Trang nhà > Hà Nội > Ẩm thực > Thủy sản > Mấy điều kiêng kỵ khi ăn hải sản
Mấy điều kiêng kỵ khi ăn hải sản
Thứ Tư 30, Tháng Giêng 2019, bởi
Nên biết rằng đau bụng hoặc dị ứng mẩn ngứa, nôn oẹ, thậm chí tử vong sau khi ăn hải sản thường không phải do bản thân thực phẩm mà là do cách chế biến nấu nướng hoặc cách ăn sai lầm hoặc do vi khuẩn cộng sinh trong hải sản gây ra.
Hải sản không nấu chín
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt đảm bảo được điều kiện nuôi trồng (hoặc đánh bắt) và sơ chế phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, đa số hải sản tươi sống có bán tại chợ và quán ăn bình dân đều khó mà nói là vô trùng. Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn chịu nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt được. Ngoài ra trong hải sản còn chứa nhiều ký sinh trùng và các mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến, tẩm ướp. Chính vì thế, hải sản cần đun sôi nấu chín mới có thể diệt hết vi khuẩn. Khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu cũng cần phải đảm bảo vệ sinh và độ tươi của hải sản.
Hải sản không tươi sống
Các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu mà nên nhanh chóng đem chế biến. Đậc biệt các loại hải sản vỏ cứng thân mềm (nhuyễn thể) thường có nhiều khuẩn cộng sinh trong vỏ và phân giải protein nhanh nên khi chết đi chúng sinh ra nhiều độc tố và các axit béo không no cũng dễ bị ô xy hóa. Cho nên ăn các loại hải sản vỏ cứng không tươi dễ gây hấp thụ nhiều gốc axit uy hiếp đến sức khỏe.
Ăn hải sản kèm bia hay vitamine C
Uống bia và đặc biệt khi uống với lượng lớn mà dùng hải sản sẽ dễ gây bệnh gút. Ngoài ra, các loại tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến đều giàu canxi dễ tạo thành chất kết tủa và khi uống bia vào thì bia sẽ làm cho các chất kết tủa ấy khó thải ra khỏi cơ thể.
Các loại nước uống có chứa vitamine C cũng nên tránh dùng với hải sản ,đặc biệt là tôm. Khoa học chứng minh các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng vitamine C có thể dẫn tới tử vong vì nó chuyển hóa thành chất độc hại với cơ thể người. Một diều cần nhớ nữa là lúc chế biến hải sản nên thêm vào chút giấm gạo để tiêu độc.
- Một loại cá nóc phổ biến ở Việt Nam
Ăn cá nóc
Cá nóc còn được gọi là cá cóc, cá bống hoa, cá đùi gà,… người Mỹ gọi là pufferfish, và Nhật Bản gọi là fugu. Cá này thân thon, đầu to, càng về đuôi thân càng nhỏ, răng to, mình không vây, lốm đốm như da báo (trừ bụng). Đó là loại cá có chứa chất độc cực nhiều ở cơ quan nội tạng, trên mắt, da và trong máu cá. Độc tố của một con cá nóc đủ giết chết 30 người.
Bản thân cá nóc không thể tự sinh ra được độc tố; chất tetraodotoxin trong cá nóc là do các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic bacteria), chủ yếu là nhóm Pseudomonas hoặc Vibrio và một vài loại khác tổng hợp ra. Trong quá trình đánh bắt hoặc sơ chế, độc tố rất dễ nhiễm vào thịt cá. Vì vậy tuyệt đối không mua cá nóc khô và nếu muốn ăn tươi thì cần đến quán nào có uy tín hoặc nhờ đầu bếp có trách nhiệm đảm bảo món cá nóc đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản
Trong lá trà xanh chứa nhiều axit tannic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hoàn tan. Vì thế cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay. Nếu uống trà có thể cách nhau 2 – 3 tiếng sau ăn.
Ăn hoa quả sau khi ăn hải sản
Nhiều người thích ăn hoa quả tráng miệng sau khi ăn đặc biệt là ăn hải sản, tuy nhiên theo chuyên gia điều đó không tốt cho tiêu hóa. Trong hải sản chứa nhiều protein và calcium làm giảm tác dụng của các loại hoa quả khác như hồng, táo, lựu... Chưa kể, một số chất trong quả táo và lượng calcium dồi dào trong hải sản kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu hóa cho người ăn nó. Chính vì thế, sau khi ăn hải sản cần nghỉ ngơi 1- 2 giờ rồi mới được ăn hoa quả để tránh đầy bụng.
Xem online : Cách nhận biết cá độc