Trang nhà > Bạn đọc > Thuật ngữ > Từ "Chính phủ điện tử" đến Kế hoạch 300 tỷ VND
Từ "Chính phủ điện tử" đến Kế hoạch 300 tỷ VND
Thứ Tư 21, Tháng Giêng 2009
Các bạn nên đọc ngược từ dưới lên.
Fri, 19 Dec 2008 17:12
Thân gửi các anh, chị của diễn đàn,
Cuối tuần chúc các anh, chị vui vẻ.
Tôi vui mừng gửi đến các anh, chị Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu 463 trên 464, chỉ có 1 phiếu trắng ( chứ không chống ). Trong đó có lĩnh vực Công nghệ thông tin là lĩnh vực vẫn được xếp số 1 trong 4 lĩnh vực công nghệ cao.
Tóm tắt là trong Luật này Nhà nước sẽ dành những ưu đãi cao nhất về đất đai và các loại thuế ( trừ thuế thu nhập cá nhân ) cho ứng dụng, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, sản xuất sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao.
Nhà nước sẽ ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đấu thầu các dự án dùng Ngân sách Nhà nước ( đây là phần cống hiến của anh Trần Lương Sơn và anh Lưu Hoàng Long ) trong quá trình góp ý cho dự thảo Luật này.
Trong Luật này đã loại bỏ những quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNC và giảm thiểu những can thiệp của Nhà nước trong các hoạt động CNC ( đât là cống hiến rất lớn của anh Nguyễn Quang A ).
Tất nhiên từ Luật đến cuộc sống còn dài, nhưng không có cái ban đầu thì không có cái sau. Công nghệ thông tin của chúng ta cũng vậy, không có những bậc tiền bối ban đầu như các anh Phân Đình Diệu, Trần Lưu Chương, Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Ngọc cùng nhiều anh chị em khác thì khó có được ngày nay, dù ngày nay chưa phải là tốt.
Trong hội thảo FOSS tôi cũng thể hiện mong muốn là trong lĩnh vực hẹp này cũng mong có các bậc tiền bối xuất hiện, chúng tôi chỉ là những người thực hiện những ý tưởng và hoài bão của các bậc tiền bối, Anh Quang, Anh Công, anh Nghĩa, Anh Vinh, Anh Hoàng Lê Minh , anh Trần Lương Sơn, anh Hiền và một số anh chị em khác đã có công rất lớn cho việc thúc đẩy FOSS ở Việt Nam. Thành công của FOSS là của cộng đồng và hướng tới cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi mới chọn chủ đề hội thảo năm 2008 là FOSS với Giáo dục và Cộng đồng. Còn đề án chỉ là chất xúc tác cho sự phát triển của FOSS mà thôi.
Trong quá trình làm việc, chúng tôi, những người thực hiện ý đồ của các bậc tiền bối cũng không tránh khỏi những hoài bão, đam mê xa rời thực tiễn, không đoán trước và biết trước được một thế giới đỏng đảnh, thay đổi mà mình không lường đến. Vì vậy có nhiều sai sót, xin mong các anh, chị lượng thứ.
Anh Quang có đề cập đến việc tôi nói ở Hội thảo FOSS về kinh phí cho FOSS. Xin anh Quang hiểu cho là tôi kể lại câu chuyện ban đầu về FOSS là kể sự tâm huyết, là kể sự thực thời tôi, anh Hoàng Lê Minh, anh Trần Lưu Chương đã xây dựng một đề án khởi đầu trình Chính phủ phê duyệt mang tính chủ trương đẩy mạnh FOSS ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy trình của Chính phủ thì phải có tính toán kinh phí. Sự tính toán này chỉ là con số để tham khảo theo đúng quy trình phê duyệt của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ phê duyệt kinh phí của một đề án mà chỉ phê duyệt mục tiêu và tên các dự án mà thôi. Việc phê duyệt kinh phí do bộ, ngành quyết định. Đó là thủ tục.
Nhiều điều chúng tôi không làm được cho CNTT, cho FOSS thì lại gửi gắm chút ít vào Luật CNC.Mặc dù người tham gia việc này biết rằng lực bất tòng tâm, chỉ làm được một tý xíu gì trong đó cũng đã là hạnh phục lắm rồi.
Lần nữa chũ các anh, chị cuối tuần vui vẻ. Xin bớt chút thời giờ lướt qua Luật CNC.
Đỗ Văn Lộc
Fri, 19 Dec 2008 14:09
Chào các anh chị,
Tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng cái đề án 300 GVND cho phát triển nguồn nhân
lực PMNM 2004-2008 là thất bại. Nhiều anh chị trong diễn đàn này trong
đó có tôi đã tham gia vào các hội đồng thẩm định của 9 cái tiểu dự án,
cái nào cũng hoành tráng trị giá vài chuc G, có 2-3 cái được đánh giá là
có ý nghĩa và khả thi, song cuối cùng không cái nào được duyệt. Vậy có
thể đánh giá nó thành công ở đâu ? Tôi không thích vo tròn để rồi đâu
lại vào đấy. Hôm nọ ở Hội thảo PMNM chúng ta mới vỡ nhẽ khi nghe a. Lộc
nói rằng cái 300 G ấy chỉ là do các anh vẽ ra, chứ CP làm gì có tiền !!!
Tôi rất thất vọng vì lối làm việc như vậy. Chúng ta đã phí công, tốn
tiền vô ích.
Tuy nhiên trong phát biểu của mình ở diễn đàn, tôi vẫn khẳng định rằng
FOSS của VN đã có những chuyển biến tích cực trong 2 năm gần đây, nhưng
đó không nên tính vào thành tích của cái đề án 300G nói trên, hoàn toàn
không. Tôi cũng cho rằng Hội thảo QG về PMTDNM vừa rồi là thành công và
tích cực nhất trong tất cả các Hội thảo trước đó.
Trân trọng,
Quang (IFI)
Fri, 19 Dec 2008 08:42
Kính gửi các anh các chị,
Sau khi tham khảo và tiếp thu ý kiến các anh chị, tôi đã draft xong và
gửi cho anh Bình dự thảo công văn của Diễn đàn để BTC gửi cho anh Nhân.
Tôi cũng có nói qua về nội dung này với anh Đỗ Trung Tá, phái viên về CNTT
của Thủ tướng. Anh Tá rất mong đọc ý kiến của anh em. Tất nhiên ý kiến có
thể còn nhiều nhưng có lẽ không nên để lâu quá, và cũng nên gửi sớm và để
dành các ý kiến còn lại cho kỳ Diễn đàn sang năm.
Tôi xin gửi các anh Tổng luận 3. Theo đề nghị của anh Quỳnh và anh Công
tôi có sửa lại phần nhận xét về Đề án FOSS không dùng từ "thất bại" cho
mềm mại. Tuy nhiên, Đề án 2003-2008 đến nay hết thời gian mà nhiều cái
không thực hiện được thì không thể nói là "chậm" hay "chưa hoàn thành"
được mà nên nói là "không hoàn thành".
Do tại buổi thảo luận tôi chỉ tập trung vào đề dẫn và ghi chép (có tý
khích tướng) nên chưa được có ý kiến riêng. Tôi xin phép đưa mô hình APPP
(trình bày trong bài Keynote Speech trong phiên toàn thể) vào đây (tuyệt
đối không dám đưa thêm ý kiến chưa trình bày trong hội nghị, kể cả việc
không cho FPT và VietSoftware vào ăn cháo cùng với các công ty bé :-))).
Vậy là tôi hoàn thành nhiệm vụ của Diễn đàn giao cho, xin chuyển cờ lại
cho anh Ng Ngọc Bình mang đến đích.
Trân trọng,
Aiviet
Fri, 19 Dec 2008 08:09
Chào anh Việt, anh Bình, anh Công và các anh,
Về chuẩn kiến thức và kỹ năng CNTT, tôi nghĩ mình cũng cần có cách tiếp cận
nghiêm túc để có thể ứng dụng, thí dụ trong đào tạo (đại học (4-5 năm) cho
ra kỹ sư với kiến thức và kỹ năng gì, các trường dạy nghề (2-3 năm) cho ra
các kỹ thuật viên và "thợ" biết làm thạo những gì, các Cty đào tạo nên hướng
vào phân khúc thị trường lao động nào, v.v.), và từ đó có thể giúp cho việc
xây dựng và cung ứng nguồn nhân lực, cụ thể cho ngành CnCNTT. Hình như đây
cũng là ý định của VINASA thì phải.
Tôi có được tham gia chút ít vào các công việc của VITEC nên cũng được làm
quen (chưa thật sâu) vào mô hình kiểu này của JTEC. Tôi nghĩ cách làm của
Nhật cũng có nhiều điểm để học tập.
Về tổ chức làm sát hạch, tôi nghĩ nên để đây là công việc của các cơ quan
như trường đại học, Viện, các Hội nghề nghiệp, v.v.
Một vài suy nghĩ ban đầu các anh xem xét.
A’nh
Fri, 19 Dec 2008 07:37
Chào anh Bình,
Sau khi suy nghĩ kỹ về vấn đề này và tham khảo ý kiến anh Nguyễn Chí
Công, tôi thấy có lẽ không nên thành lập cơ quan nhà nước về sát hạch
chuẩn theo cách độc quyền. Ngược lại tôi thấy nên khuyến khích thành lập
nhiều cơ quan sát hạch theo các chuẩn do họ lựa chọn, theo lối hữu xạ tự
nhiên hương. Nhà nước chỉ nên khuyến khích, hướng dẫn sử dụng chứ không
nên ban hành buộc sử dụng cứng chuẩn sát hạch vì đây là hệ thống bổ trợ
cho đào tạo sau học đường.
Hiện nay bản thân tôi thấy rất cần các dịch vụ sát hạch theo thứ bậc
thường xuyên theo một chuẩn VN nào đó cũng được để đánh giá kỹ sư CNTT để
sắp lương và screen out các kỹ sư tồi.
@anh Công: Bộ KHCN đã có Cục SHTT, tuy nhiên Cục này chỉ cấp bằng (do đó
có vẻ gây khó khăn nhiều hơn là hướng dẫn ????) và không chuyên về CNTT
(tôi có kinh nghiệm hỏi ở đó chẳng được gì). Tôi nghĩ cần có cơ quan hỗ
trợ mà không có quyền quản lý cấp phát và có bộ mặt khả ái hơn.
Aiviet
Thu, 18 Dec 2008 23:50
Vừa mất điện rồi có lại, bật máy lên thấy chết
con Mac tức quá phải chuyển sang dùng PC windows thì lại
thấy mấy bạn (U40?) bức xúc rất chính đáng về HN CPDT
nên xin bàn góp vài lời vì ít nhiều có biết hậu
trường.
Đó là chuyện bình thường ở VN lâu nay. Điều duy nhất
bất thường là nó cũng như cái của quý của vị hoàng
đế trong truyện nọ của Andersen không được các đại
thần và báo chí nhìn ra dù ngày nay là Information age.
Bọn thợ may (tổ chức HN) vừa mượn được hoàng đế
và triều đình đóng vai "chủ nhà" gần như miễn phí
vừa thu bộn tiền của các doanh nghiệp xin tham gia đăng
đàn làm marketing. Nguồn tài chính cho các dự án đẻ ra
từ đây thì tất nhiên sẽ do dân nộp thuế hoặc vay
nước ngoài.
Dù sao nhờ HN này cũng như bao nhiêu HN khác tương tự
mà qua mỗi năm tin sĩ ta cũng được biết rằng chẳng
có mấy tiến bộ ngoài chuyện chạy theo báo chí Mỹ,
hệt như vụ Y2K. Báo chí ta lại ăn theo và dân ngoài
ngành CNTT lại bị lừa tiếp. Đố các bạn biết em bé
là ai?
Chúc ngủ ngon và hẹn gặp lại ở lễ kỷ niệm 10 năm
Schoolnet, một HN khá thật về 1 việc khả thi và có ích
nhiều cho VN.
Công
Thu, 18 Dec 2008 23:14
Tôi cũng không hề hay biết gì về Hội thảo này cho đến buổi tối có người
đến tường thuật tại nhà (giống bóng đá, nghe tường thuật trận dở thì hay
hơn xem), mặc dù đã từng có công tham gia hãn mã.
Tôi cũng có người tặng cho một đĩa gồm các File báo cáo. Cũng nhiều nên
không tiện đưa lên diễn đàn. Nếu có địa chỉ upload thì OK hoặc nếu ai muốn
xem một số bài (thí dụ của anh Ngọc và anh Phi được cho là hay) thì liên hệ.
Nghe nói anh Nhân không đến dự được. (Thử kiểm tra xem
tường thuật có
chính xác không)
Aiviet
Xin cải chính:
tôi theo Trung đạo nhà Phật, và ko nhận gì từ Bộ KHCN về vụ FOSS, tôi
cũng ko phát biểu và dự tiệc ở hội nghị FOSS hôm nọ khi nhìn thấy
nhiều vị lobby rõ quá nhưng hình như nhầm đày tớ.
Anh em FOSS trẻ, trong đó có ở VietLUG và HNLug, có công lớn tuy họ
cho nhiều chứ lấy gì của Bộ KHCN.
Khối đày tớ và những người hưởng lợi nên tự kiểm điểm về việc vẽ voi
bất thành.
Công
Thu, 18 Dec 2008 22:35
Cám ơn anh Công đã góp ý hay.
Tôi quả thực mù tịt về FOSS, nên chỉ nghe được gì thì ghi chép không dám
mạo muội bớt đi. Nhận định về Đề án là của các anh Công và Quang, nếu các
anh đồng ý vo tròn đi thì tôi xin theo ý các anh.
Đề án có 7-8 tiểu đề án mà chỉ có một ít chính sách lẻ tẻ và nâng cao
nhận thức, chỉ nói là "chậm..." có lẽ là vo tròn rồi, phỏng ạ.
Đề án không thành công trọn vẹn, không phải là do các anh không cố
gắng. Nhóm FOSS của các anh nỗ lực thật đáng khâm phục. Nhưng chắc lực bất
tòng tâm.
Tôi cũng cố gắng viết theo giọng báo chí để mềm đi một chút, thấy không
ám chỉ cá nhân, không đến nỗi nói sai sự thật, cũng có khen, có xây dựng.
Nếu có vị nào tự ái, thì chắc không phải là vấn đề của các chuyên gia,
phỏng ạ.
Aiviet
Thu, 18 Dec 2008 22:05
K/g các anh chị,
a Việt đã có lời mời nên tôi mạo muội góp vài y/k cá nhân,
tuy đôi chỗ có thể hơi ra ngoài Tổng luận.
Trước hết là quan điểm chung của tôi:
1/ Đồng ý hầu hết với dự thảo Tổng luận ver 2.0. Tuy nhiên
nên thay đổi cách viết đôi chút vì xưa nay có quá nhiều hội
thảo, báo cáo, đề án, kế hoạch... rồi, mặt khác dĩ nhiên
các quan chức (Tây cũng thế) thường ko có đủ thời gian và
niềm tin để đọc và suy nghĩ sâu sắc, nhất là về những lĩnh
vực vốn có nhiều quan điểm khác nhau và biến chuyển nhanh như
CNTT. Cụ thể nên tập trung chi tiết hơn cho phần kiến nghị,
còn phần nhận định thì mỗi người mỗi ý (thí dụ xem mail
của a Quỳnh, a Nghĩa, a Hiền, a Thái, a Bình v.v.) cần phải tranh
luận thêm vào dịp thuận tiện hoặc viết riêng thành bảng cho
các quan chức dễ theo dõi và so sánh. Ko nên viết style báo chí
để các quan chức tự ái vì ko có họ thì ko xong đâu.
2/ trong tình hình thực tiễn VN hiện nay ai cũng biết là có đầy
sự yếu kém, sai sót, thậm chí giả dối trong các số liệu báo
cáo, thống kê và báo chí. Các học giả nên bớt chỉ trích
những gì ko có đủ chứng cứ, ngược lại cũng có quyền yêu
cầu các quan chức đưa ra các số liệu chính thức và chịu
trách nhiệm về các số liệu đó (ý này chưa phát biểu kỹ
trong hội thảo nhưng có thể đưa thêm vào phần kiến nghị
được ko ?)
Sau đây là y/k bám sát theo từng kiến nghị trong dự thảo Tổng
luận ver 2.0 (kể cả cách đánh số cho dễ theo dõi):
1. Hình như trước đây đã có Bộ KH&CN chịu trách nhiệm "quản
lý nhà nước" về SHTT và tiêu chuẩn hoá, năm 2002 từng "đụng
độ" với Bộ Thương mại. Vậy chăng nên viết là "ngoài Bộ
GD&ĐT thì các Bộ TTTT, và cả Bộ Công thương nữa cần phải
phối hợp hành động (qua mộ̣t tổ chức Tiểu ban liên Bộ và
các thông tư liên ngành?) để hỗ trợ tăng cường nhận thức
cho nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp và xã hội về SHTT và tiêu
chuẩn hoá."
2. Cần nhấn mạnh là chương trình ĐT CNTT có đặc điểm rất
khác các ngành truyền thống là CNTT thường biến chuyển nhanh
hơn so với một chu kỳ học đại học hoặc cao đẳng.
3. Giải thích kỹ năng mềm, các kiến thức toàn diện gồm đại
loại những gì để tránh hiểu nhầm là chúng ta có tham vọng ko
tưởng.
4. Cần nhấn mạnh là ngoài bằng cấp của riêng từng trường,
lớp thì còn phải bổ sung cách đánh giá mỗi người bằng sát
hạch kỹ năng chung cho từng chuyên ngành của CNTT, tuy theo chuẩn
VN nhưng phù hợp các thông lệ quốc tế (ở đây chủ yếu cần
cân đối 4 thị trường Mỹ, Âu, Nhật, VN).
5. OK.
6. Vế đầu: hình như nhà nước đã làm phần nào trên giấy
rồi, thậm chí có cả Viện (chỗ a Minh) nữa. Cần giải thích ý
nghĩa "Tự do" trong FOSS để đừng gắn nó với "miễn phí".
7, 8, 9, 10. OK.
Cám ơn các anh chị lắng nghe và góp ý.
Nguyễn Chi Công
Thu, 18 Dec 2008 18:14
Tôi cũng không hề hay biết gì về Hội thảo này cho đến buổi tối có người
đến tường thuật tại nhà (giống bóng đá, nghe tường thuật trận dở thì hay
hơn xem), mặc dù đã từng có công tham gia hãn mã.
Tôi cũng có người tặng cho một đĩa gồm các File báo cáo. Cũng nhiều nên
không tiện đưa lên diễn đàn. Nếu có địa chỉ upload thì OK hoặc nếu ai muốn
xem một số bài (thí dụ của anh Ngọc và anh Phi được cho là hay) thì liên hệ.
Nghe nói anh Nhân không đến dự được. (Thử kiểm tra xem tường thuật có
chính xác không)
Aiviet
Thu, 18 Dec 2008 17:54
Các bác,
Bức xúc quá. Có bác nào có Tên và nội dung chương trình của cái gọi là
hội-nghị-chính-phủ-điện-tử không?
Nhà em muốn biết xem mục tiêu của hội nghị đó có phải là:
— định nghĩa con voi?
— xây dựng con voi?
— cùng tưởng tượng về con voi?
hay nó là cái gì khác?
Nhà em cũng không có vinh dự được biết đến sự kiện này nên cũng không
biết nó là cái gì, đại diện cho ai mà làm các bác nhà mình bức xúc thế.
Các bác cũng cho ý kiến, việc nào quan trọng hơn: "xác định xem con voi
là gì?" hay là "cái-gọi-là-con-voi làm được gì?" hay là "với việc này,
có khi con-chuột có thể làm được".
Cũng mạn phép xin hỏi, bác nào nhìn thấy hết con voi Tây thế nào truyền
đạt lại cho nhà em với.
Kính,
Vũ Thế Bình
netnam
Thu, 18 Dec 2008 17:39
Chào các anh chị,
Tôi rất (đến nỗi hoàn toàn) không biết đến hội thảo CPĐT diễn ra và chỉ khi mọi người hỏi rằng, khi nào ra HN, thì tôi mới “nghe rằng” chúng ta có một hội thảo như thế. Một hội thảo một chủ đề rất ấn tượng, nhưng cái chất trong sự ấn tượng đó, có mấy ai hiểu “giá trị của một diển thuyết”.Thi nhau nói về mình, tuyệt vời để tâng bốc thương hiệu… là những gì tôi nghe thấy trong các hội thảo mang tính quốc gia. Chẳng một ai đó dám nói một cách vô tư rằng CNTT đang là hỗn loạn.
CPĐT anh Thái đề cập quả là “thầy bói xem voi”. Không chỉ nói về CPĐT, chúng ta xem thế giới nói về điện toán đám mây cũng như “thầy bói xem voi” vậy. Tuy nhiên cái chính không phải là chổ này, mà giá trị trong các thầy bói dám nói ấy, nói một cách vô tư ấy lại là một gì đó rất đáng phải nghe, phải học. Than ôi, lời nói của những thầy bói chúng ta thì lại khác, vì họ cứ hô hào chương trình để “tiêu tiền” cắm một cái cọc trống trơn giữa sông, hay thả một ý tưởng “vô trách nhiệm” ra xã hội và quy về tổ hợp đồng quy – CPĐT là thế ấy.
Mấy lâu nay tôi muốn dùng hai từ để chỉ về CNTT Việt Nam là “ảo” và “phí”. Cái ảo là chúng ta như đang ngủ mơ, đang hình dung rằng, ai đó đang nói về CNTT theo phương pháp vòng vo, theo các chỉ số trên báo cáo giả dối và thiếu trách nhiệm.… thì hỏi làm sao cái ảo giác như ngủ mơ lại không phải nhỉ… còn “phí” ở đây là cái nói về dự án thì cho rằng sao mà đắt ra thế… nhưng khi dùng của nước ngoài thì lại chấp nhận gật đầu lia lịa rằng cho “chắn ăn”. Tôi vừa buồn, vừa lo cho con tôi rằng, nó sẽ tự bán tư duy của nó theo một phương pháp “hướng ngoại” vì mãnh đất này thị trường đầy dẫy những thứ dư thừa bẫn bụi của công nghệ lỗi thời nhưng ai đó vẫn cứ cho rằng “đồ tây”.
Và vì rằng như thế nên ai đó chẳng dám nói lên rằng điện toán đám mây kia cho dù là trong ý tưởng có được cho là “bộc trực của trẻ thơ” mà họ quan tâm để CPĐT sẽ trở thành bài toán dịch vụ của xã hội. Ai cũng thi nhau đặt ra những câu đố khó giải mà ngay chính mình cũng “chỉ để làm khó” cho đối thủ mình và thỏa chí “anh hùng” để khi nhìn lại quê hương cũng chỉ mấy chùm khế ngọt mà thôi.
Ví như hội nghị ấy, chúng ta chứa đựng những giá trị mà xã hội cần nghĩ về tương lai sáng tươi… giá mà chúng ta biết rằng “đến hội nghị để chia sẻ ý tưởng” và chúng ta thấy rằng “đó không phải là hội thảo có lệ”.. thì có lể đện toán đám mây kia sẽ có thể trở thành đề tài con voi với 4 cái chân thật.
Nguyễn Văn Hiền