Trang nhà > Văn chương > Nước ngoài > Cao Hành Kiện không còn đọc văn học đại lục
Phỏng vấn của Sylvia Li-chun Lin:
Cao Hành Kiện không còn đọc văn học đại lục
Thứ Ba 17, Tháng Sáu 2008
Cao Hành Kiện tự nhận mình là một công dân thế giới. Từ khi rời khỏi quê hương, nhà văn vẫn đều đặn viết, trước hết và trên hết là cho bản thân. Văn chương, với ông, phải vượt lên khỏi biên giới quốc gia và lãnh thổ. Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn đoạt giải Nobel 2000 với phóng viên Sylvia Li-chun Lin:
Trong diễn từ Nobel, ông trình bày rất rõ quan điểm của mình về vai trò và trách nhiệm của nhà văn. Quan điểm này rõ ràng đã dẫn đường cho những nỗ lực sáng tạo của ông trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa và phim ảnh. Ông có thể vui lòng nhắc lại một lần nữa?
Tôi không cho rằng văn học hoặc các sáng tạo nghệ thuật lại cần phải dính líu đến chính trị. Một nghệ sĩ cần phải đứng cao hơn những ràng buộc chính trị và sự cám dỗ của thị trường để đạt được tự do và độc lập trong tư tưởng. Nhà văn không phải là chiến binh, nhiệm vụ của văn học không phải là phê phán hay cải tạo xã hội. Đồng ý là mỗi nhà văn đều có quan điểm chính trị riêng, nhưng quan điểm của họ không nhất thiết phải tuyên bố trong tác phẩm. Tôi tin rằng, các nhà văn chỉ cần thành thực với chính mình khi viết về với những vấn đề cá nhân nhỏ nhoi và mong manh. Mỗi con người thường phải đối diện với rất nhiều sức ép trong xã hội. Họ sẽ bị dìm trong đám đông hỗn tạp hoặc sẽ chế ngự được sự lấn át của các thế lực. Thật là một thử thách dễ khiến người ta nản chí khi phải thể hiện lập trường của mình trong những hoàn cảnh như vậy. Mỗi cá nhân khẳng định sự tồn tại của mình qua những thử thách từ môi trường sống. Nhìn từ góc độ này, có thể thấy, văn học không phải là vũ khí để phê phán mà là tấm vé chứng thực sự tồn tại. Mỗi nhà văn là một chứng nhân cho thời đại anh ta sống và văn học trở thành bằng chứng mạnh mẽ, sống động cho sự tồn tại của loài người. Văn học thật hơn lịch sử - thứ được viết ra dưới ảnh hưởng của quyền lực chính trị.
- Ông từng rất tự hào khi phải rút bộ phim "Silhouette, sinon l’ombre" của mình khỏi Liên hoan phim Cannes vì Ban giám khảo không biết xếp nó vào hạng mục nào. Tại sao họ lại gặp phải khó khăn khi phân loại phim của ông như thế?
Tôi rất thích làm phim. Cuối cùng, tôi cũng đã làm được một bộ phim. Nó không được thị trường điện ảnh hiện nay chấp nhận. Nhưng đó chính xác là loại phim mà tôi muốn sản xuất. Nó không phải là phim điện ảnh cũng không phải phim tài liệu. Bạn có thể gọi nó là một bài thơ điện ảnh - bài thơ được viết bằng kỹ thuật làm phim. Phim là nghệ thuật sử dụng hình ảnh với ngôn ngữ và âm thanh đi kèm nhằm giải thích hoặc làm nổi bật hình ảnh. Trong phim của tôi, tôi xử lý hình ảnh, ngôn ngữ và âm thanh như 3 thành tố riêng biệt, có thể tồn tại độc lập với nhau. Mỗi thành tố có lớp từ vựng riêng. Sự tương phản và so sánh được xây dựng trên quan điểm nền tảng đó, như vậy, lối trần thuật truyền thống hoàn toàn bị phá vỡ. Các nhà tổ chức Liên hoan phim Cannes cho rằng nó quá mới/ lập dị/ lạ. Nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi vẫn tiếp tục cách làm này trong bộ phim sắp tới. Tôi sẽ còn mở rộng và phát triển hơn hình thức này. À, bộ phim sẽ được công chiếu tại Liên hoan nghệ thuật Singapore 2008 (22/5 - 22/6), ở đó, người ta sẽ nghĩ ra một hạng mục thích hợp cho nó.
- Hiện tại, ông dành phần lớn thời gian của mình cho hội họa, làm phim và viết kịch. Ông có định viết thêm tiểu thuyết nào trong tương lai gần? Từ sau "Linh Sơn" và "Kinh thánh cho một người", ông chỉ viết được một số truyện ngắn - gần đây được xuất bản bằng tiếng Anh trong tuyển tập "Buying a Fishing rod for my grandfather" (Mua một cần câu cho ông tôi). Nếu viết tiểu thuyết, ông sẽ viết bằng tiếng Trung hay tiếng Pháp? Tôi nhớ Milan Kundera từng nói, dù viết tiểu luận, thậm chí là cả kịch bằng tiếng Pháp, nhưng ông chỉ viết được tiểu thuyết bằng tiếng Czech. Tất nhiên, chúng ta đều biết là sau đó ông đã thay đổi quan điểm và bắt đầu sáng tác tiểu thuyết bằng tiếng Pháp. Phải chăng, so với các thể loại khác, tiểu thuyết có những đòi hỏi riêng trong việc nó được sáng tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay bằng ngoại ngữ. Ý kiến của ông thế nào?
Tôi đã lên kế hoạch viết cuốn tiểu thuyết mới nhưng rồi đành phải bỏ vì lý do sức khỏe. Viết tiểu thuyết rất mất sức, một phần vì tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Khi làm thơ hay viết kịch, tôi có thể dành nhiều thời gian để tìm ra một từ chính xác, vì hai thể loại này có dung lượng không quá dài. Nhưng viết tiểu thuyết mà cũng làm như thế thì rất mất thời gian. Bên cạnh đó, tôi là người đặc biệt thận trọng khi sử dụng từ ngữ. Tiểu thuyết, với tôi không đơn giản chỉ là kể một câu chuyện. Tôi không còn trẻ nữa và tôi cảm thấy việc mất thời gian chọn từ, lựa chữ chính xác để viết tiểu thuyết như cách tôi đã làm với kịch hay thơ là một đòi hỏi quá lớn.
- Sau buổi đọc vở kịch mới nhất của ông "Balade Nocturne" (viết bằng tiếng Pháp) tại Đại học Notre Dame, ông đã được hỏi rằng: có sự khác biệt nào khi ông viết vở kịch này bằng tiếng Trung và tiếng Pháp. Ông đã trả lời như thế nào?
Balade Nocturne là vở kịch thứ năm tôi viết bằng tiếng Pháp. Tôi thường viết thêm một bản tiếng Trung sau khi có bản tiếng Pháp nhưng tôi không có thời gian giới thiệu nó trong chuyến thăm Đại học Notre Dame. Tiếng Trung và tiếng Pháp, chắc chắn là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, đòi h
Xem online : Tiền Vệ