Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Văn chương > Thi ca > Joseph Brodsky (1940-1996)

Joseph Brodsky (1940-1996)

Thứ Bảy 11, Tháng Mười 2008, bởi Cong_Chi_Nguyen

TIỂU SỬ

Joseph Alexandrovich Brodsky (Иосиф Александрович Бродский) là nhà thơ và nhà tiểu luận người Nga. Sinh ra và lớn lên ở Leningrad trong một gia đình người Do Thái, bỏ ngang trung học, nhưng tự học tiếng Anh và tiếng Ba Lan (chủ yếu để dịch thơ Czesław Miłosz), và tự học hỏi bằng cách đọc rất nhiều sách triết, tôn giáo, huyền thoại, và thơ. Bắt đầu viết và dịch thơ từ năm 17 tuổi, được khuyến khích và chịu ảnh hưởng của nhà thơ nữ Anna Akhmatova. Năm 1963, Brodsky bị bắt và sau đó bị kết tội “ký sinh chủ nghĩa” (“тунеядство”), để rồi năm 1972 bị trục xuất khỏi Liên Xô. Đến Mỹ năm 1980, bắt đầu giảng dạy tại nhiều đại học ở Mỹ và Anh. Đoạt giải Nobel Văn chương năm 1987 và được chọn làm Thi sĩ Quốc gia của Mỹ (1991-1992). Mất năm 1996 tại thành phố New York.

To My Daughter
1994
ĐT- bài thơ này in trong tập So Forth [1]. Joseph Brodsky viết khi ốm rất nặng mà con còn nhỏ, sau đó tự dịch sang tiếng Anh từ tiếng Nga.

Give me another life, and I’ll be singing
in Café Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former.
Yet partly because no century from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores, varnish and dust all over,
observe you, in twenty years, in your full flower.
On the whole, bear in mind that I’ll be around. Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always, for they no doubt will judge you.
Love those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I’ll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines in our common language.

Source

Gửi Con Gái Tôi

Cho cha một cuộc đời khác, và cha sẽ hát
ở quán cà phê Rafaella. Hoặc đơn giản ngồi
ở đó. Hay như đồ đạc đứng trong góc
nếu cuộc đời ấy hơi ít rộng lượng hơn bây giờ.
Một phần vì không thế kỷ nào từ nay sẽ quản
thiếu chất cà phê và nhạc jazz, cha cố chịu vậy,
với những vết nứt, lỗ nẻ, lớp sơn, bụi bặm trên mình,
ngắm con hai mươi xuân nở thành đoá hoa xinh.
Thôi, hãy nhớ rằng cha vẫn bên con, đúng hơn
thì một đồ vật vô hồn có thể là cha đó,
nhất là khi chúng già nua hay to lớn hơn con.
Vậy phải luôn để mắt vì chắc chắn chúng sẽ phán xét.
Hãy yêu những thứ đó, dù gặp hay không cũng thế.
Ngoài ra chắc con vẫn nhớ một bóng, một đường viền,
Còn cha sẽ mất ngay cả khi đó, cùng hành lý khác.
Nên những đường gỗ này có chút gì trong tiếng nói chung của chúng ta.

(Chuyển ngữ: Đông Tỉnh)

M.Chagall: Sinh nhật

Tĩnh vật

1971
“Khi cái chết tới, nó sẽ lấy đi đôi mắt của ngươi.”
— C. Pavese (Italia)

I
Ngợp quanh trước mặt
là đồ vật và con người.
Chúng làm ta đau xé mắt.
Thà giấu trong bóng tối con ngươi.
Ta ngồi trên ghế
trong công viên – đưa mắt nhìn
qua lại những gia đình.
Thấy, chán ngấy ánh sáng.
Tháng giêng. Mùa đông.
Đồng ý với tờ lịch.
Khi cái chán đến với bóng đêm,
tiếng ta bắt đầu vang lên.
II
Đã tới lúc. Ta sẵn sàng bắt đầu.
Chẳng quan trọng là từ đâu.
Mở miệng. Ta có thể câm nín.
Lên tiếng vẫn hơn lặng im.
Vậy thì ta sẽ nói gì đây?
Về ngày, về đêm. Hay không
về gì cả. Hay về đồ vật vậy.
Đồ vật chứ không
phải con người. Chúng sẽ chết.
Tất cả. Ta cũng đến hồi kết.
Là sự lao động không tăng sản.
Như viết chữ lên gió ngàn.
III
Máu ta lạnh cóng –
hơn cả những con sông
đóng băng đến tận đáy.
Ta không thích con người.
Những hình dạng chẳng giống ta.
Khuôn mặt chúng ghép chặt vào
cuộc sống, không thể lột ra
những khuôn mặt trơ tráo.
Thứ gì đó trên mặt chúng
chống lại trí thông minh.
Thứ gì đó như là xu nịnh
vớí những kẻ không rõ là ai.
IV
Đồ vật dễ chịu hơn. Nhìn từ
bên ngoài chúng không thiện
không ác. Cũng như
ở bên trong vậy.
Bên trong sự vật – bụi.
Bặm. Sâu đục khoét chui lủi.
Vách ngăn. Bọ chết khô.
Không thoải mái cho bàn tay.
Bụi. Khi ta bật đèn,
chỉ có bụi được sáng lên.
Thậm chí cho dù khi
sự vật bí ẩn đóng kín.
V
Ở bên ngoài cái tủ cũ,
ở bên trong cũng như
vậy, làm ta nhớ đến
nhà thờ Đức Bà Paris.
Trong tủ tối đen như mực.
Chiếc chổi của giám mục
không thể nào quét sạch
bụi. Còn sự vật, như một quy tắc,
chẳng tìm cách quét sạch ngay
bụi, chẳng phải nhíu lông mày.
Bụi là da thịt của
thời gian; da thịt và máu.
VI
Gần đây ta thường ngủ
giữa ban ngày. Dường như
cái chết đang thử
nghiệm ta, mang,
dẫu vẫn đang thở,
cái gương soi đến gần miệng,
cũng giống như ta mang
sự phi hiện hữu ra ánh sáng.
Ta không cử động.
Hai cái hông như băng đóng.
Những tĩnh mạch màu xanh
trên đá hoa cương lạnh.
VII
Mang quà tặng từ tất cả
các góc cạnh của mình,
đồ vật thoát khỏi sự gièm pha
của thế giới chữ nghĩa thông minh.
Đồ vật không chuyển động. Cũng không
đứng im. Đó là sự mê sảng.
Bản thân chúng có không gian,
mà bên ngoài chẳng có đồ vật.
Đồ vật có thể bị vỡ, đốt ngạt,
bị moi ruột và dập nát.
Vứt bỏ. Nhưng chúng không
bao giờ kêu: «mẹ kiếp».
VIII
Cây cối. Bóng mát. Mặt đất
dưới cây để rễ cắm ngập.
Như những chữ kết đan vào.
Đất sét. Những dãy đá.
Rễ cây. Chúng bện vào nhau.
Tảng đá, dùng sức nặng
của mình mà thoát mau
khỏi đám gốc rễ chịt chằng.
Tảng đá đứng im. Không
nhấc đi, không xê động.
Bóng cây. Trùm lấy con người,
như cá nằm trong mắt lưới.
IX
Đồ vật. Những thứ màu nâu.
Đường viền mờ nhạt.
Hoàng hôn. Nào đâu
còn gì nữa. Tĩnh vật.
Cái chết đến và sẽ tìm thấy
một thân người đã bình
lặng thấy nó, phản chiếu, chính
là khuôn mặt người đàn bà.
Đó là sự phi lý, dối trá;
lưỡi hái, bộ xương, sọ người.
«Khi cái chết tới, nó sẽ
lấy đi đôi mắt của ngươi».
X
Đức Mẹ nói với Chúa Ki tô:
«Người là con ta hay là
Thượng đế? Người bị đóng đinh.
Ta sao về được nhà mình?
Sao có thể bước qua cửa nhà
khi ta vẫn chưa hiểu ra:
Người là con hay là Thượng Đế?
Người đã chết hay còn sống bên ta?»
Chúa Ki tô mới thưa là:
«Dù đã chết hay vẫn sống trên đời
thì chẳng có gì khác biệt cả,
Con hay Chúa, vẫn là con của mẹ mà thôi».

(Chuyển ngữ: Một Danna)


[1Joseph Brodsky’s last volume of poems in English, So Forth, represents eight years of masterful self-translation from the Russian, as well as a by now substantial body of work written directly in English. At the time of his death in 1996 Brodsky was recognized as one of the great poets of his mother tongue; yet after twenty-four years in the United States, and decades of teaching and studying poetry in English, he had become a master of his adoptive language as well. The poems collected here reflect the many milieus he inhabited - rural Massachusetts, New York City, his native St. Petersburg, the great cities of Europe - but they are the voice of a citizen of the world, exploring the territories of language itself.

This final, posthumous book of poetry by Joseph Brodsky, the Nobel Prize winner and former poet laureate of the U.S., is by far his most intimate and confessional. This is Brodsky’s third collection in English — he published seven earlier books in the Soviet Union, from where he immigrated to this country as an involuntary exile in 1972. While his self-translations are uneven and at times overly academic, a deeply personal tone takes hold in So Forth and nearly sweeps the reader away with its expertly evoked sadness and nostalgia.

The best of these poems, which first appeared in The New Yorker, New York Times, and The New Republic, show Auden’s influence in their simplicity of language, their rhymes and their infusion of deceptively innocent emotion. In the graceful, lovely poem "A Song," Brodsky says: "I wish you were here, dear,/ I wish you were here. I wish I knew no astronomy/ when stars appear./ When the moon skims the water/ that sighs and shifts in its slumber./ I wish it were still a quarter/ to dial your number." The poem acquires new meaning and poignancy when you realize, in the last stanza, that the "you" has died.

So Forth, which Brodsky dedicates to "my wife and daughter," includes a bewitching dream poem called "In Memory of My Father: Australia," in which the ghost of a father who died in a crematorium says simply: "Looks like I’ve lost my slippers." The poem ends: "better these snatches of voice, this patchwork/ monologue of a recluse trying to play a genie/ for the first time since you formed a cloud above a chimney." Though it could be interpreted as anyone’s father, the direct address and longing for a family connection are undeniably close and moving.

In this collection’s most gentle and moving poem, "To My Daughter," Brodsky seems to anticipate his death while saying goodbye to his baby girl. He writes, "On the whole, bear in mind that I’ll be around. Or rather,/ that an inanimate object might be your father ... / you may still remember a silhouette, a contour/ while I’ll lose even that, along with the other luggage./ Hence, these somewhat wooden lines in our common language." Of course, these lines aren’t wooden at all — they show a newfound warmth and accessibility. They’re the work of a gifted poet who learned to transcend all political and language barriers and speak in the universal language of heart and mind. — Salon