Giải Nobel Hòa bình năm 2018

Theo công bố của Ủy ban Nobel Na Uy vào 11h (16h giờ Hà Nội) hôm nay giải Nobel Hòa bình thuộc về bác sĩ phụ khoa người Congo Denis Mukwege và nạn nhân Nadia Murad, vì những nỗ lực nhằm chấm dứt nạn lạm dụng bạo lực tình dục trong chiến tranh và xung đột vũ trang, trái với nhiều dự đoán và đề cử khác.

Cô Nadia Murad và ông Denis Mukwege là hai cá nhân nhận được giải Nobel Hòa bình 2018, vượt qua những ứng cử viên làm bất ngờ nhiều người như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Mukwege đã dành trọn đời mình để bảo vệ những nạn nhân của nạn nhân bị xâm hại tình dục trong chiến tranh, còn cô Murad chính là nhân chứng sống cho những câu chuyện đáng sợ thời chiến, đã có những chiến dịch nhằm mang lại công bằng cho những người cùng cảnh ngộ. Với nỗ lực chấm dứt việc sử dụng bạo lực như một thứ vũ khí giành chiến thắng trong chiến tranh, họ xứng đáng nhận được giải thưởng cao quý.

Murad bị IS bắt cóc tại Iraq vào tháng 8-2014 cùng các chị em của mình. Cô mất mẹ và 6 người anh khi nhóm phiến quân giết toàn bộ đàn ông trong làng và những phụ nữ quá tuổi. Cô từng giành các giải Sakharov và Vaclav Havel, hai giải thưởng danh giá về nhân quyền của EU và Hội đồng châu Âu vào năm 2016.

Khi chỉ mới 24 tuổi, cô Murad đã trở thành đại sứ thiện chí đầu tiên của Liên Hợp Quốc đại diện cho những người sống sót sau tội ác của bọn buôn người. Cô không giấu diếm về quá khứ của mình, muốn câu chuyện cá nhân được nhiều người biết đến. Cô mong muốn cộng đồng hãy để ý hơn tới những câu chuyện bất hạnh.

Murad là người đoạt giải Nobel Hòa bình trẻ thứ hai sau Malala Yousafzai, người Pakistan đoạt giải năm 2014 nhờ các hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em khi cô 17 tuổi.

Ủy ban trao giải thưởng đánh giá rằng: "Cô Murad đã thể hiện lòng dũng cảm ít thấy, trong việc nhớ lại những nỗi đau quá khứ mà mình phải trải qua và đứng lên đại diện cho những người cùng cảnh ngộ".

Còn về ông Mukwege, Học viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ca ngợi rằng "nguyên tắc chủ chốt là ông Mukwege nêu bật lên là ‘công lý là chuyện mà ai cũng phải quan tâm’". Bác sĩ người Congo dành hầu hết cuộc đời mình để giúp đỡ và điều trị cho hàng nghìn nạn nhân tình dục ở đất nước ông.

Mukwege thành lập "City of Joy", trung tâm điều trị cho các nạn nhân bị cưỡng bức, vào năm 1999. Ý tưởng của vị bác sĩ 63 tuổi nảy sinh khi ông phát hiện những vết thương chưa từng thấy trên cơ thể những phụ nữ bị hãm hiếp theo cách vô cùng khủng khiếp. Họ không những bị cưỡng bức tập thể mà còn bị tấn công bằng gậy, súng và chai nước. Sau 10 năm nằm trong danh sách ứng cử viên cho Nobel Hòa bình, Mukwege đã được vinh danh.

"Cả hai đều mạo hiểm sự an toàn của chính mình khi can đảm chiến đấu chống lại tội ác chiến tranh và bảo vệ công lý cho các nạn nhân", Ủy ban Nobel cho biết.

Cả hai cá nhân đều là biểu tượng sáng của một tương lai mọi cá nhân trên thế giới đều đồng lòng vì một tương lai xán lạn hơn.

Để có được hòa bình nhân loại, trước hết, hãy xóa bỏ yếu tố bạo lực xuất hiện ở một trong những bản năng của con người là hành vi tình dục. Đây là một bước quan trọng để hướng tới tương lai tốt đẹp.

Giải Nobel Hòa bình 2018 đi kèm với số tiền tưởng 989.000 USD, chia đều cho cả hai cá cá nhân vinh dự nhận giải thưởng.

(Theo BBC.com)