CHƯƠNG II Chẳng có lý do nào để ngạc nhiên tại sao tổ tiên chúng ta không biết gì về xứ Đàng Ngoài sớm hơn như đã biết về Trung Hoa, bởi vì mãi sau đó mới có những cuộc thám hiểm xứ này. Người Bồ Đào Nha chẳng khám phá ra nó sớm hơn, nhưng họ cũng đã gửi thuyền đến đây thăm dò.
Đúng là xứ này từng là một thuộc quốc của Trung Hoa, và vẫn phải cống nạp cho đến bây giờ. Nhưng đó chẳng phải là lý do để chúng ta không biết về nó sớm hơn, xét cho cùng thì dân ở đây đã được cai trị bởi các vị vua bản xứ của mình liên tục hơn 400 năm, rất lâu (...)
Trang nhà > Lịch sử > Trung đại
Trung đại
-
VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI CỦA XỨ ĐÀNG NGOÀI (2)
20, Tháng Chín 2024, bởi CTV -
VỀ ĐÔNG KINH KÝ SỰ CỦA TAVERNIER (1)
14, Tháng Chín 2024, bởi Cong_Chi_NguyenSách "Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin" (Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài) của Jean-Baptiste Tavernier (1605-1689) là một trong những tác phẩm đầu tiên của phương Tây viết về Việt Nam và từng được trích dẫn rất nhiều. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1681 tại Paris và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tác giả chưa bao giờ đến Đàng Ngoài nên chỉ dựa trên những ghi chép của em ruột là Daniel Tavernier (1610-1648), một người đã tới Đông Kinh nhiều lần trong những năm 1639-1645. Tavernier bị phê bình (...)
-
Đại chiến Hồ-Minh và quyết định sai lầm của Chu Đệ
27, Tháng Mười Hai 2020, bởi Cong_Chi_NguyenMột sử gia Phương Tây đã giải thích lý do Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh bỏ ’trật tự thiên hạ’ của cha mình để tấn công Đại Việt vào năm 1407 và xóa tên nước này, đổi thành quận Giao Chỉ.
Các sách dạy lịch sử ở Việt Nam thường coi khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) giống như các cuộc đấu tranh chống xâm lược vào các thời kỳ Tiền Lê, Lý, Trần trước đó và Tây Sơn sau này. Thực ra khởi nghĩa Lam Sơn có tính chất bước ngoặt hơn cả vì chấm dứt được nỗ lực thuộc địa hóa toàn diện của Minh với xã hội Việt và ngăn tiến trình Hán hóa do di dân (...) -
Hồ-Minh đại chiến: Vì sao Hồ Quý Ly thất bại?
25, Tháng Mười Hai 2020, bởi Cong_Chi_NguyenHạn hán, đói kém, bất mãn trong dân chúng và ưu thế quân sự của nhà Minh dường như là các yếu tố chính kết hợp, khiến nhà Hồ sụp đổ trước đợt xâm lược của nhà Minh đầu thế kỷ XV.
Đổi ngôi Hồ Quý Ly (1336-1407), người gốc Chiết Giang, Trung Quốc, có ông tổ là Hồ Hưng Dật được cử sang làm Thái thú Diễn Châu (Nghệ An ngày nay) hồi thế kỷ X. Dưới thời Trần Nghệ Tông, năm 1371 Quý Ly giữ chức Khu mật viện đại sứ, được vua gả em gái.
Trong vòng 20 năm, đến 1397, Quý Ly đã giữ chức Thái sư khuynh đảo toàn bộ triều Trần. Năm 1397, Quý Ly cho xây (...) -
Tại sao 536 là năm sống khổ nhất
19, Tháng Sáu 2020, bởi Cong_Chi_NguyenẢnh: cột băng sâu 72m được khoan trong con sông băng Colle Gnifetti ở vùng núi Alps của Thụy Sĩ là bằng chứng xuyên suốt 2000 năm qua về dấu vết ô nhiễm do mưa bụi từ núi lửa, gió bão và con người. Những lát cắt từ cột băng nắm giữ manh mối hóa học cho các sự kiện tự nhiên và nhân tạo (NICOLE SPAULDING/CCI FROM C. P. LOVELUCK ET AL., ANTIQUITY 10.15184, 4, 2018)
Khảo cổ và lịch sử Hỏi nhà sử học thời trung cổ Michael McCormick “Năm nào là khổ nhất của nhân loại” và nhận được câu trả lời: "Năm 536". Không phải năm 1349, khi (...) -
BUỔI ĐẦU TRUYỀN ĐẠO KITÔ Ở VIỆT NAM
11, Tháng Mười Hai 2019, bởi CTVTin Mừng đến Việt Nam từ thời nào?
Có truyền thuyết cho rằng Tin Mừng đã đến Việt Nam từ thời thánh Tôma hoặc thời Sĩ Nhiếp tức Sĩ Vương, thái thú Giao Chỉ dưới triều Tây Hán trong những năm 187-226.
Truyền thuyết thứ hai nói về một người Arập gặp một tu sĩ Can Đê gốc thành Nedjran nói rằng khi đi Trung Quốc, ông đi qua kinh đô Lư Kinh. Tu sĩ thấy có cộng đoàn Ki Tô hữu kính nhớ Mùa Chay và các lễ trọng trong đạo ở đó. Lư Kinh phải chăng là kinh đô Hoa Lư của triều đại Lê Đại Hành lúc đó vừa chinh phạt xong nước Seuf (Chiêm (...) -
MỞ ĐẦU CUỘC THÁM HIỂM VÀ TRUYỀN GIÁO TÂY PHƯƠNG
29, Tháng Mười Một 2019, bởi CTVHình trên: Hoàng tử Enrique, biệt danh “Nhà Hàng Hải”. Vào cuối thời Trung cổ, Châu Âu phát triển về mọi phương diện. Nhu cầu xuất và nhập khẩu càng lúc càng cấp thiết. Trước đây, “con đường tơ lụa trên đất” nối liền Châu Âu với Châu Á hoạt động mạnh, nay đế quốc Ottoman gây trở ngại, do nhu cầu kinh tế, Châu Âu cần tìm một con đường mới để giải quyết vấn đề tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm mới. Về tôn giáo, Giáo Hội La Mã luôn ý thức nhiệm vụ truyền giáo “Các con hãy đi rao giảng khắp muôn dân…” (Mt 28, 19) nên cần phải đưa người đến (...)
-
Răng hé lộ tuổi người lớn ở thời trung đại
11, Tháng Giêng 2018, bởi Cong_Chi_NguyenTheo tin từ trang mạng radionz.co.nz đăng ngày 4-1-2018, một nhà khảo cổ học người Australia sinh năm 1955 đã tìm ra phương pháp dùng răng để xác định tuổi của những người lớn chết ở thời trung đại, ngược với suy nghĩ lâu nay cho rằng họ chỉ sống được đến tuổi 40.
Trong một bài báo vừa công bố, nghiên cứu sinh Christine Cave tại Đại học quốc gia Australia đã đo độ mòn răng lấy từ hài cốt của hàng trăm người trung đại được mai táng trong khoảng thời gian từ năm 475 đến năm 625, sau đó, so sánh kết quả đo được với độ mòn răng của người (...) -
Vì sao vương quốc Champa suy tàn
17, Tháng Năm 2016, bởi CTVXÃ HỘI CHAMPA TRƯỚC THẾ KỶ 15 Từ ngày lập quốc đến 1471, năm đánh dấu sự thất thủ kinh đô Vijaya, vấn đề chiến tranh nội bộ vẫn là một yếu tố quan trọng trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa. Trải qua hằng thế kỷ, tư liệu lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao biến cố xã hội trong vương quốc này. Tuy nhiên, những tư liệu đó, nhất là các bản văn viết trên bia đá đã được tìm thấy ở Champa, chỉ cho phép chúng ta kết luận rằng mọi xung đột xã hội trước thế kỷ thứ 15 đều do một nguyên nhân chính yếu, đó là việc tranh chấp chính trị nhằm (...)
-
Mả ngụy khổng lồ giữa lòng Sài Gòn
5, Tháng Tư 2014, bởi CTV"Chiều giông Mả ngụy cũng giông. Hồn lên lớp lớp bềnh bồng như mây. Sống thời gươm bén cầm tay. Chết thời một sợi lông mày cũng buông. Thương thay Mả ngụy mưa tuôn..."
Mấy câu thơ đứt quãng như khóc cho gần 2000 sinh linh bị Minh Mạng ra lệnh chém chết ngay rồi chôn tập thể… Ngày nay, Mả ngụy được xác định nằm ở quanh ngã sáu Công trường Dân chủ, thuộc quận 3 và Q.10, TP.HCM.
Đất của oan hồn
Mả ngụy hay còn gọi là Mả Biền Tru (Biền Tru: chém ngay, không cần xét xử) vốn nằm trong một vùng đất khá rộng lớn gọi là Đồng tập trận của Sài (...)