Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Tư duy > Khám phá > Ý thức con người và trí tuệ nhân tạo

Ý thức con người và trí tuệ nhân tạo

Chủ Nhật 5, Tháng Mười Một 2023, bởi CTV


Ý thức của con người và trí tuệ nhân tạo là hai chủ đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học công nghệ. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo liệu có khả năng tương tự như tư duy của con người? Sự khác biệt giữa ý thức con người và trí tuệ nhân tạo là gì?

Ý thức của con người

Theo các nghiên cứu khoa học, ý thức được xem như dạng cao nhất của tâm lý mà chỉ ở con người mới có. Nó được phản ánh thông qua cử chỉ, lời nói, hành động, suy nghĩ. Về cơ bản, ý thức là nhận thức của mỗi cá nhân về bản thân và thế giới xung quanh.

Ý thức có mối quan hệ chặt chẽ với vật chất, nó là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người nhưng không giống nhau hoàn toàn. và có sự thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. Từ đó, ý thức tác động vào sự đổi mới và tạo động lực phát triển của xã hội.

Có thể mô tả ý thức như trạng thái mà con người nhận thức thông tin và thực hiện hành động tiếp theo dựa trên thông tin đó. Con người từ xưa đến nay luôn có ý thức trong việc tìm tòi, nghiên cứu chế tạo công cụ để đạt năng suất lao động cao hơn trước.

Ý thức và trí thông minh là một trong những thứ quyết định sự thống trị của con người đối với các loài động vật khác. Những yếu tố như sự sáng tạo, tư duy trừu tượng và khả năng đưa ra quyết định làm nổi bật của ý thức con người, được phát triển thông qua học hỏi và trải nghiệm.

Ý thức giúp chúng ta suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm, hiểu biết sâu hơn về những vấn đề phức tạp, giải quyết bài toán, lưu trữ, suy luận thông tin, ra quyết định và giao tiếp hiệu quả với người khác. Đặc biệt, khả năng kết nối với cảm xúc trừu tượng như đam mê và động lực phát triển bản thân có vai trò quyết định, thúc đẩy con người vượt qua những thách thức trong cuộc sống.

Tính chất của ý thức

  • Tính tự chủ: Bộ não con người có thể tiếp thu nội dung giống nhau, nhưng lại sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ khác nhau. Nó là một cá thể độc lập, thuộc phạm vi chủ quan. Nên ý thức gần như mang hình ảnh tinh thần, nó có định hướng, có lựa chọn dựa vào cơ sở vật chất.
  • Tính sáng tạo: Biểu hiện ở dạng vật chất di chuyển vào não bộ con người và cải biến thành cái tinh thần. Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng và trừu tượng hoá, dựa trên cái đã có sẵn để tạo ra một cái mới chất lượng hơn, phát triển hơn về sự vật, hiện tượng và con người. Và đôi khi ý thức có thể tưởng tượng, giả tưởng về một hiện tượng không có thật. Dự đoán về tương lai, thời tiết, tiên tri, những lý thuyết khoa học hết sức trừ tường và khái quát cao. Nó có thể thông qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng dù dưới dạng nào cũng đều dựa vào tiền đề vật chất, hoạt động thực tiễn. Phản ánh và sáng tạo chính là hai mặt thuộc bản chất ý thức.
  • Tính xã hội: Ý thức trong bất kì tình huống nào đều là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội, còn gọi là thế giới khách quan của con người, tạo ra một sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo, tư duy và phát triển hơn.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trong lĩnh vực khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo là khả năng thông minh được thể hiện thông qua các hệ thống máy móc, tương phản với trí thông minh tự nhiên của con người. Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mô tả các máy móc hoặc máy tính có khả năng mô phỏng các chức năng “nhận thức” mà con người thường liên kết với tâm trí.

Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực quan trọng trong khoa học dữ liệu, phát triển từ năm 1956 bởi John McCarthy. AI không chỉ xuất hiện trong các ứng dụng hằng ngày như Google Maps, hay ChatGPT, mà còn đóng vai trò như người bạn đồng hành quan trọng, hỗ trợ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại.

Sự giống nhau giữa ý thức và trí tuệ nhân tạo

  • Có khả năng học hỏi từ thông tin mới và điều chỉnh hành vi dựa trên kinh nghiệm.
  • Có thể tạo ra nội dung mới, ý tưởng sáng tạo và giải pháp cho các vấn đề phức tạp.
  • Suy luận logic và thực hiện tính toán phức tạp.
  • Tương tác với môi trường xung quanh và giao tiếp với người khác thông qua ngôn ngữ hoặc các hình thức khác.
  • Có khả năng đánh giá tình huống và ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn.

Mặc dù có những điểm giống nhau, nhưng cách thức thực hiện và nguồn gốc của những khả năng này giữa ý thức con người và trí tuệ nhân tạo vẫn khác biệt rõ rệt.

Sự khác biệt giữa ý thức và trí tuệ nhân tạo

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa ý thức và trí thông minh nhân tạo, bạn hãy theo dõi bảng so sánh sau đây:

Ý thức con người Trí tuệ nhân tạo
Nguồn gốc hình thành Bẩm sinh ở con người Sinh ra nhờ trí thông minh của con người
Tốc độ xử lý công việc Cần nhiều thời gian thực hiện Thời gian xử lý có thể nhanh hơn con người
Khả năng ra quyết định Cảm tính và chủ quan Dựa trên dữ liệu và khách quan
Độ chính xác Không đảm bảo tuyệt đối Không đảm bảo tuyệt đối những có phần cao hơn con người
Tính linh hoạt Đa nhiệm và uyển chuyển Rập khuôn và hạn chế
Khả năng nhận thức Nhận biết và thay đổi cách giải quyết Không nhận thức về hành động
Tương tác với xã hội Có sự tương tác và cảm xúc Độc lập và không tương tác
Tính sáng tạo Có khả năng sáng tạo dựa trên cảm xúc và tư duy sáng tạo
Tư duy đạo đức Có khả năng đánh giá đạo đức, hiểu biết về đạo đức và có khả năng lựa chọn hành động đạo đức Không có khả năng đánh giá giá trị đạo đức
Tính toán Có thể phức tạp hơn, và thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc Nhanh chóng, chính xác và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc
Khả năng học hỏi Có khả năng học hỏi tự động thông qua mô hình học máy Có khả năng học hỏi thông qua kinh nghiệm và tương tác với môi trường

Trí tuệ nhân tạo có thể vượt trội về khả năng tính toán và hiệu suất, tuy nhiên nó vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế và phong phú như ý thức con người. Chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa ý thức và trí thông minh nhân tạo để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.