Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Khoa học > Không gian > Copernicus và hệ mặt trời

Copernicus và hệ mặt trời

Thứ Năm 21, Tháng Bảy 2011, bởi Cong_Chi_Nguyen

Năm 1520 người phương Tây mới biết rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ và trái đất quay xung quanh mặt trời, nhờ phát hiện của nhà thiên văn Ba Lan Nicolaus Copernicus (19/2/1473 – 24/5/1543)

Copernicus đã đo và quan sát các ngôi sao và hành tinh. Ông tập hợp, biên soạn tài liệu và so sánh các quan sát của hàng chục nhà thiên văn khác. Làm như vậy, Copernicus đã thách thức Giáo hội La Mã với một niềm tin có 2000 năm tuổi rằng trái đất ngồi bất động ở trung tâm của vũ trụ, trong khi các hành tinh, mặt trời và các ngôi sao quay xung quanh nó. Công việc của ông đánh dấu điểm khởi đầu cho sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ xung quanh trái đất và thiên văn học hiện đại.

Ông cũng là người đầu tiên sử dụng quan sát khoa học làm cơ sở cho sự phát triển của một lý thuyết khoa học (trước đó thì logic và tư duy được coi là cơ sở cho mọi lý thuyết). Bằng cách này Copernicus đưa lên tầm cao cả lĩnh vực thiên văn học hiện đại và phương pháp khoa học hiện đại.

Vui bên lề: Khoảng 1.000.000 trái đất có thể "nằm" lọt bên trong mặt trời. Nhưng điều đó đang dần dần thay đổi bởi vì mặt trời bị nhẹ đi với nhịp độ mất khoảng 2,5 kg mỗi giây khi ánh sáng mặt trời liên tục bay đến trái đất và làm trái đất nặng thêm.


Xem online : Johannes Kepler