Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Lịch sử > Cận đại > 30/10/1961: vụ thử bom H chấn động toàn cầu

30/10/1961: vụ thử bom H chấn động toàn cầu

Cập nhật: Đông Tỉnh

Thứ Ba 30, Tháng Mười Hai 2014, bởi Cong_Chi_Nguyen

11h32 ngày 30 tháng 10 năm 1961, trên khu vực thử nghiệm hạt nhân tại vịnh Mityushikha thuộc lãnh thổ Liên Xô cũ, quả bom khinh khí Tsar Bomba (bom “Sa Hoàng”) đã phát nổ gây chấn động cho toàn thế giới.

Tsar Bomba là một quả bom khinh khí ba giai đoạn có sức nổ mạnh ngang với 57 triệu tấn thuốc nổ TNT. Như vậy là gấp 10 lần toàn bộ lượng thuốc nổ từng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gồm cả Little Boy và Fat Man, những quả bom nguyên tử của Mỹ đã hủy diệt 2 thành phố Nhật Bản Hiroshima và Nagasaki.

Đây được coi là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được thử và hiện vẫn là quả bom ghê gớm nhất mà con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.

Bom “Sa Hoàng” đã được thiếu tá Andrei Durnovtsev trực tiếp chuyên chở và điều khiển thả xuống từ trên chiếc máy bay Tu-95v, cất cánh từ bán đảo Kola. Đi tháp tùng Tu-95v là máy bay Tu-16. Để hạn chế hư hại do nhiệt độ cực cao, cả 2 máy bay này đều được sơn trắng bằng chất phản quang đặc biệt.

Bom “Sa Hoàng” được gắn kèm 1 chiếc dù giảm tốc nhằm có thể tạo đủ thời gian để máy bay thả bom và máy bay hộ tống bay khỏi điểm thử khoảng 45km.

Cách điểm thử khoảng 10,5km, thiếu tá Andrei Durnovtsev quyết định thả bom và vài phút sau thì cho kích nổ vào lúc 11h32 ngày 30/10/1961. Vụ thử đã biến cả một khu vực rộng lớn thuộc vùng biển của Siberia thành bãi sa mạc nhiễm đặc bụi phóng xạ.

Sự kiện này đã gây xúc động và tranh cãi lớn trên toàn thế giới về tính chất phiêu lưu mạo hiểm của cuộc chạy đua vũ trang. Những hậu quả của vụ thử vũ khí hạt nhân tác động trực tiếp lên con người cho thấy chất phóng xạ gây nguy hiểm vô cùng cho sức khỏe. Và điều đó là một trong các luận cứ đầy sự thật ác nghiệt đã tạo cơ sở để mở cuộc đàm phán về hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trên biển và mặt đất vào ngày 5/8/1963.