Trang nhà > Văn chương > Thi ca > Carlos Barral (1928-1989)
Carlos Barral (1928-1989)
Thứ Ba 20, Tháng Ba 2012, bởi
Tiểu sử
Carlos Barral (1928-1989) là nhà thơ, nhà văn, biên tập viên, chính trị gia, thượng nghị sĩ Tây Ban Nha. Quê ở Barcelona. Ông tốt nghiệp Đại học Barcelona năm 1950 ngành Luật. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ 50. Đây là thế hệ gắn với cuộc chiến tranh nhân dân, đặc biệt trong thơ ca, các nhà thơ đã đưa siêu hình học và triết học vào sáng tác, với sự tìm tòi về ngôn ngữ, thúc đẩy thơ ca xã hội. Carlos Barral làm giám đốc nhà xuất bản Seix Barral do ông sáng lập, trở thành nhà xuất bản quan trọng nhất Châu Âu cho đến tận ngày nay. Tác phẩm đầu tay của ông xuất bản năm 1952 (Những dòng nước được phục hồi - Las aguas reiteradas). Carlos Barral qua đời ở Barcelona năm 1989, thọ 61 tuổi.
Tác phẩm
Máu trên cửa sổ
Không, không phải vẫn như ngày cũ
Tôi rất muốn, bản thân tôi, nhìn thấy
Người đầu tiên đã chết trên vỉa hè
Mà về sau dấu vết hãy còn kia
Tôi muốn biết phút giây đạn nổ
Thấy anh ta trong xó nhà đen tối
Thân rã rời
Khí giận vẫn chưa nguôi
Bây giờ đây câu chuyện khác rồi
Bao nhiêu thịt vô tư, bất động
Bao gan ruột, bao chân tay lạnh cóng
Chẳng còn lưu dấu vết nào đâu
Chỉ có không trung màu kính vỡ từ lâu
Cùng hương vị
Với con đường xám xịt
Dưới pho tượng thần khủng khiếp
Treo bằng hồn lên đầu cột kia thôi
Không, sự hy sinh tập thể này đây
Là chuyện khác, là không tên tuổi
Được quên đi, hẳn là điều nguy hại
Nhưng phần nào lại cũng là vui
Hoặc, phải chăng, những gương sáng ban đầu
Chính vì thế, từ lâu tôi vẫn nghĩ
Đến người chết kia
Mà tôi không được thấy
Tôi nhìn lên trên cửa sổ kia
Đó là nơi kết liễu một con người
Tôi nhìn tiếng kêu
Tôi nhìn tường vách
Nhìn cái bóng của can trường bị bắn chết
Rồi trong bao sự kiện sau này
đã xảy ra trong thời đại ta đây
Hình ảnh của anh ta dang dở
đã nổi bật lên trên tất cả
kỷ niệm của anh
cứ lớn hoài trong nỗi sợ
trên sự tò mò
như một sợi nhọn kia
Một ngày nào đây, chẳng hạn, tự phía này
khi tôi nhìn lên đầu cành đã gãy
và những lá tung đi khắp nẻo
Lúc bấy giờ
tôi hãy còn quá bé
Chưa thể nhìn qua được bờ thành
ở dưới chân của những ban công
nơi, nghe nói, trước kia họ nhảy
Và cứ môi lân tôi lại thấy
như chính mình hùa theo cuộc săn người
như thấy mình bị cái chết bao vây
như trên những cành cây
hau háu
những túp lông rủ xuống huy hoàng
nỗi băn khoăn, khắc khoải nám vàng
và sự lặng im
càng kéo dài, càng làm ta có tội
(Đào Xuân Quý dịch)
Nguồn: Thơ Tây Ban Nha chiến đấu, NXB Văn học, 1974.
Nguyên tác:
Sangre en la ventana
No, no era lo mismo
Yo hubiese querido ver el primer muerto
aquel sobre la acera, donde luego
estuvo la mancha.
Yo quería
conocer el instante de las balas,
verle en su hueco oscuro, desprendido
cuerpo todavía furioso.
Ahora era distinto
De tanta carne sin temblor,
de tanta entraña y miembro
no quedaba memoria;
solo el vidrio fibroso
del aire roto, oliendo,
y de la calle gris
bajo el ángel de molde horriblemente
colgado de su alma en la cornisa
aquella muerte colectiva, anónima,
era cosa distinta
Era el peligro y un poco la alegría
de haber sido olvidados. O, sin duda,
los primeros ejemplos.
Por eso desde entonces,
a menudo, pensaba en aquel muerto
que no vi
Miraba en la ventana
el lugar que termina a uhombre solo
miraba el grito, el muro
la sombra del coraje ametrallado
Y luego en los sucesos,
en los muchos sucesos de aquel tiempo,
su imagen incompleta
prevalecía sobre todas, su memoria
crecía en los espasmos de temor
en el agudo
de la de la curiosidad.
Por ejemplo otro día, también por allí cerca,
mientras miraba los extremos
de las ramas
y las hojas brutalmente esparcidas,
aún era
pequeño para ver por encima del corro,
pie de los balcones desde donde
que se arrojaron...
Y cada vez que me sentía
cómplice en la caza del hombre, rodeado
de muerte voluntaria, como en ramos
voraces de felpa suntuosa,
y de curtida angustia, y del silencio
que nos hace culpables mientras dura.