Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Khoa học > Ngôn ngữ > Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt (phần 2)

Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt (phần 2)

Thứ Năm 22, Tháng Ba 2007

1. Âm vị

Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.

Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.

Hiện nay có 3 cách định nghĩa âm vị:

- 1.1. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có giá trị khu biệt nghĩa

- 1.2. Âm vị là một cấu trúc ngôn ngữ học bao gồm các nét khu biệt. Ngôn ngữ học gọi âm vị là chùm nét khu biệt

- 1.3. Âm vị là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ

2. Phân biệt âm tố với âm vị. Biến thể của âm vị

Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị.

Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị.

3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt

3.1. Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, r, s, ş, c, tr, nh, l, k, χ, ŋ, γ, h, ?/

Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt

3.2. Hệ thống âm đệm

Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.

3.3. Hệ thống âm chính

Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:

/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

tức:

/i, e, ê, ơ, â, a, ư, ă, u, o, ô, ơ, e ngắn, ia, ươ, uơ/

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt

3.4. Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

3.5. Hệ thống thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh điệu.

Quy luật hình thành thanh điệu tiếng Việt

Trong quá trình lịch sử phát triển của mình, nhóm ngôn ngữ Việt Mường đã có một chuyển đổi quan trọng mang tính quy luật: ban đầu chúng là những ngôn ngữ/ phương ngữ không thanh điệu, về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay. Chuyển đổi mang tính quy luật này thường được các nhà nghiên cứu gọi là quy luật hình thành thanh điệu và do A.G. Haudricourt giải thích từ năm 1954. Sơ đồ dưới đây cho chúng ta biết rằng sự xuất hiện các thanh xảy ra là do các biến đổi của âm cuối (rụng đi) và phụ âm đầu (lẫn lộn vô thanh với hữu thanh).

Bản chất của quá trình này là vấn đề đường nét các thanh điệu có liên quan đến cách kết thúc âm tiết. Bản chất của quá trình này cũng là sự xuất hiện âm vực của từ và sau đó là độ cao của thanh điệu nhằm giải quyết mối tương ứng hữu thanh và vô thanh lẫn lộn.

Sơ đồ nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt qua các thời kì

Đầu công nguyên

(không thanh)

Thế kỉ thứ VI

(ba thanh)

Thế kỉ XII

(sáu thanh)

Ngày nay
papapaba
sla, hlahlalala
baba
lala
pas, pahpảbả
slas, hlahhlàlảlả
bas, bah
las, lah
pax, pa?
slax, ba?hlá
bax, ba?pạbạ
lax, la?lạlạ

Xem Biểu diễn âm vị học (phần 3)

Xem Khái niệm âm vị học (phần 1)

(Nguồn: ngonngu.net)


Xem online : Khái niệm âm vị học (phần 1)