Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Văn chương > Thi ca > Jaime Gil de Biedma (1929-1990)

Văn học Tây Ban Nha:

Jaime Gil de Biedma (1929-1990)

Thứ Bảy 27, Tháng Mười Hai 2008, bởi Hong Ha

Tiểu sử

Jaime Gil de Biedma là một nhà thơ Tây Ban Nha, ông sinh ra ở Barcelona và sống ở thành phố đó suốt đời, trừ những năm nội chiến (1936-1939, phe độc tài Franco thắng phe dân chủ). Năm 1973 thơ của ông đã được dịch sang tiếng Việt.

Biedma chống lại quan điểm của Mallarmé cho rằng trong thơ không thể nào phân biệt được nội dung với hình thức. Đối với Biedma, sự phân biệt nội dung với hình thức là một việc thông thường và cần thiết, vì đó là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công của một nhà thơ. Nhưng cũng cần tránh lối phân biệt sai lầm theo kiểu nhà thơ Pháp André Chénier: Dùng câu thơ cổ để nói ý mới.

Ông trở thành một trong những tác gia quan trọng của "Thế hệ 50" ở Tây Ban Nha, bao gồm các nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch: Ángel González, Ignacio Aldecoa, Eladio Cabañero, Carlos Sahagún, Antonio Gamoneda, José Agustín Goytisolo, Carmen Martín Gaite, Juan Marsé, José Ángel Valente, Claudio Rodríguez và Francisco Brines.

Tác phẩm chính

— Theo lệnh của thời gian
— Bạn đường
— Bốn bài thơ đạo đức

Ngoài ra Biedma còn dịch một tập tiểu luận về thơ của Thomas Sterns Eliot.

Trích dịch thơ của Jaime Gil de Biedma

Bào chữa và thỉnh cầu

Biết nói gì về đất mẹ của ta
Cái mảnh đất của những loài ma quỷ
Nỗi khốn khổ, bọn dẫn đường tồi tệ
Nhưng nào đâu chỉ có thế thôi
Còn bịa ra cảnh thần bí con người
Phút rửa tội cuối cùng cho lịch sử?

Trong câu chuyện của muôn nghìn lịch sử
Chuyện của ta buồn thảm nhất rồi chăng?
Bởi vì chưng nó kết thúc không lành
Làm như thể con người ta mệt mỏi
Thôi tranh đấu và giao cho loài quỷ
Bọn dẫn đường, quản lý nỗi nghèo kia

Nỗi khốn khổ lâu đời, không thể nhớ
Mà nguồn gốc lạc vào trong lịch sử
Sử bảo không phải lỗi bọn dẫn đường
Chính vì trời đã hành tội quê hương
Một giá khổ trả cho loài quỷ ác
Với lao động của dân, và đói khát

Tôi đã thường nghĩ đến những người đây
Thường nghĩ suy đến nỗi khổ cùng này
Của cái xứ của những loài ma quỷ
Thường nghĩ đến trang sử nào khác nữa
Rối ren hơn, một nước mới Tây Ban Nha
Trong tay bọn dẫn đường tồi tệ, xấu xa

Tôi muốn tìm bọn dẫn đường xấu ấy
Là chuyện riêng của những kẻ tầm thường
Chứ phải đâu của học thuyết siêu hình
Tin Tây Ban Nha thoát ra vòng khốn khốn khổ
Đã đến lúc phải đổi thay lịch sử
Trước cái ngày bọn quỷ dữ lôi đi

Tôi muốn tin không có loài quỷ nọ
Có bọn người nuôi quân tồi tệ đó
Bọn lái buôn thầu lịch sử giả kia
Chính chúng bay đã bán đứng con người
Đã đưa họ tới con đường khốn khổ
Đã giam cầm sức khoẻ Tây Ban Nha

Tây Ban Nha ơi, hãy đuổi loài quỷ dữ
Hãy tìm bạn dẫn đường trong khốn khổ
Và lịch sử con người hãy để người làm chủ

Đào Xuân Quý dịch qua bản Pháp ngữ

Nguồn:
— Thơ Tây Ban Nha chiến đấu/ Đào Xuân Quí dịch/ NXB Văn học, 1973.
— http://es.wikipedia.org/wiki/Jes%C3%BAs_L%C3%B3pez_Pacheco

Apología y petición

¿Y qué decir de nuestra madre España,
este país de todos los demonios
en donde el mal gobierno, la pobreza
no son, sin más, pobreza y mal gobierno
sino un estado místico del hombre,
la absolución final de nuestra historia?

De todas las historias de la Historia
sin duda la más triste es la de España,
porque termina mal. Como si el hombre,
harto ya de luchar con sus demonios,
decidiese encargarles el gobierno
y la administración de su pobreza.

Nuestra famosa inmemorial pobreza,
cuyo origen se pierde en las historias
que dicen que no es culpa del gobierno
sino terrible maldición de España,
triste precio pagado a los demonios
con hambre y con trabajo de sus hombres.

A menudo he pensado en esos hombres,
a menudo he pensado en la pobreza
de este país de todos los demonios.
Y a menudo he pensado en otra historia
distinta y menos simple, en otra España
en donde sí que importa un mal gobierno.

Quiero creer que nuestro mal gobierno
es un vulgar negocio de los hombres
y no una metafísica, que España
debe y puede salir de la pobreza,
que es tiempo aún para cambiar su historia
antes que se la lleven los demonios.

Porque quiero creer que no hay demonios.
Son hombres los que pagan al gobierno,
los empresarios de la falsa historia,
son hombres quienes han vendido al hombre,
los que le han convertido a la pobreza
y secuestrado la salud de España.

Pido que España expulse a esos demonios.
Que la pobreza suba hasta el gobierno.
Que sea el hombre el dueño de su historia.