Trang nhà > Gia đình > Sống đúng > Gia vị: những vị thuốc chữa bệnh độc đáo
Gia vị: những vị thuốc chữa bệnh độc đáo
Chủ Nhật 1, Tháng Sáu 2008, bởi
Các nền y học khác nhau trên thế giới đều cho gia vị là thuốc vì có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh và cũng chỉ cần sử dụng với một liều lượng tương đối nhỏ, giống như khi chế biến thức ăn.
Trong các nền văn hoá ẩm thực, gia vị luôn chiếm giữ vị trí đặc biệt. Tuy chỉ được sử dụng với một lượng nhỏ, nhưng chính gia vị đã tạo ra "cá tính" cho các món ăn và bản sắc của nền ẩm thực.
Từ xưa, Y học phương Đông đã quan niệm: Thuốc chữa bệnh và thức ăn có cùng nguồn gốc, như y gia thường nói "dược thực đồng nguyên". Các loại thức ăn đều là những vị thuốc. Do đó, thức ăn nói chung, gia vị nói rêng đều được các Đông y xác định về "tính" (tính chất", "vị" (mùi vị), "công hiệu" (tác dụng đối với vơ thể) và "chủ trị" (sử dụng để chữa trị loại bệnh nhất định) - giống như tất cả các vị thuốc.
Thí dụ, theo Đông y, trái ớt có tính nhiệt, vị cay; có công hiệu ôn trung (làm ấm, tăng cường tiêu hoá), tính hàn (trừ lạnh), khai vị, tiêu thực; chủ trị đau bụng do nhiễm lạnh: Nôn mửa, kiết lỵ, chân tay sưng tấy do bị cóng, lở ngứa ngoài da. Gừng tươi có tính ấm, vị cay; có công hiệu ôn trung phát hãn (làm ra mồ hôi), giải biểu (chữa cảm mạo), ôn phế hoá đàm (ấm phổi tan đờm), kháng lão kiện thân (chống lão suy, tăng sức khoẻ), giải độc. Gừng khô có tính nhiệt, vị cay; có công hiệu ôn trung, hồi dương, ôn phế hoá ẩm. Hồ tiêu có tính nhiệt, vị cay; có công hiệu ôn trung, chỉ thống, hạ khí tiêu đàm thực tích.
Một số bài thuốc thiết dụng từ gia vị, có thể sử dụng để chữa trị một số bệnh thường gặp:
- Phòng ngừa cảm mạo: Giã vài củ tỏi, vắt lấy nước cốt, pha thêm nước (tỉ lệ 1/10). Hàng ngày tối trước khi đi ngủ, nhỏ vài giọt vào từng lỗ mũi.
- Chữa cảm lạnh: Hành tươi 50g hoặc gừng tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc nước hoặc nấu cháo ăn khi đang nóng. Trường hợp cảm nặng, dùng hành tươi 30g, gừng tươi 30g, rau mùi 30g, dấm 30ml, nước 100ml, sắc lên uống khi thuốc còn nóng.
- Chữa phản vị (vừa ăn vào là nôn ngược ra): Dùng hồ tiêu tán bột 15g, gừng tươi 50g, nước 2 bát, sắc còn nửa bát, chia 3 lần uống trong ngày.
- Trẻ nhỏ bị đầy bụng, kém ăn: Hành tươi vài củ, gừng tươi và hồi hương mỗi thứ một ít. Tất cả đem giã nát, sao nóng, dùng vải xô bọc lại chườm lên rốn, ngày 2 lần, mỗi lần chườm khoảng nửa tiếng, chườm liên tục trong 5 ngày (một liệu trình), nghỉ vài ngày lại tiếp tục liệu trình khác, cho đến khi khỏi.
- Trẻ sơ sinh bí tiểu tiện: Lấy một ít cọng hành, giã nát, trộn vào sữa mẹ uống dần.
- Chảy máu cam: Lấy một củ tỏi, bóc vỏ, giã nát, nặn thành miếng to cỡ đồng xu, đắp vào gang bàn chân. Chảy máu lỗ mũi phải, đắp ở chân trái. Chảy máu ở bên trái, thì đắp bên phải. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì đắp ở cả hai bàn chân.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Lấy vài củ tỏi, giã nát vắt lấy nước cốt, rồi trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1/2. Có thể thay thế dầu vừng bằng mật ong. Rửa sạch lỗ mũi bằng nước muối, lau khô, lấy bông tẩm thuốc, nhét luân phiên vào từng lỗ mũi, ngày 3- 6 lần.
- Chữa viêm xoang mãn tính: Hồ tiêu trắng 30g, thêm 200ml nước, nấu cạn còn 60ml. Dùng bông thấm nước thuốc nhỏ váo mũi mỗi ngày 3- 6 lần. Thường 2- 4 ngày có thể khỏi.
- Chữa nám da: Dùng gừng khô 25g, thái nhỏ, rượu trắng hoặc cồn 50% khoảng 500ml, ngâm trong 15 ngày. sau đó hàng ngày dùng bông thấm cồn thuốc, bôi và sát vào chỗ da bị nám, ngày 2 lần.