Constance năm 1414 đã xác định John XXIII (tức Cossa) là giáo hoàng giả (antipope) và truất phế y. Cuối cùng John XIII giả bị giáng chức xuống làm giám mục ở Tusculum, chết tại Florence năm 1419.
Người thứ hai lấy hiệu John XIII là hồng y Roncalli, lên ngôi giáo hoàng năm 1953, qua đời năm 1963. Đó chính là vị giáo hoàng đã khai sinh Công Đồng Vatican II. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số chuyện về Ngài trong chương sau.
Các giáo hoàng thời cận đại
Giáo hoàng bị Napoléon cách chức
Năm 1808, Napoléon mang đại quân đánh chiếm Rome và Vatican, bắt Giáo Hoàng Pio VIII giải về Paris tống giam. Sau khi Napoléon bị bại trận tại Waterloo, Giáo Hoàng Pio VIII được phóng thích nhưng chỉ được giữ chức hồng y. Cuối cùng y bị đầu độc chết năm 1830.
Giáo hoàng của chủ nghĩa thực dân
Leo XIII là một học giả uyên thâm cai trị giáo hội 25 năm (1878-1903). Trong thời đại của Ngài, chủ nghĩa thực dân Âu Châu đạt tới đỉnh cao của công cuộc xâm chiếm thuộc địa rộng khắp thế giới. Leo XIII đã khôn khéo lợi dụng sự kiện các nước thực dân, hầu hết đều là những nước Công giáo ở Âu Châu, để dựa vào đó phát triển thêm rất nhiều địa phận Công giáo ở Á Châu, nhất là tại Ấn Độ và Phi Châu. Riêng tại Mỹ Châu, Vatican có thêm 28 giáo phận mới.
Leo XIII là người đầu tiên lên án chủ nghĩa Cộng Sản khi chủ nghĩa này mới nhú lên ở Âu Châu. Ngài cũng là người đầu tiên xây dựng các Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Vũ Trang tạo thành bạo lực phản công để chống lại các lực lượng chống Công Giáo. Điển hình là các Lực Lượng Thanh Niên Công Giáo Đức đã thành công trong việc đấu tranh chống lại Phong Trào Bài Công Giáo do Thủ Tướng Bismark chủ trương vào cuối thế kỷ 19. Kết quả Thủ Tướng Bismark đã bị buộc phải từ chức ngày 18.3.1890. Tuy nhiên, ác giả ác báo, GH Leo XIII đã bị bí mật đầu độc chết sau đó !
Noi gương Leo XIII là Giáo Hoàng Pio X (1903-1914). Ngài cương quyết chống lại mọi đề nghị canh tân giáo hội và chủ trương chống lại mọi kẻ thù của giáo hội bằng bạo lực. Pio X thành lập tổ chức mệnh danh là "Công Giáo Hành Động" (Catholic Action) và võ trang cho những tổ chức này thành những lực lượng quân sự. Một ngày trước khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, tức 20.8.1914. Pio X bị đầu độc chết. Ngài được Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958) phong thánh ngày 29.5.1954.
Các giáo hoàng thời hiện đại
Ngoài cuốn tự điển Bách Khoa về Giáo Hoàng, hiện nay có rất nhiều sách best-sellers nói về Vatican và giáo hoàng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm IN GOD’S NAME (Nhân Danh Chúa) của David Yallop, Bantam Books, NY xuất bản năm 1984.
Giáo Hoàng một tháng
Jean Paul I được bầu làm giáo hoàng vào tháng 8 năm 1978 lúc Ngài 65 tuổi. Ngài là vị giáo hoàng đần tiên lấy danh hiệu bằng hai tên thánh John và Paul. Ngài luôn luôn tươi cười vui vẻ nên được giới ký giả quốc tế tặng danh hiệu là Đức Giáo Hoàng Di Lặc Công Giáo (Smiling Buddha Pope). Ngài bị đầu độc chết sau khi uống một ly cà phê vào lúc 11 giờ tối 28.9.1978.
Giáo Hoàng Jean Paul II (1978-2005) và cái chết mờ ám của Giáo Hoàng Jean Paul I tiền nhiệm.
Nghe đồn người mưu sát Jean Paul I là Hồng Y Jean Villot, quản nhiệm địa phận Lyon (Pháp), lúc đó làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (tương đương thủ tướng). Hồng Y Jean Villot là hội viên Tam Điểm (Free Masonry) bí danh Jeanni, được kết nạp tại Zurich ngày 6.8.1976, đứng đầu "Đại Tổ Vatican" (The Great Vatican Lodge). Trước khi gia nhập Tam Điểm, Hồng Y Jean Villot đã nắm trọn guồng máy hành chánh của triều đình Vatican từ năm 1962. Dưới quyền Jean Villot có 121 cán bộ nằm vùng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Tòa Thánh. Tháng 3.1979, Jean Villot qua đời. Tân Giáo Hoàng Jean Paul II bổ nhiệm người đàn em thân tín của Jean Villot, một trong số 121 cán bộ Tam Điểm, là Hồng Y Casaroli đảm nhiệm chức vụ Quốc Vụ Khanh từ tháng 3.1979. Tất nhiên, Jean Paul II biết hết mọi chuyện bí mật của Jean Villot và phải là người trong nhóm bí mật của siêu quyền lực dấu mặt mới có thể được cất nhắc lên ngôi vị giáo hoàng lúc ấy.
Dưới con mắt của các nhà quan sát quốc tế hiện nay thì Vatican là đầu não của chủ nghĩa đế quốc tinh thần (Spiritual Imperialism) giống như con bạch tuộc có nhiều vòi. Mỗi giáo hội Công Giáo tại mỗi quốc gia là một cái vòi của nó. Trong một thời gian không xa, cái đầu con bạch tuộc Vatican sẽ bị đập nát. Lúc đó, các cái vòi của nó trên khắp thế giới sẽ từ từ tiêu vong mà không cần phải diệt. Tuy nhiên tổ chức giáo hội Công Giáo còn để lại đằng sau một khối đông đảo tín đồ mê muội của nó. Vấn đề chính yếu không phải là dùng bạo lực tiêu diệt các tổ chức giáo hội địa phương mà là giáo dục tập thể quần chúng tín đồ, với lòng nhân ái bao dung thông cảm, để họ nhận biết sự thật về giáo hội đã lừa mị họ bấy lâu. Khi mọi nguời đều nhận thức được sự thật thì tà đạo Công giáo sẽ tự nhiên biến mất như cục nước đá đem phơi nắng giữa buổi trưa hè! Sự Thật là linh dược giải cứu tất cả chúng ta.
Charlie Nguyễn tổng thuật