Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên “Vành đai văn hóa Hán ngữ”.
Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ XIX còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội—nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng (...)
Trang nhà > Từ then chốt > Hot > Nhật
Nhật
Bài
-
NGƯỜI NHẬT PHÁT TRIỂN HÁN NGỮ HIỆN ĐẠI
31, Tháng Giêng 2017, bởi Hoanh_Hai_Nguyen -
Cuộc đời các nghệ sĩ Geisha
25, Tháng Mười Một 2008, bởi Cong_Chi_NguyenCác cô geisha là một trong những biểu tượng văn hoá của nước Nhật. Thế nhưng văn hoá nghệ thuật geisha chỉ được biết đến rộng rãi với quần chúng Nhật và thế giới sau thế chiến thứ hai.
Trước đây chỉ có giới thượng lưu, các nhà quý tộc, tài phiệt, doanh gia, chính trị gia "lớn" mới có đủ khả năng thưởng thức nghệ thuật đắt tiền này. Thời nay các hội đoàn, công ty có thể tổ chức những buổi tiệc liên hoan có mặt của các cô geisha. Từ đó các cô geisha được quần chúng biết đến rộng rãi. Nhiều cô geisha nổi danh được chiêm ngưỡng, ái mộ ngang (...) -
Người lang thang ở Nhật Bản
15, Tháng Tám 2008, bởi Hoanh_Hai_NguyenAi cũng biết nước Nhật vừa giàu lại vừa có chế độ an sinh phúc lợi rất tốt; do đó khó có thể có những người sống lang thang vô gia cư. Thực ra thì không phải thế. Ngày nay tại khắp các đô thị trên đất nước này đều có không ít người lang thang ngoài đường phố. Có điều họ tuyệt nhiên chẳng phải là những kẻ hành khất như người ta tưởng tượng. Đây chỉ là một biểu hiện đặc biệt phản ánh tình trạng xã hội Nhật Bản hiện nay.
Trước tiên hãy xem một số quy định chủ yếu trong chế độ bảo đảm an sinh xã hội Nhật Bản: Người thất nghiệp hoàn toàn không (...) -
Chính phủ Nhật khuyên dân chúng ngủ đủ giờ
25, Tháng Tư 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenNgày 24/4/2023, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Ministry of Health, Labour and Welfare) Nhật thông báo đã sửa xong Bản Hướng dẫn về giấc ngủ, đưa ra một số kiến nghị, trong đó có kiến nghị người trưởng thành nên ngủ mỗi ngày 6 – 8 giờ; ngủ nhiều hơn không làm cho người khoẻ hơn. Ngủ gật ban ngày là tín hiệu thiếu ngủ. Thiếu ngủ lâu ngày sẽ cần nhiều thời gian để trở lại bình thường. Cho nên nếu ngủ gật thì nên ngủ trưa 30 phút để nâng hiệu suất làm việc.
Bản Hướng dẫn về giấc ngủ kiến nghị thanh thiếu niên chớ nên thức đêm, mà phải (...) -
Ishikawa Takuboku (1886-1912)
21, Tháng Sáu 2013, bởi Hong HaTiểu sử
Ishikawa Takuboku (20/2/1886 - 13/4/1912) tên Hán Việt là Thạch Xuyên Trác Mộc (石川啄木). Tên thật của ông là Hajime.
Ishikawa Takuboku sinh tại ngôi đền Joko thuộc thôn Hinoto (nay là Hinoto, phường Tamayama), quận Iwate, thủ phủ tỉnh Ittei. Cha ông là thầy tế của đền Joko và mẹ ông tên là Katsu. Năm 1887 ông chuyển tới thôn Shibutami (nay là Shibutami, phường Tamayama).
Năm 1891 ông học ở trường tiểu học Shibutami (4 năm). Năm 1895 ông học trường cao đẳng tiểu học Morioka (2 năm). Năm 1898, ông học trung học cơ sở ở (...) -
Bộ trưởng Nhật Kyuma xin lỗi
5, Tháng Bảy 2007, bởi Cong_Chi_Nguyen(BBC) Bộ trưởng quốc phòng Nhật Kyuma lên tiếng xin lỗi về việc ông đã nói các vụ tấn công bằng bom nguyên tử của Hoa Kỳ trong hồi Đệ Nhị Thế Chiến là không thể tránh khỏi.
Những lời nhận xét của ông Fumio Kyuma đã khiến các nạn nhân sống sót giận dữ và các đảng phái đối lập đã lên tiếng đòi cách chức ông.
Hình bên đây minh hoạ vụ ném bom Hiroshima xảy ra vào khoảng 8 giờ 15 sáng ngày 6-8-1945, giờ địa phương. Ông bộ trưởng nói ông rất lấy làm tiếc vì đã khiến mọi người (...) -
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Yuriko Koike
26, Tháng Bảy 2007, bởi Hoanh_Hai_NguyenSau khi ông Fumio Kyuma nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 30/6 vừa qua “lỡ miệng” nói việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống đất Nhật năm 1945 là việc “bất đắc dĩ”, các đảng đối lập trong Quốc hội Nhật Bản đã mạnh mẽ gây sức ép đòi ông này phải từ chức. Ngày 3/7, ông Fumio Kyuma đệ đơn xin từ chức và được Thủ tướng Shinzo Abe chấp nhận. Ngay sau đó ông Abe đã bổ nhiệm bà Yuriko Koike vào chức vụ này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Nhật có một phụ nữ làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Yuriko Koike nguyên là Cố vấn An ninh quốc gia (...) -
Thêm bằng chứng cho giả thuyết sự sống bắt nguồn từ vũ trụ
29, Tháng Tám 2020, bởi Cong_Chi_NguyenMột nhóm khoa học gia đã phát hiện ra một loại vi khuẩn có khả năng chịu đựng tia phóng xạ, có thể tồn tại ít nhất ba năm trong không gian vũ trụ và những tổ chức sinh học đơn giản này có thể sống sót vượt qua một hành trình dài giữa Trái Đất và Sao Hỏa mà không cần biện pháp bảo vệ từ bên ngoài.
Các nhà khoa học Nhật Bản, tác giả của nghiên cứu, cho biết kết quả trên củng cố thêm cho "giả thuyết nguồn gốc sự sống bắt nguồn từ vũ trụ." Giả thuyết này được gọi là "panspermia", cho rằng một số vi khuẩn có thể di chuyển từ hành tinh (...) -
Đại gia điện tử Nhật tứ bề thọ nạn
21, Tháng Năm 2013, bởi Cong_Chi_NguyenChiến dịch của tỉ phú quỹ phòng vệ Daniel Loeb’s nhằm ép hãng Sony tách riêng ngành giải trí ra tạo nên cơn chấn động mới nhất làm rung chuyển ngành công nghiệp điện tử của Nhật, vốn đã quay cuồng từ những thua lỗ trước đó xuất phát từ việc các hãng Nhật, mất vị thế trong thế giới công nghệ, theo The Wall Street Journal.
Sau nhiều năm thê thảm và chứng kiến sự trỗi dậy của Samsung và sự thống trị của Apple, những hãng điện tử một thời hùng mạnh của Nhật phải bám vào các nhà đầu tư bên ngoài và các tổ chức tín dụng thất vọng đang tìm (...) -
Vì sao người Nhật đoạt nhiều giải Nobel?
15, Tháng Giêng 2011, bởi Hoanh_Hai_NguyenNăm 2010 Nhật Bản lại có thêm hai nhà khoa học được tặng giải Nobel khoa học: Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki, giải Nobel Hoá học. Kể từ người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel là Hideki Yukawa giáo sư Đại học Kyoto (giải Nobel Vật lý 1949) tới nay, nước Nhật đã có tổng cộng 18 người được tặng giải thưởng cao quý này thuộc các lĩnh vực vật lý, hoá học, sinh học và y học, văn học, trở thành quốc gia đoạt nhiều giải Nobel nhất châu Á.
Vì sao người Nhật được tặng nhiều giải Nobel như vậy?
Ở đây có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu xét từ sự (...)