Chùa Tam Sơn có từ thời Tiền Lê. Tên chữ: Cảm Ứng Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1992). Vị trí: 4XVG+6VP, Đ. Nguyễn Quán Quang, xã Tam Sơn, TT. Từ Sơn. Cách BĐX Bờ Hồ: 21km (hướng 13h). Điểm dừng bus lân cận: Đối diện BV Đa khoa Từ Sơn trên phố Minh Khai
Lược sử Chùa thôn Tam Sơn có tên chữ Cảm Ứng Tự, dân sở tại còn gọi là chùa Trăm Gian [1]. Theo sách “Việt sử lược", vào khoảng niên hiệu Ứng Thiên (995-1007) thiền sư Vạn Hạnh đã từng đưa Lý Công Uẩn về đây lánh nạn trước sự nghi ngờ của vua Lê Long Đĩnh [2]. Từ khi Lý Công Uẩn (...)
Trang nhà > Từ then chốt > Vùng > Kinh Bắc
Kinh Bắc
Bài
-
Chùa Tam Sơn (Cảm Ứng Tự)
7, Tháng Hai 2009, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Chùa Phật Tích (Vạn Phúc Tự)
13, Tháng Hai 2008, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Phật Tích 佛 跡 寺 có từ năm 1057. Tên chữ: Vạn Phúc Tự 萬 福 寺. Lễ hội: ngày 4 tháng Giêng âm lịch. Xếp hạng: Di tích quốc gia đặc biệt (2014). Vị trí: 32VG+FG, thôn Phật Tích, xã Phật Tích, H. Tiên Du, Bắc Ninh. Cách BĐX Bờ Hồ: 28km (hướng 2h). Từ Hà Nội theo đường cao tốc QL1A đến gần khu đô thị Hoàn Sơn rẽ phải đi khoảng 9km nữa sẽ đến chùa
Lược sử Chùa Phật Tích được vua Lý Thánh Tông thành lập vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) trên sườn núi Lạn Kha (rìu mục). Từ xưa đã có nhiều thiền sư đến tu luyện. Phía trước chùa có (...) -
Chùa Phúc Quang (Bắc Giang)
2, Tháng Giêng 2017, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Phúc Quang có từ thế kỷ XVIII, còn gọi chùa Quang Phúc. Tên chữ: Phúc Quang Tự. Xếp hạng: di tích quốc gia (1989). Vị trí: C54Q+9X xã Tiên Lục, H. Lạng Giang, Bắc Giang. Cách BĐX Bờ Hồ: 76km (hướng 1h)
Lược sử
Nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía Bắc, xã Tiên Lục thuộc huyện Lạng Giang vốn nổi tiếng về những cụm di tích văn hóa có từ mấy trăm năm trước. Trong số đó, chùa Phúc Quang ở ven đường tỉnh lộ ĐT295 được coi là một nơi thờ tự linh thiêng, có kiến trúc độc đáo và gắn với những câu chuyện kỳ bí. (...) -
Làng Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh
2, Tháng Ba 2009Làng khoa bảng Tam Sơn
Làng Tam Sơn xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, xưa là làng (xã) Tam Sơn tổng Tam Sơn huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc. Làng Tam Sơn với 17 người đỗ đại khoa từ Phó bảng đến Trạng nguyên trong các kỳ thi nho học, là làng khoa bảng lớn thứ 4 ở Việt Nam thời xưa, chỉ đứng sau các làng Mộ Trạch (Hải Dương), Kim Đôi (Bắc Ninh) và Đông Ngạc (Hà Nội). Danh sách các tiến sĩ và phó bảng tiến sĩ nho học làng Tam Sơn Nguyễn Quan Quang, Trạng nguyên năm 1246 Ngô Luân, Tam giáp Đồng tiến sĩ năm 1475 Nguyễn Úc, Tam (...) -
Chùa Dâu (Pháp Vân Tự)
24, Tháng Sáu 2007, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Dâu còn gọi chùa Cả, có từ năm 226. Tên chữ: Pháp Vân Tự 法 雲 寺, Diên Ứng Tự 延 應 寺, Cổ Châu Tự 古 州 寺. Lễ hội: 8 tháng Tư âl. Xếp hạng: di tích quốc gia đặc biệt (2013). Vị trí: đường Lạc Long Quân, 22PV+62, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 26 km (hướng 3 h). Trạm bus lân cận: KDL Hapro trên QL17.
Lược sử Chùa Dâu còn gọi chùa Cả, là một trung tâm cổ xưa của Phật giáo Bắc Việt có từ thời Tam Quốc. Chùa nằm ở phía nam sông Đuống, tại vùng Dâu, thành Luy Lâu, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện (...) -
Nhìn lại về Sĩ Nhiếp (137-226)
18, Tháng Giêng 2008, bởi CTVKhông lâu trước đây, mỗi khi nghe ai nói “Sĩ vương” hay “Nam Giao học tổ”, trong tôi lại dội lên sự bức bối rất lạ. Lúc đó tôi như nổi khùng, tự cãi với người vô hình nào đó: “Ông ta làm vua bao giờ mà gọi là vương? Nước Việt ta phải mãi tới lúc đó mới có sự học sao mà ông ta lại là học tổ?” Tâm thức tự tôn lịch sử ấy được củng cố thêm khi đọc trong sách sử: Cương mục (phàm lệ) có nhận xét: “Sĩ Nhiếp theo lệnh triều đình Trung Quốc phái sang làm Thái thú, không từng xưng vương bao giờ, thế mà sử cũ cũng chép riêng thành một kỷ, nay tước bỏ (...)
-
Chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh)
8, Tháng Hai 2019, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Tiêu Sơn có từ thế kỷ X. Tên chữ: Thiên Tâm Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1991). Vị trí: 4XPM+X3, Tiêu Thượng, Tương Giang, Tx. Từ Sơn, Bắc Ninh. Cách BĐX Bờ Hồ: 20km (hướng 2h). Trạm bus lân cận: Chùa Tiêu - KCN Tiên Sơn trên phố Minh Khai (xe 54)
Lược sử Chùa Tiêu Sơn gọi tắt là chùa Tiêu, tên chữ Thiên Tâm Tự, đã có từ rất lâu đời theo sử sách và truyền thuyết dân gian. Vào cuối thế kỷ X, vùng Từ Sơn trở thành một trung tâm Phật giáo của xứ Kinh Bắc. Khi Lý Công Uẩn mới 3 tuổi đã được mẹ đem lên chùa Tiêu gửi nhờ thiền (...) -
Chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự)
14, Tháng Hai 2017, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Tổ có từ thế kỷ III. Thờ Phật và Man Nương - Mẫu Tứ Pháp. Tên chữ: Phúc Nghiêm Tự 福 嚴 寺. Xếp hạng: Di tích quốc gia (2001). Vị trí: 22JM+63, thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, H. Thuận Thành, Bắc Ninh. Cách BĐX Bờ Hồ: 24km (hướng 3h). Trạm bus lân cận: bến cuối trên quốc lộ QL17 (xe 52a)
Lược sử Chùa Tổ xây muộn nhất vào khoảng thế kỷ thứ III. Năm 1313 chùa được tu bổ lại và mở rộng tới 50 gian. Chùa thờ Phật mẫu Man Nương thuộc hệ thống Tứ Pháp gắn liền với truyền thuyết về Khâu Đà La, một vị sư Ấn Độ truyền đạo Phật vào nước ta qua vùng (...) -
THĂM LUY LÂU, BÁI SĨ VƯƠNG
24, Tháng Giêng 20081094
Ngay gần chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là dấu tích thành Luy Lâu và những di tích liên quan đến nhân vật lịch sử Sĩ Nhiếp (137-226). Thế nhưng, nếu như ngôi chùa được coi là “chùa tổ” của đạo Phật ở nước ta bắt đầu được chú ý đến, thì dường như chưa có sự quan tâm đúng mức tới "Nam giao học tổ"...
Bản thân người viết bài này nảy ra ý tìm bái vị “học tổ” nước Nam cũng từ cái hôm đến thăm chùa Dâu lần thứ hai, mùa thu vừa rồi. Hôm ấy, trong đoàn nhà báo đi dự lễ trao tiền viện trợ của Mỹ cho việc phục chế một số tượng và đồ thờ của (...) -
Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
3, Tháng Ba 2007, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Bút Tháp hay Nhạn Tháp có từ thế kỷ XIII. Tên chữ: Ninh Phúc Tự 寧 福 寺. Vị trí: 326C+8V, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xếp hạng: di tích quốc gia đặc biệt (2013). Cách BĐX Bờ Hồ: 27km (hướng 2h). Trạm bus lân cận: KDL Hapro trên QL17 (xe 52a)
Du khách có thể từ Công viên Thống Nhất lên xe bus số 52a rồi xuống bến cuối (KDL Hapro) trên QL17 và đi tiếp 6km bằng taxi hoặc xe ôm đến chùa Bút Tháp. Nếu có thời gian thì nên đi thuyền để thăm một loạt di tích ven sông Đuống.
Lược sử Chùa Bút Tháp tên chữ (...)
0 | 10