Trang nhà > Cuộc sống > Nhiếp ảnh > Lấp đầy khung hình với 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả
Kỹ thuật nâng cao:
Lấp đầy khung hình với 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả
(translated by NCCong)
Thứ Hai 21, Tháng Mười 2019, bởi
Những bức ảnh thành công thường có một điểm chung là phô bày điểm nhấn hoặc một yếu tố lấn át rõ ràng. Một trong những lý do chính khiến cho bức ảnh bị "phẳng" là nó không có chủ đề chính hoặc tâm điểm để thu hút sự chú ý của người xem.
Chủ đề
Cách dễ nhất để tránh cho tấm ảnh bị phẳng hay nhàm chán là thực hành một ý tưởng đơn giản: "lấp đầy khung hình".
Dĩ nhiên bạn có thể nói: Tôi luôn lấp đầy khung hình mà; làm sao nó có thể không ̣đầy?
Tuy vậy, với ý tưởng trên thì bạn nên cố gắng để có chủ định rõ hơn về cách chọn bố cục.
Khi "lấp đầy khung hình" thì ta đang thử diễn tả sao cho chủ ỷ của bức ảnh hoàn toàn rõ ràng. Người xem sẽ không phải nghi ngờ gì về những gì mà bức ảnh định nói lên.
Các góc của khung hình
Thay vì dính chặt cứng nhắc vào đối tượng của bạn và tập trung sự chú ý của bạn gần như hoàn toàn vào đó (điều mà mọi người luôn làm trong các buổi giảng của tôi), ta cần xem xét từng phần của khung hình.
Chúng ta nên nhìn vào các góc của khung hình. Đây có lẽ là điều phổ biến nhất mà nhiều học viên của tôi không làm: nhìn vào những gì ở góc hình của họ.
Thường thì có những thứ không cần lộ mặt ở đó mà bạn chỉ nhận ra sau khi nghiên cứu kỹ bức ảnh của mình.
Chúng ta hãy xem xét những gì đang nằm dọc theo các cạnh. Những gì cần bỏ đi vì không nên có mặt ở đó? Thật thú vị khi một nhánh cây lạc điệu hoặc một chút rác rưởi có thể lọt vào bức ảnh của bạn mà bạn không kịp nhận ra.
Hài hoà gắn kết
Chúng ta cần nhận thức về mỗi thành phần của khung hình để đảm bảo rằng mọi phần tử đều đóng vai trò bổ sung cho đối tượng của mình.
Hiện tại điều này là chìa khoá. Mỗi thứ trong khung hình cần phải được hài hoà với nhau hoặc bổ sung cho chủ đề của bạn.
Nếu không phải như thế, bạn cần đi một vòng, thử cố làm cho đối tượng và các yếu tố xung quanh tạo ra bố cục tốt hơn.
Đôi khi nhiếp ảnh gia phản ứng quá nhanh. Họ chụp vội một bức ảnh từ nơi đang đứng thay vì suy nghĩ về vị trí thuận lợi nhất và về cách làm thế nào để có thể cải thiện đáng kể hình ảnh.
Tôi đề cập đến vị trí ở đây bởi vì tôi tin rằng đó là lựa chọn đầu tiên khi nói đến việc lấp đầy khung hình bằng một chủ đề.
Góc nhìn
Thông thường, những gì xảy ra khi chúng ta không lấp đầy khung hình với đối tượng của mình là sẽ tạo ra nhiều khoảng trống trong bức ảnh. Điều này là tốt nếu bạn đang sử dụng không gian này với một chủ định. Tuy nhiên, nếu không phải như vậy thì bức ảnh trông sẽ có vẻ mông mênh, trống rỗng, và đối tượng của bạn phải ganh đua với một "không gian xấu".
Thay đổi vị trí chụp và tiến gần hơn đến đối tượng là lựa chọn đầu tiên tốt nhất của bạn. Loại bỏ khoảng trống không mong muốn bằng cách bước lại gần hơn hoặc phóng to ảnh nếu bạn buộc phải làm như vậy. (Tôi luôn thích chuyển chỗ hơn là phóng to).
Hãy xem những bức ảnh mà tôi đã đưa vào bài viết này. Chúng đều có mọi thứ trong khung hình liên quan 100% tới chủ đề. Ngay cả với một bức ảnh phức tạp phản chiếu trong kính, tôi cũng đã xem xét kỹ từng thành phần của nó.
5 điều cần nhớ
- 1. Luôn nghĩ đến vị trí, còn gọi là góc chụp.
- 2. Nếu không đổi vị trí được thì đổi ống kính.
- 3. Xem xét kỹ các góc cạnh của khung hình.
- 4. Chụp ảnh là quá trình thu nhỏ và rút gọn.
- 5. Đừng dính chặt cứng vào đối tượng của bạn.
NCCong lược dịch