Văn học Tây Ban Nha:

José Hierro (1922 - 2002)

Nhà thơ Tây Ban Nha

Tây Ban Nha

Tiểu sử

José Hierro (3/4/1922 - 21/12/2002) tên đầy đủ là José Hierro del Real, thường được biết đến với tên José Hierro hay Pepe Hierro. Ông là nhà thơ Tây Ban Nha, thuộc giai đoạn đầu thời hậu chiến. Ông sinh ở Madrid, nhưng sống phần lớn cuộc đời ở Cantabria. Ông học ngành công nghiệp nhưng bị gián đoạn vì cuộc nội chiến Tây Ban Nha, nổ ra vào năm 1936. Sau chiến tranh, ông bị bắt và bị cầm tù trong năm năm, đến tháng 1 năm 1944, ông được thả và năm 1946 ông sống ở Valencia, một thời gian sau ông về Madrid và làm nhiều nghề khác nhau rồi bắt đầu sáng tác. Từ năm 1999, ông là thành viên của Viện Hàn lâm ngôn ngữ Tây Ban Nha, là Tiến sĩ danh dự của Đại học Turin (2002) . José Hierro đã được trao một số giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Adonais (1947); Giải thưởng Văn học hoàng gia Asturias (1981); Giải thưởng Cervantes (1998) v.v...

José Hierro mất ở Madrid, thọ 82 tuổi.

Tác phẩm

— Niềm vui (Alegría, 1947), thơ
— Đất không có chúng ta (Tierra sin nosotros, 1947), thơ
— Với đá, với gió (Con las piedras, con el viento, 1950), thơ
— Tất cả những gì tôi biết về tôi (Cuanto sé de mí, 1957), thơ

Trích tuyển

Tường thuật

Từ nhà lao có thể nhìn thấy biển
Có thể nhìn chim âu bay liệng
Có thể nghe tiếng mạch đập thời gian
Nhà tù ấy khác nào bãi tắm
Từ bên trong, tất cả đều vắng lặng
Sóng xôn xao đến vỗ sát chân tường
Và bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
Là những nẻo ngoài kia bao kẻ khác
Đang dấn bước: và đó là sự vật
đã yên bài
là biểu tượng của thời gian dồn dập
(Thời gian đây nào có nghĩa gì đâu)

Nhà tù ấy xưa là nghĩa địa
Tuổi ấu thơ, tôi từng đã lại qua
Cây âm u, tượng đổ bơ phờ
Đấy là lúc thời gian ruỗng mục
đã hủy hoại và nhiễm sâu vào đất
Cỏ xanh kia không phải tiếng của đời
Một sớm mai, chỗ đất thắm tươi
Bị xẻng cuốc xới đào tơi tả
Nào mộ, nào hoa, tường vôi, cây cỏ
Tất cả đều mất cuộc đời xưa

Họ dựng lên trên mảnh đất kia
Nghĩa địa mới dành cho kẻ sống
Từ nhà lao, tưởng như sờ được biển
Nhưng biển đây và núi mới sinh ra
Và những hàng cây tàn lụi bao giờ
Trong âm điệu màu vàng hiu hắt
Những bãi tắm sớm mai xòe rộng quạt
Là bấy nhiêu sự vật ở bên ngoài
Đã yên rồi truyền thuyết ngày xưa
Là đường cái bao người qua lại
Và cũng là thời gian nữa
Thời gian đây nào có nghĩa gì đâu

Còn ngoài ra, tất cả ở nơi này
Đều hết sức bình thường, giản dị
Nước buổi sáng
chẳng khác gì suối rỉ
(Những vòi nước ban mai
Những lưng trần
Những cặp mắt thơ ngây
Bị chói trước ánh bình minh lạnh lẽo)
Tất cả đều bình thường, giản dị
Tất cả đều giản dị vô cùng

Và phút giờ cứ thế trôi qua
Và năm tháng cũng trôi qua vậy đó
Có đôi lúc (họ tán nhau về Chúa)
Trong buổi hoàng hôn ấm áp mùa thu
Và thời gian như thể cũng ngừng trôi
(Chúa Giê xu từng đã nói với người:
"Sung sướng thay những kẻ nghèo tâm trí"
Nhưng nơi đây Giê xu không hề ở
(Ngài có lẽ đã đi qua cửa sổ
đang chạy leo trên đá, trên tàu
Ngài đang cùng với thánh Pie
đi dạo khắp trên vùng biển lặng)
Ở nơi đây, Giê xu không hề sống
Vĩnh cửu mất rồi, này đây bóng phù du
- Một ngày sương, một chị tóc vàng
Một em bé nằm trên bãi cỏ
Chim sơn ca lảnh lót giữa bầu trời
Này đây bóng phù du
Đây, những gì đã ràng buộc chúng tôi
Những sự vật trôi qua và biến đổi
Chúng tôi khát thời gian quá đỗi
Vì thời gian đây nào có nghĩa gì đâu
Một người đi qua
(Trong mắt anh, thời gian tràn ngập)
Anh là người đang sống thật
Anh nói câu: "Đã bốn năm năm..."
Tưởng chừng như anh ném giữa lãng quên
Những năm ấy, không hề lo lắng
Một cậu bé ở trong thung lũng
Một nông dân
(Tưởng như nghe mẹ bảo con mình:
"Con ơi con, con phải gấp lên"
Nghe chó sủa trong rừng thông biếc
Nghe nảy nở những bông hoa xanh ngắt
Tháng tư...)
Anh nói câu: "năm sáu năm qua"
nghe bình tĩnh như ném vào quên lãng
Trời đôi lúc cũng chuyển màu xanh, xám
màu hoa cà hay màu đỏ sáng tươi
Cũng có khi vàng rực cả bầu trời
Một màu sắc thiêng liêng rộng khắp
Chúng tôi biết sắc vàng kia ai phát
Ai khoác áo lên cho bảy sắc cầu vồng
Ai cho rượu vang màu tươi đỏ
Đang chập chờn bay giữa tầng mây
Và ai nữa, xếp mùa theo thứ tự
(Đường ngoài kia bao kẻ khác đang đi)
Ở đây, thời gian không có biểu tượng gì
Như dòng nước lang thang khắp nẻo
Chẳng khuôn mình vào một con sông

Giữa bao nhiêu sự vật của thời gian
Tôi qua lại, đi, về, lạc lõng
Đây là chỗ hàng ngày tôi vẫn sống
Nhưng ở đây, thời gian còn có nghĩa gì đâu
Là thiên thần hết vĩnh cửu, bền lâu
Tôi đau đáu trong lòng tôi nỗi nhớ
Nhớ một hạt thời gian bé nhỏ
Bao nhiêu người sẽ nói, lúc nhìn tôi:
"Chắc hắn ta đã ngủ tự lâu rồi..."
Vì thời gian không hiển nhiên còn nữa
Thì đời tôi cũng chẳng còn đâu
Có thể nhìn thấy biển tự nhà lao
Và buổi sớm tôi nghe vòi nước chảy

Nhưng chưa có một lúc nào tôi nghĩ
nước trong vòi như suối hát lanh tanh
Tôi vạch cho mình những con đường mới
Để khỏi thấy một mình tôi đơn lẻ
Trải qua suốt hàng bao nhiêu thế kỷ

Đào Xuân Quý dịch

Nguyên tác:

Reportaje

Desde esta cárcel podría
verse el mar, seguirse el giro
de las gaviotas, pulsar
el latir del tiempo vivo.
Esta cárcel es como una
playa: todo está dormido
en ella. Las olas rompen
casi a sus pies. El estío,
la primavera, el invierno,
el otoño, son caminos
exteriores que otros andan:
cosas sin vigencia, símbolos
mudables del tiempo. (El tiempo
aquí no tiene sentido).

Esta cárcel fue primero
cementerio. Yo era un niño
y algunas veces pasé
por este lugar. Sombríos
cipreses, mármoles rotos.
Pero ya el tiempo podrido
contaminaba la tierra.
La hierba ya no era el grito
de la vida. Una mañana
removieron con los picos
y las palas la frescura
del suelo, y todo -los nichos,
rosales, cipreses, tapias-
perdió su viejo latido.
Nuevo cementerio alzaron
para los vivos.

Desde esta cárcel podría
tocarse el mar; mas el mar,
los montes recién nacidos,
los árboles que se apagan
entre acordes amarillos,
las playas que abren al alba
grandes abanicos,
son cosas externas, cosas
sin vigencia, antiguos mitos,
caminos que otros recorren.
Son tiempo
y aquí no tiene sentido.

Por lo demás todo es
terriblemente sencillo.
El agua matinal tiene
figura de fuente...

al amanecer. Espaldas
desnudas. Ojos heridos
por el alba fría). Todo
es aquí sencillo,
terriblemente sencillo.

Y así las horas. Y así
los años. Y acaso un tibio
atardecer del otoño
(hablan de Jesús) sentimos
parado el tiempo. (Jesús
habló a los hombres, y dijo:
"Bienaventurados los
pobres de espíritu").
Pero Jesús no está aquí
(salió por la gran vidriera,
corre por un risco,
va en una barca, con Pedro,
por el mar tranquilo).
Jesús no está aquí. Lo eterno
se desvae, y es lo efímero
- una mujer rubia, un día
de niebla, un niño tendido
sobre la hierba, una alondra
que rasga el cielo-, es lo efímero
eso que pasa y que muda,
lo que nos tiene prendidos.
Sed de tiempo, porque el tiempo
aquí no tiene sentido.
Un hombre pasa. (Sus ojos
llenos de tiempo). Un ser vivo.
Dice: "Cuatro, cinco años...",
como si echara los años
al olvido.
Un muchacho de los valles
de Liébana. Un campesino.
(Parece oírse la voz
de la madre: "Hijo,
no tardes", ladrar los perros
por los verdes pinos,
nacer las flores azules
de abril...)

seis años...", sereno, como
si los echase al olvido.

El cielo, a veces, azul,
gris, morado, o encendido
de lumbres. Dorado a veces.
Derramado oro divino.

De sobra sabemos quién
derrama el oro y da al lirio
sus vestiduras, quién presta
su rojo color al vino,
vuela entre nubes, ordena
las estaciones...

exteriores que otros andan).
Aquí está el tiempo sin símbolo
como agua errante que no
modela el río.

Y yo, entre cosas de tiempo,
ando, vengo y voy perdido.
Pero estoy aquí, y aquí
no tiene el tiempo sentido.
Deseternizado, ángel
con nostalgia de un granito
de tiempo. Piensan al verme:
"Si estará dormido..."

Porque sin una evidencia
de tiempo, yo no estoy vivo.
Desde esta cárcel podría
verse el mar -yo ya no pienso
en el mar. Oigo los grifos
al amanecer. No pienso
que el chorro me canta un frío
cantar de fuente. Me labro
mis nuevos caminos.

Para no sentirme solo
por los siglos de los siglos.

Nguồn: Thơ Tây Ban Nha chiến đấu, NXB Văn học, 1973