Xã hội đa nhiệm - hệ quả của kỷ nguyên Internet

Thế giới in ấn chưa hề chết. Chúng ta sẽ không phải chứng kiến sự kết thúc của những cuốn tiểu thuyết hay sự đóng cửa của những cửa hàng sách, và chúng ta sẽ không chỉ sử dụng mỗi mạng Twitter.
Xin giới thiệu với độc giả bài viết của Tyler Cowen trên tờ The Wilson Quarterly phân tích bản chất của sự chuyển đổi sang một nền truyền thông mới từ khi internet nắm quyền thống trị.

Những giá trị cũ bị thay thế

Chúng ta đang đứng giữa ngưỡng cửa của sự chuyển giao văn hoá. Đối với giới trẻ ngày nay, có lẽ Google mang đến cho họ nhiều thông tin hơn là những cuốn tiểu thuyết như The Catcher in the Rye hay Catch-22, hoặc thậm chí là Harry Potter. Không có bất cứ thắc mắc nào về việc những quyển sách đang dần mất đi vị thế trong cuộc sống văn hoá hiện đại.
Việc giảm sự quan tâm đến những cuốn sách chính là một phần của quá trình chuyển giao mang tính rộng rãi hơn, hướng đến những nội dung ngắn hơn và tập trung vào nội dung chính. Những loại hình văn hoá nhỏ như những mẩu ghi chép, âm nhạc, video… thường là khó để có thể ghi lại, lưu giữ, sắp xếp và tìm kíếm, và vì vậy mà chúng ta ngày càng muốn thưởng thức và tìm hiểu về chúng hơn. Những album nhạc rock của thập kỉ 60 của thế kỉ trước đã được nhường chỗ cho những bài hát đơn trên iTunes. Trên YouTube, những đoạn phim hay nhất chỉ dài chừng vài phút và thậm chí là người xem cũng chẳng màng đến việc xem hết chúng.
Chính sự ngắn gọn này mang đến nhiều sắc thái. Một trong những điều hứng thú với những trang blog này chính là ở những điều hay ho mà chúng mang lại mỗi ngày. Blog đưa ra mọi thứ từ những lời bình luận của các chuyên gia về chính trị hay thiết kế đồ hoạ đến những bản CD nhạc Cuba, rồi cả những suy nghĩ bình thường trong việc cho mèo ăn. Với bất cứ chủ đề gì thì nội dung luôn phong phú, như cái thời thế kỉ 19 mà tiểu thuyết được viết nhiều và được giới thiệu theo kiểu “khoán”.
Nhưng nội dung trên blog thì xuất hiện nhanh hơn, nhiều tác giả và cũng nhiều chủ đề để lựa chọn hơn. Trong lĩnh vực văn hoá, chúng ta thường xuyên thưởng thức thông qua việc mở “những gói quà”, và với sự phát triển của môi trường trực tuyến như ngày nay thì chúng ta có thể trải nghiệm những điều này một cách nhanh chóng và hài lòng.
Có vẻ như chúng ta đang bước vào một nền văn hoá mà không hề để ý, giống như một cơn mộng mê vậy. Nhưng trình trạng hiện nay thì không quá bi thảm như vậy. Nền văn hoá của những thể loại ngắn như vậy đang khiến con người nghĩ nhiều hơn nhưng lại thiếu mạnh mẽ hơn.
Sự xuất hiện của những hình thái văn hoá mới như vậy được chào đón với sứ mệnh cắt ngắn sự chú ý và gây ra sự sụp đổ của một hình thức văn hoá – tiểu thuyết (thế kỉ 18), truyện tranh thiếu nhi, nhạc rock ‘n’ roll, truyền hình và bây giờ là trang Web. Thực tế đã có thời vang son của những người mà đọc sách một cách chăm chú và “đầy suy nghĩ”. Tuy nhiên điều đó không phải để nói rằng không có bất cứ sự thay đổi nào. Sự kết hợp của các hoạt động trí óc từ hình thức in ấn đến hình thức trực tuyến đã mang đến một sự đột phá quan trọng: chúng ta đang dần chú ý nhiều hơn đến thông tin. Nói chung đó chính là một điểm sáng trong một trật tự thế giới mới.

Không khó để xử lý đống thông tin quá tải này. Ai trong chúng ta cũng có thể nhìn thấy một người dùng tay để di viên bi trên điện thoại Blackberry trong khi tay kia thì đang kiểm tra thư điện tử trên máy tính xách tay, còn mắt anh ta đang nhìn tivi (tôi không nói là “xem tivi”). Tuy nhiên, dù có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu cho thấy một sự quá tải về thông tin thì thực tế là hầu hết chúng ta vẫn cẩn thận sắp xếp hàng mớ thông tin này theo một hình thức nào đó thích hợp với sở thích cũng như nhu cầu của mình, một hình thức pha trộn văn hoá theo từng cá nhân.
Để miêu tả tình trạng này người ta sử dụng cụm từ “đa nhiệm”, nhưng có vẻ như nó làm chúng ta quá bận bịu ở mọi nơi. Rõ ràng chúng ta biết làm thế nào để phân loại đúng đắn nhất những thông tin phục vụ cho mục đích lâu dài của mình từ một đống những nguồn riêng biệt.
Không quan trọng là các chủ để mà bạn quan tâm phong phú tới mức nào, bạn vẫn có thể xâu chuỗi chúng thành những câu chuyện “dài kì” thể hiện nhu cầu của mình về phong cách nấu ăn Sichuan, về đột phá chăm sóc sức khỏe, về Michael Jackson, hay về thị trường chứng khoán. Với các trang web, bạn có thể xây dựng nên những câu chuyện đầy trí tuệ về thế giới quanh mình. Quá nhiều luồng thông tin không hề phản ánh sự thiếu hiểu biết của bạn mà ngược lại, nó thể hiện chiều sâu sự am hiểu và tính sáng tạo của mỗi cá nhân.
Để thu thập các thông tin hàng ngày, tôi thường nghe nhạc, đọc thiểu thuyết, truyện phi viễn tưởng, các bài luận trên các trang web, và thường xuyên lướt qua website của tờ New York Times, đồng thời cứ khoảng 5 phút tôi lại kiểm tra thư một lần. Tôi tự mình tập hợp thông tin và thích thú với những gì mình học được. Thường thường tôi không chia những hành động này riêng rẽ mà hay tập chung làm vào một khoảng thời gian nhất định.
Đối với tôi (có lẽ là với chỉ riêng tôi) thì việc kết hợp những việc này một lúc mang lại cho tôi cảm giác chờ đợi và thích thú cao độ nhất. Có thể gọi tôi là một kẻ “nghiện”, nhưng nếu không cho tôi làm những việc này chỉ một ngày ,tôi sẽ ngay lập tức muốn quay về để xem “phần tiếp theo”.
Nhiều người chỉ trích rằng sự “đa nhiệm” thì khiến chúng ta làm việc không hiệu quả. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc kiểm tra thư thường xuyên sẽ khiến chúng ta giảm đi các hành vi nhận thức, có thể lên đến mức như một người say rượu. Nếu những nghiên cứu như vậy là đúng trên diện rộng thì “đa nhiệm” sẽ nhanh chóng biến mất đơn giản vì mọi nguời sẽ nhận thấy làm những việc đó sẽ không có một ích lợi gì cả.
“Đa nhiệm” đang diễn ra nhiều hơn, và chúng ta cũng làm điều đó nhiều hơn. Rất nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng những người mất tập trung sẽ có ít khả năng ghi nhớ công việc và vì vậy sẽ bị ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định. Rất khó để chỉ ra rằng cách làm việc “đa nhiệm” đó có thể gây hại đến quá trình nhận thức của mỗi người khi mà nó xuất phát từ chính lựa chọn và sự kiểm soát của chính họ. Nó không tách chúng ta ra khỏi những hoạt động của mình mà nó là một hoạt động chính của chúng ta.
Cần biết rằng trong những thập kỉ gần đây thì chỉ số IQ đã tăng lên và gây ra một hiện tượng gọi là hiệu ứng Flynn. Tôi không nói rằng “đa nhiệm” đã tạo nên sự tăng trưởng này nhưng hiệu ứng Flynn cho thấy một cảm nhận chung rằng con người đang dần ít nói và ít chú ý hơn. Một xã hội “đa nhiệm” với nhiều phức tạp dường như rất tương thích với những sự phát triển, những thành quả cao hơn và với việc tăng chỉ số IQ.

Sức hút của Internet và Web

Với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.
Chúng ta tìm kiếm và thu nhận thông tin nhanh hơn, và như một kết quả tất yếu, chúng ta đang trở nên thiếu kiên nhẫn hơn. Nếu bạn sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trong vòng 10 giây chứ không dành đến 10 phút để tra trong bách khoa toàn thư thì không có nghĩ là bạn thiếu kiên nhẫn. Nó có nghĩa là bạn đang tạo thêm thời gian để làm những việc khác. Thực tế là chúng ta đang dành nhiều nỗ lực hơn trước để quan tâm đến những vấn đề lớn, từ bản chất của Chúa trời đến thời điểm nào là thích hợp nhất cho việc cưới xin và tương lai của nền kinh tế Mỹ.
Chúng ta tập trung vào những mảng nhỏ về văn hoá như trên không có nghĩa là chúng ta phớt lờ những bức tranh văn hoá lớn hơn, mà những miếng ghép nhỏ này chính là tiền đề cho chúng ta tìm hiểu những xu hướng và những cách thể hiện mới và xa hơn. Một người thường xuyên truy cập web sẽ không vào một blog chuyên về làm vườn, rồi hôm sau vào blog về giầy của Manolo Blahnik và rồi không bao giờ vào cả 2 trangweb đó. Hầu hết những hoạt động lên mạng vào web đều liên quan đến những câu chuyện diễn ra trong thời gian dài về làm vườn, nghệ thuật, giầy dép hay bất cứ cái gì cuốn hút chúng ta. Có một cái gì đó rất hấp dẫn về chúng với câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Đó là lý do tại sao Internet thu hút sự chú ý của chúng ta đến như vậy.
Thực tế là chính các trang web đã kéo dài sự quan tâm của chúng ta bằng cách cho phép chúng ta theo dõi cùng một câu chuyện qua nhiều năm. Nếu tôi muốn biết những thông tin mới về thị trường chuyển nhượng tự do của NBA, những tranh cãi xung quanh sự nóng lên của trái đất hay kế hoạch xuất bản của Thomas Pynchon thì ngay lập tức Google sẽ cung cấp chúng cho tôi. Xưa thì tôi cần liên hệ với một ai đó để có các thông tin này nhưng bây giờ tôi có thể có chúng một cách nhanh chóng.
Đôi khi tôi cảm thấy mình thiếu kiên nhẫn. Tôi sẽ bỏ qua một nửa cuốn sách mà mình đã đọc cách đây 20 năm. Nhưng khi đã bỏ quyển sách xuống thì tôi sẽ lại dán mắt vào màn hình để theo dõi một câu chuyện dài kỳ trên internet. Tôi đã nghe nhạc của Paul McCartney trong 30 năm qua, nhưng nếu có những thông tin gì mới về các ca khúc hay sự nghiệp của ông thì tôi sẽ theo dõi chúng trên Internet trước tiên. Đôi khi chúng ta lướt web một cách hơi “điên rồ” và thiếu sự tập trung vào một chỗ nhưng đó là bởi vì chúng ta quá quan tâm đến những câu chuyện dài kỳ. Nói thì có vẻ hơi ngược đời nhưng chúng ta đang thiếu kiên nhẫn với những loại hình đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Một nguyên nhân nữa khiến các trang web thu hút sự chú ý của chúng ta đó là sự đa dạng và chuyên môn hoá nhiều hơn của các kiến thức được đưa ra. Không dễ dàng gì để bạn có thể hiểu được các dự án mang tính đầu óc mà không có sự tiếp xúc hay va chạm với thế gới xung quanh bạn. Một vài sự phê phán không nhìn nhận ra vấn đề này, lại cho rằng các trang web đang phá hủy việc chia sẻ các nền văn hoá khi chúng ta phép chúng ta theo dõi chỉ một vấn đề chuyên
môn hoá phù hợp với sở thích và nhu cầu của riêng mỗi người.
Tuy nhiên có những người thì cho rằng các trang web lại đang làm điều ngược lại, chúng không đưa chúng ta vào những vấn đề chuyên biệt mà một cá nhân quan tâm, mà chúng đang đưa chúng ta vào một thế giới chủ đề rất đa dạng và vô tận. Hai tranh cãi này rõ ràng là mâu thuẫn nhau. Thực tế là web thì cung cấp các thông tin chuyên môn hoá đồng thời hỗ trợ các chuyên gia tiếp cận với các thông tin chung của xã hội.
Chìa khoá để giúp chúng ta giải quyết “mớ bòng bong” này chính là việc chúng ta sử dụng các công cụ một cách chính xác phù hợp. Số lượng các thông tin được đưa ra là rất nhiều, cũng như các trang mạng xã hội, tìm kiếm như Google, các blog, và Twitter.
Như chuyên gia Clay Shirky đã chỉ ra thì không có sự quá tải về thông tin mà chỉ là do các công cụ lọc đã làm sai. Nếu muốn thì bạn có thể lưu tất cả các thông tin và sử dụng Google hoặc gửi tin nhắn cho một người bạn chỉ khi nào bạn cần thông tin. Điều đó không thường xuyên. Rất nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào một đống các việc như xem video, chat, đọc báo, đồng thời cũng sử dụng mail, đọc thư, gửi thư... Sức ép về thời gian không phải là một bệnh lý trong trường hợp này mà đó chính là những biểu hiện từ những gì chúng ta đang làm. Trang web giúp bạn nâng cao sự hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hoá theo ý của bạn, vì vậy bạn muốn tìm hiểu thêm và sắp xếp chúng, và bạn sẵn sàng lao động cật lực đôi khi đến mức vội vã.
Rõ ràng rằng nhiều người truy cập các trang web mà không phải để tìm kiếm các thông tin mang tính chuyên môn hoặc nhiều người trẻ tuổi thiếu tri thức căn bản về xã hội để có thể tập hợp tất cả những thông tin có được thành một nhóm thông tin có giá trị. Nhiều người chỉ lên mạng để giải trí hoặc xem lại những gì mình đã trải qua ví dụ như xem những gì đang diễn ra với ngôi trường cũ của mình, với những người bạn học cũ hoặc biết thông tin về loài chó chồn. “Vẫn thú vị hơn là xem tivi” là lời phản biện đầy đủ nhất cho điều này, nhưng có một điều còn sâu xa hơn là Internet thì cung cấp thêm và làm đầy thêm thông tin về cuộc sống đời thường của chúng ta.
Sự tương tác của trang web không chỉ bổ sung thêm cho quá trình đó mà còn mở ra những khả năng mới cho các cuộc thảo luận và những tranh cãi. Bất cứ ai cũng có thể tìm thấy một nơi trên Internet để đánh giá một sản phẩm, phê bình một ý kiến hoặc xem trước một cuốn sách hoặc một bộ phim mới.
Một cách để hiểu được sự thỏa mãn về tri thức và cảm xúc của con người trong một xã hội như hiện nay chính là việc xem xét sự tương phản.
Hãy xem xét bản giao hưởng Don Giovanni của Mozart. Lời và nhạc thể hiện gam màu cảm xúc của con người, từ sự sợ hãi đến hài hước, từ tình yêu đến sự hùng vĩ. Với khả năng kết hợp rất nhiều điều trong một tác phẩm nghệ thuật như vậy, bản giao hưởng là một thành công lớn. Nhưng với những ưu điểm của bản giao hưởng như thế, nó sẽ khiến mọi người mất khoảng 3 giờ để nghe trọn vẹn và thậm chí là khoảng 4 giờ nếu mọi người còn nghỉ ngơi giữa giờ. Thêm vào đó, bản giao hưởng bằng tiếng Italia. Và tất nhiên nếu bạn muốn nghe bản giao hưởng này thì chi phí bỏ ra là không hề rẻ.
Thay vì cách thưởng thức đó thì chúng ta có thể lựa chọn những phần mà chúng ta thích thú ngay trên internet từ các phần khác nhau có sẵn trên đó. Hay như trên Youtube, bạn có thể xem những cảnh rùng rơn từ một bộ phim của Nhật, một bản nhạc từ Itunes, hay xem các hình ảnh từ những máy ảnh kĩ thuật số của bất kì ai. Đó là những sự trải nghiệm rất lý thú dù có thể nó không thực sự hấp dẫn đối với chính người tạo ra nó. Đối với những người truy cập web thì những kì quan mà chúng ta tạo ra thậm chí còn khó để mà xem hơn là những thánh đường cổ ở Châu Âu.
Phương pháp tìm hiểu văn hoá ngày nay không phải là liệu bạn có thể đọc tất cả các kí hiệu trên một bức tranh Rubens hay không mà là bạn có thể điều chỉnh một chiếc Iphone và các công nghệ liên quan đến web được hay không. Một điều bạn có thể làm với những thiết bị, công nghệ mới đó là bạn có thể tìm thấy một bức tranh Ruben trên mạng và học được rất nhiều điều về nó. Điều này không phải nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu kiến thức về nó rồi mà bạn biết cách để có được thông tin về nó như thế nào. Xem xét vấn đề theo cách này thì thấy thực tế rằng những người trẻ tuổi mới chính là những người đang đi trước trong việc tìm hiểu nền văn hoá.
Hoàng Giáp (TVN, dịch từ The Wilson Quarterly)