Blog Đông Tác

Nguyễn Chí Công, CFLS

Trang nhà > Giáo dục > Tâm lý học > Vì sao người ta dễ dính vào tin giả?

Why do people fall for fake news?

Vì sao người ta dễ dính vào tin giả?

From The New York Times

Thứ Năm 5, Tháng Mười Hai 2019, bởi Cong_Chi_Nguyen

Điều gì khiến cho người ta dễ bị cuốn vào tin tức giả mạo và các trò lừa khác gây chệch hướng dư luận? Và có thể làm gì nếu như nó xảy ra?

Những câu hỏi này đã trở nên bức bách hơn trong những năm gần đây, không chỉ bởi những hé lộ về chiến dịch của Nga nhằm tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 bằng cách reo rắc tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhìn chung, nền văn hóa chính trị của chúng ta dường như ngày càng bị định cư thêm bởi những người tán thành các tuyên bố kỳ quặc hoặc sai trái mà thường phù hợp với hệ tư tưởng chính trị của họ.

Tin tốt là các nhà tâm lý học và các nhà khoa học xã hội khác đang cố gắng phân tích để hiểu những gì thông qua tuyên truyền đã ngăn cản mọi người nhìn ra vấn đề. Tin xấu là vẫn chưa có một đồng thuận về câu trả lời. Phần lớn các cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu rơi vào hai phe đối lập. Một phe cho rằng khả năng suy luận của ta bị chiếm đoạt bởi những niềm tin bè phái: tức là ta có xu hướng hợp lý hóa sự việc theo ý thức hệ của mình. Phe khác -nơi hai tác giả chúng tôi thuộc về- cho rằng vấn đề là ta thường không thực hiện các năng lực quan trọng của mình: tức là ta lười biếng về mặt tinh thần.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy loé lên một tia sáng cho tranh chấp, đó là cả hai phe dường như đang nắm bắt một khía cạnh của vấn đề. Một khi hiểu được bao nhiêu phần trăm của vấn đề là kết quả của quá trình suy luận và kết quả của sự lười biếng, và khi ta tìm hiểu thêm về yếu tố nào đóng vai trò trong các loại tình huống, thì sẽ có thể thiết kế các giải pháp chính sách tốt hơn để giúp đối chọi với vấn đề.

Phe hợp lý hoá, nơi có sự nổi bật đáng kể trong những năm gần đây, đã được xây dựng xung quanh một loạt các lý thuyết cho rằng khi nói đến vấn đề chính trị, người ta sử dụng khả năng trí tuệ của mình để tự thuyết phục bản thân tin vào những gì mình muốn là đúng, thay cho việc cố gắng thực sự khám phá sự thật. Theo quan điểm này, những đam mê chính trị về cơ bản làm cho người ta trở nên phi lý, thậm chí - quả thật, đặc biệt là nếu họ có xu hướng giỏi lý luận trong các bối cảnh khác. (Nói thô thiển là bạn càng thông minh thì càng giỏi hơn trong suy lý.)

Một số bằng chứng nổi bật nhất được sử dụng để hỗ trợ cho quan điểm này xuất phát từ một nghiên cứu có ảnh hưởng năm 2012, trong đó giáo sư luật Dan Kahan và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng mức độ chia rẽ chính trị đối với vấn đề biến đổi khí hậu là mạnh hơn ở những người có điểm cao về kiến thức khoa học và khả năng tính toán so với những người có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra này. Rõ ràng, các đảng viên Dân chủ thuộc loại "phân tích" nhiều hơn thì có khả năng tự thuyết phục tốt hơn rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề, trong khi các đảng viên Cộng hòa loại "phân tích" nhiều hơn thì có thể tự thuyết phục bản thân rằng biến đổi khí hậu không phải là vấn đề. Giáo sư Kahan đã tìm thấy kết quả tương tự, ví dụ ở các nghiên cứu về kiểm soát súng đạn, trong đó ông đã thao tác một cách thí nghiệm khuynh hướng đảng phái về các thông tin mà những người tham gia được yêu cầu đánh giá.

Ý nghĩa ở đây là sâu sắc: suy luận có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mà không cung cấp giải pháp, khi nói đến tranh cãi bè phái về các sự kiện. Bằng chứng nữa được trích dẫn để ủng hộ lập luận này xuất phát từ một nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học chính trị Brendan Nyhan và Jason Reifler đã phát hiện rằng việc sửa chữa bổ sung khi có khiếu nại gây hiểu lầm trong các bài thông tin báo chí đôi khi lại phản tác dụng: Không chỉ sửa chữa không làm giảm sự hiểu lầm mà đôi khi còn làm tăng hiểu lầm. Có vẻ những người có khuynh hướng ý thức hệ tin vào một điều giả dối đã làm việc rất hăng để đưa ra lý do rằng sự sửa chữa là sai và khiến họ thậm chí còn càng tin hơn vào điều giả dối đó.

Nhưng tường thuật "hợp lý hóa" này, mặc dù hấp dẫn trong một số bối cảnh, không đáp được chúng tôi như là lời giải thích tự nhiên nhất hoặc phổ biến nhất về sự yếu kém của con người đối với thông tin sai lệch. Chúng tôi tin rằng người ta thường chỉ không suy nghĩ đủ sâu sắc về thông tin gặp phải.

Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học nhận thức đã chỉ ra rằng một chút suy lý đi một chặng đường dài hướng tới việc hình thành niềm tin chính xác. Ví dụ, những người suy nghĩ một cách phân tích nhiều hơn (những người có khả năng thực hiện các kỹ năng phân tích của họ và không chỉ tin tưởng vào phản ứng tức thời của họ) thì ít mê tín, ít tin vào các thuyết âm mưu và ít chấp nhận các khẳng định có vẻ sâu sắc nhưng thực sự trống rỗng (vd. “Wholeness quiets infinite phenomena” là một câu tiếng Anh viết đúng cú pháp nhưng hoàn toàn vô nghĩa). Tập hợp các bằng chứng này cho thấy yếu tố chính giải thích việc chấp nhận tin tức giả có thể là sự lười biếng nhận thức, đặc biệt là trong bối cảnh mạng truyền thông xã hội, nơi các mục tin tức thường bị hớt váng hoặc chỉ lướt qua.

NCCông dịch (theo MIT Sloan Experts)

Đọc bài viết đầy đủ tại Thời báo New York

David Rand (ảnh trên đầu) là Phó Giáo sư Khoa học Quản lý và Khoa học về Não và Nhận thức tại MIT Sloan, kiêm Giám đốc Phòng thí nghiệm Hợp tác Con người và Nhóm Hợp tác Ứng dụng.

Gordon Pennycook là một trợ giảng tại Trường Kinh doanh Hill & Levene tại Đại học Regina ở Saskatechewan.


Xem online : Why do people fall for fake news?