Trang nhà > Khoa học > Không gian > Phát hiện tín hiệu laser từ Tinh vân Con kiến
Phát hiện tín hiệu laser từ Tinh vân Con kiến
Thứ Tư 23, Tháng Năm 2018, bởi
Theo trang mạ̣ng independent.co.uk, các nhà khoa học tại Cục Vũ trụ châu Âu (European Space Agency: ESA) cho biết kính thiên văn không gian Herschel vừa phát hiện được hai luồng laser bí ẩn xuất phát từ hệ sao đôi hiếm có tên Tinh vân Con kiến (Ant Nebula).
Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu laser bí ẩn trong vũ trụ. (Ảnh: Pixabay)
Hiện tượng cực kỳ hiếm gặp này được cho là liên quan đến cái chết của một ngôi sao, tuy nhiên đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện thấy việc ngôi sao phát ra tia laser mạnh đến như vậy trước khi chết. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra khẳng định chắc chắn về nguồn gốc của hiện tượng lạ lùng này.
“Chúng tôi phát hiện được loại phát xạ rất hiếm gọi là phát xạ laser tái tổ hợp hydro, hiện tượng này chỉ hình thành trong phạm vi hẹp các điều kiện vật lý”, tiến sĩ Isabel Aleman, tác giả của bài báo công bố phát hiện này trên trang maạng The Independent.
Nhà khoa học Goran Pilbratt thuộc dự án Khảo sát Tinh vân Herschel (Herschel Planetary Nebula Survey project) của Cục Vũ trụ châu Âu cho biết phát hiện này là “kết luận tốt đẹp của nhiệm vụ kết nối hai khám phá Menzel 3 gần một thế kỷ trước do Herschel thực hiện”.
Tinh vân Con kiến có tên gọi này bởi tinh vân này có hình dáng gần giống đầu và thân của một con kiến. Tinh vân này được ước tính nằm cách Trái Đất khoảng 3.000 tới 6.000 năm ánh sáng. Phát hiện về hiện tượng kỳ lạ tại Tinh vân Con kiến mở ra cách thức mới để khám phá cấu trúc và điều kiện vật lý của tinh vân này.
“Sự phát xạ này chỉ được xác định trong một số ít vật thể trước đây, đó là khám phá đáng chú ý mà chúng tôi không lường trước được. Chắc chắn có nhiều tinh vân sẽ được nhìn thấy hơn nữa!”, theo lời chuyên gia Toshiya Ueta, một trong các nhà nghiên cứu thuộc dự án Khảo sát Tinh vân Herschel.
(NCC, theo independent.co.uk)
Xem online : Scientists spot strange lasers coming towards Earth from space ant nebula