Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Gia đình > Sức khỏe > NHỮNG CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG

NHỮNG CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG

Thứ Ba 25, Tháng Mười Hai 2007

Khoảng một nửa số người lớn trên thế giới đang phải chịu khổ sở vì hơi thở có mùi hôi hoặc thậm chí mắc chứng bệnh hôi miệng. Nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp này là do ít quan tâm đến vệ sinh răng, miệng. Vậy phải làm gì để tránh căn bệnh này?

Nói chuyện với ai đó mà hơi thở có mùi hôi có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Người đối thoại với bạn như nhận ra được rắc rối đó và cố tình nhìn sang một hướng khác.

Chúng ta nên nghĩ rằng hơi thở có mùi hôi là một rắc rối mà có thể khắc phục được. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh.

Các phương pháp thông thường như: thuốc đánh răng, kẹo cao su và thuốc không phải là giải pháp để xử lý hoàn toàn hơi thở có mùi hôi, đặc biệt nếu nguyên nhân lại là do một căn bệnh.

Những phương pháp này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn và hơi thở sẽ có mùi hơi trở lại trong vòng nửa giờ đồng hồ.

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

- Do ăn những thức ăn có nhiều gia vị như tỏi, hành và các thuốc như paraldehyde.

- Do thở bằng đường miệng, hoặc mắc các bệnh viêm mũi, họng và phổi. Chứng táo bón, bệnh dạ dày và các bệnh về gan cũng có thể là nguyên nhân của chứng bệnh này.

- Do đau răng hay các bệnh về răng miệng khác như: viêm lợi, dùng răng giả…

Cách chữa dân gian

Từ thời xa xưa tổ tiên của chúng ta đã dùng nhiều cách để chữa hơi thở có mùi hôi phổ biến như: Xúc miệng bằng nước pha sẵn được chế từ cây ngải, hay bạc hà. Hoặc là uống nước sắc từ vỏ cây sồi, cây tầm ma, hoa cúc, bạch dương.

Ngoài ra, táo tươi, chè xanh cũng được dùng để chữa chứng hơi thở có mùi hôi; còn có một loại chè có chất polyphenol - chất kháng vi khuẩn - giúp làm mất mùi trong miệng. Uống chè xanh được xem như một phương pháp điều trị chứng hôi miệng dễ làm nhất.

Tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh miệng

Trong số những người hôi miệng có tới 90% trường hợp là do thiếu vệ sinh răng miệng đầy đủ.

Đối với những người hơi thở có mùi hôi do đau răng, viêm lợi, dùng răng giả... thì thông thường các bác sỹ nha khoa có thể giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu hơi thở vẫn có mùi hôi sau khi vệ sinh sạch sẽ hay sau lần gặp nha sỹ thì vấn đề vướng mắc ở đây là xử lý vi khuẩn ẩn nấp giữa các kẽ răng, bám dai dẳng ở lợi.

Trong miệng thường có một loại vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn này sống và lớn lên trong sự thiếu oxy) thường ăn các thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết. Kèm theo các vi sinh vật có hại tấn công vào răng, lợi sinh ra một mùi hôi đặc trưng.

Do đặc điểm bề mặt của lợi được bao phủ bởi các mô nhỏ nhô lên, hay đặc điểm của lưỡi có các tưa lưỡi ở bề mặt ngoài, chính là nơi cư ngụ của vi khuẩn và thường tập trung với số lượng lớn, đặc biệt là ở cuống lưỡi.

Nhưng vi khuẩn không bao giờ tập trung chồng chất ở đầu lưỡi.

Nạo lưỡi

Do những đặc điểm nêu trên, sau khi đánh răng bạn cần phải chải lưỡi bằng cách dùng bàn chải đánh răng bình thường hay một cái thìa đặc biệt để làm sạch lưỡi.

Không chỉ lưỡi là nơi cư ngụ nhiều của vi khuẩn mà chúng còn sống và sinh sản ở giữa các răng. Những chỗ này rất khó vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải đánh răng.

Cách tốt nhất để giữ sạch là dùng cái nạo lưỡi, một dụng cụ rất quan trọng trong vệ sinh miệng. Đây là thứ sử dụng hiệu quả cho cả hai việc nạo lưỡi và làm sạch kẽ răng.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta hay thờ ơ với việc dùng nạo lưỡi trong nhiều người vẫn chưa nhận thức được sự tồn tại của những con vi khuẩn này.

Các nha sỹ khuyên các bạn nên nạo lưỡi ít nhất một lần mỗi ngày. Vệ sinh sạch lưỡi và kẽ răng góp phần giúp hơi thở thơm tho suốt cả ngày.

Lợi ích của nước bọt

Thông thường thức dậy vào buổi sáng miệng của chúng ta hay có mùi hôi đặc trưng do tuyến nước bọt trong đêm giảm tiết nước bọt khiến cho miệng của chúng ta bị khô và là điều kiện tốt cho các vi khuẩn phát triển rất nhanh tạo nên mùi hôi này.

Khi chúng ta nuốt nước bọt sẽ làm trôi hết các vi khuẩn có lợi. Do vậy miệng của chúng ta sẽ có mùi hôi khi miệng bị khô. Ví dụ như những người hút thuốc lá trong miệng sẽ bị khô và có rất nhiều vi khuẩn kỵ khí, kể cả khi họ vệ sinh răng miệng thường xuyên miệng vẫn bị hôi.

Do vậy để tránh tình trạng này, bạn nên dùng các loại dầu chỉ chống vi khuẩn có hại và làm sạch khoang miệng bằng các loại nước xúc miệng không cồn.

Phương pháp tẩy mạnh

Nếu vệ sinh bằng các phương pháp thông thường mà miệng của bạn vẫn có mùi hôi dai dẳng thì cách tốt nhất là dùng một loại kem đánh răng đặc biệt có chất oxy già carbamide.

Chất oxy già carbamide này có tác dụng làm cho oxy toả ra chống lại các loại vi khuẩn có trong miệng rất mạnh. Loại kem đánh răng này có tác dụng khử mùi hôi rất hiệu quả kể cả những trường hợp có chứng hôi miệng phức tạp nhất.

(Theo: nhakhoa)