Kỷ niệm Nhật Bản
Souvenir du Japon
NhậtKawahigashi Hekigoto
Nếu Bashô là người đặt nền tảng cho haiku, Buson nới rộng tầm vóc nó, Issa đưa nó đến gần với cuộc sống thì Shiki tuy cũng thực tế nhưng đã đưa haiku trở lại với Buson, nhìn nó với cặp mắt của một nhà nghệ sĩ.
Sau khi Shiki mất, hai người bạn từ thủa thiếu thời lại là hai cao đồ của ông, Hekigotô và Kyoshi, đối lập với nhau về phong cách làm thơ và sau đó, Kyoshi dần dần lánh xa haiku. Ngược lại, Hekigotô tiến sâu thêm trên con đường “tả sinh” mà Shiki đã vạch, truyền bá lý luận “không bắt buộc câu thơ phải có một trọng tâm nào” (vô trung tâm luận) của mình. Ông đã đem đến cho haiku một hình thức phóng khoáng có tên là jiyuuritsu (tự do luật). Trong dịp hai lần chu du toàn quốc, Hekigotô đã để lại nhiều vần haiku có tính cách thơ tượng trưng.Tuy nhiên, vì chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên, ông cũng có làm thơ vịnh sinh hoạt xã hội hoặc haiku theo hình thức tự do, không cần “chữ theo mùa” (kigo = quí ngữ). “Haiku tự do” mà Hekigotô và nhóm các ông Ogiwara Seisensui (Địch Nguyên, Thủy Tuyền Tử) chủ trương (cũng như tanka tự do) không chấp nhận sự bó buộc của số chữ trong câu (5/7/5 =17 trong trường hợp haiku và 5/7/5/7/7=31 trong tanka). Thơ haiku mới cũng thấy "chữ theo mùa” là một câu thúc cần gạt bỏ. Do đó, Hekigotô đưa ra chủ trương “vô quí” (không theo mùa) xem việc đòi hỏi trong khi viết haiku phải có một chữ làm liên tưởng đến thời tiết là điều không cần thiết.
Hekigotô quê ở Matsuyama trên đảo Shikoku, vốn sinh sau nhưng học cùng lớp với Shiki. Ông giỏi về thơ kikô (du hành), có tập Sansenri (Tam thiên lý, “Ba nghìn dặm”, 1910). Ông thường tranh luận với Shiki và nhân đó, đào sâu thêm lý luận về “miêu tả phong cảnh như sự thực”. Ông đã nối tiếp Shiki chăm nom mục haiku trên tờ Nihon.
Một bài thơ của ông đã được nhà thơ và nhà bình luận haiku Ôsuga Otsuji xem là tiêu biểu:
Ngạc nhiên ta nhìn,
Lũ chim non vừa mới ra đời.
Những đóa hồng mùa đông.
(Bài Omowazu mo, thơ Hekigotô)
Bài thơ tối tăm khó hiểu vì không có cái gạch nối cho sự liên tưởng giữa hai yếu tố “chim non” và “hoa hồng mùa đông”. Tuy nhiên, theo Otsugi, điều mà Hekigotô khơi gợi được cho người đọc là cảm giác đứng trước “một mùa động đặc biệt ấm áp”.
Nguyễn Nam Trân dịch
A Spring Haiku Poem
初雷や
ふるふが如き
雛の壇
Hatsu-rai ya
Furuu ga gotoki
Hina no dan
Bản dịch tiếng Việt
Tiếng sấm đầu tiên
như rung lắc
từng tầng búp bê đứng trên quầy
Đông Tỉnh NCCông