Trang nhà > Công nghệ > Bảo tàng CNTT > Các cột mốc của công nghệ thông tin Việt Nam (I)
Milestones of Vietnam Information Technology
Các cột mốc của công nghệ thông tin Việt Nam (I)
Thứ Bảy 4, Tháng Giêng 2020, bởi
- Các GS toán học Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Phan Đình Diệu
1—n.1960: GS Tạ Quang Bửu, Phó chủ nhiệm Uỷ ban KH&KT Nhà nước lập kế hoạch xây dựng trung tâm máy tính đầu tiên.
2—n.1962: UB KH&KTNN cử đi Liên Xô đoàn thực tập sinh MT đầu tiên [1].
3—n.1963: Khoa Toán-Cơ ĐH Tổng hợp HN chiêu sinh lớp MT đầu tiên.
4—n.1964: 5 thực tập sinh MT trở về Hà Nội , 3 TTS ở lại LX làm nghiên cứu sinh.
5—n.1965: Mỹ đưa quân vào Đà Nẵng. LX đồng ý viện trợ cho Hà Nội một MT Minsk-22.
6—n.1966: Nguyễn Bá Hào tiến sĩ MT đầu tiên trở về ĐH Tổng hợp HN dạy 4 sinh viên Toán-Tin đầu tiên.
7—n.1967: Một số cơ quan, công ty ở Sài Gòn được trang bị IBM 360. TSKH Phan Đình Diệu trở về Hà Nội sau khi làm NCS tại Moskva.
8—24.5.1968: UB KH&KTNN đặt Minsk-22 tại 39 Trần Hưng Đạo HN, thành lập Phòng MT, trưởng phòng: TS Nguyễn Lãm.
9—n.1969: Tổng cục Thống kê mua Cellatron 8205/A của CHDC Đức.
10—n.1970: Theo gợi ý của GS Tạ Quang Bửu, ĐH BKHN thành lập Bộ môn Toán-Tính.
11—n.1971: ĐH BKHN in 2 giáo trình tin học.
12—n.1972: Viện Kỹ thuật Quân sự cử đoàn đi thực tập MT Minsk-32.
13—5.3.1973: Bộ Công An thành lập Cục Xử lý tin tức.
14—n.1974: Viện Kỹ thuật Quân sự và Tổng cục Thống kê lắp đặt Minsk-32. UB KH&KTNN đặt MT Odra-1304 tại Liễu Giai.
- Trong hầm máy tính Odra-1304 tại Đồi Thông, Liễu Giai
15—n.1975: Nghị quyết 173/CP về đẩy mạnh ứng dụng toán học và kỹ thuật MT trong quản lý kinh tế. Tiếp quản các MT IBM 360.
16—n.1976: Nghị quyết 245/CP về tăng cường quản lý và sử dụng MTĐT trong cả nước. Tổng hợp điều tra dân số thành công. Ngày 27.12 thành lập Viện KH Tính toán & Điều khiển, viện trưởng Phan Đình Diệu mời KS Pháp A.Teissonnière sang giảng về vi xử lý.
17—n.1977: tháng 1: chế tạo thành công máy vi tính VT80 tại Viện KHTT&ĐK. Tháng 9: thành lập Cục MT do TS Trần Lưu Chương phụ trách.
18—n.1978: chiến tranh biên giới. Nhóm TTS đi Pháp chế tạo máy vi tính VT81.
19—n.1979: Viện KHTT&ĐK sản xuất loạt nhỏ VT81 và triển khai ứng dụng.
20—n.1980: thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử. GS E. Cooperman giúp Viện Vật lý nghiên cứu MT Apple II.
21—n.1981: Khởi động Chương trình nghiên cứu Toán-Điều khiển học 48-05 do GS Phan Đình Diệu chủ trì. Viện KHTT&ĐK viết Basic-ĐT ứng dụng quản lý vật tư ở Xí nghiệp Máy may Sinco TP HCM.
22—n.1982: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Viện KHTT&ĐK sau những ứng dụng thành công tại NM Xi măng Hoàng Thạch và Ban Cơ yếu TƯ.
23—n.1983: thành lập TC Điện tử và KT Tin học. Viện KHTT&ĐK ứng dụng vi xử lý ở Bộ CA, Cty Điện lực VN; chế tạo máy vi tính VT83 ứng dụng quản lý vật tư ở NM Cơ khí HN và XN điện tử Tân Bình.
24—n.1984: Viện KHTT&ĐK ứng dụng PC/XT vào Văn phòng Chính phủ. Sáp nhập Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử và Cục MT.
25—n.1985: Sự kiện "Giá-lương-tiền". Viện NC KT Điện tử nhập bo mẹ lắp ráp MT Bamboo.
26—10.1.1986: chính thức thành lập NACENTECH, GS Vũ Đình Cự phụ trách. Tổng Bí thư kiêm CT nước Trường Chinh phát động "Đổi mới".
27—n.1987: NACENTECH nghiên cứu chế tạo MT Bacto.
28—n.1988: thành lập Hội Tin học TPHCM do KS Phạm Văn Bảy làm CT, Hội TH VN do GS Phan Đình Diệu làm CT, thành lập cty FPT do TS Trương Gia Bình làm GĐ.
29—n.1989: Phe XHCN tan rã. FPT/ISC nghiên cứu SCO Xenix và mạng 10Net LAN.
30—n.1990: Ra đời Tạp chí Tin học & Đời sống. FPT xây dựng mạng cục bộ và PM giữ chỗ máy bay tại Phòng vé HKVN.
31—n.1991: NACENTECH thành lập ISC, nơi nghiên cứu, đào tạo, triển khai mạng cao tốc, chế bản, thiết kế đồ hoạ, vẽ font chữ Việt.
32—n.1992: Viện Tin học truyền email bằng quay số điện thoại qua cổng ở Australia nối với Internet.
33—n.1993: Xây dựng 2 tiêu chuẩn về bộ mã Quốc ngữ và chữ Nôm. Cty VDC triển khai mạng VietPac. Thành lập cty CMC. Ban hành Nghị quyết 49/CP về phát triển CNTT trong thập niên 1990.
34—n.1994: Mỹ bỏ cấm vận VN. Ra đời mạng VARENet. Chính thức xuất bản tạp chí PC World Viet Nam. Thành lập Ban chỉ đạo CTQG về CNTT. ISC xây dựng mạng truyền báo diện rộng cho VDC.
35—n.1995: Xây dựng 2 tiêu chuẩn về bàn phím Quốc ngữ và kho chữ Nôm. Ban hành Quyết định 211/TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2000. Ra đời IFI - trường Tin học khối Pháp ngữ tại Hà Nội.
36—n.1996: FPT lập mạng Trí tuệ VN. VDC mở dịch vụ VN Mail.
37—n.1997: ISC xây dựng mạng diện rộng nối VP Bộ/ngành và UBND các Tỉnh/thành phố theo Quyết định 280/TTg. Chính thức mở cổng Internet. Phát hành tạp chí trực tuyến Quê Hương.
38—n.1998: Báo điện tử Nhân Dân và Vietnamnet ra đời. FPT cung cấp dịch vụ Internet.
39—n.1999: Báo điện tử Lao Động ra đời. Giải thể Ban chỉ đạo CTQG về CNTT.
40—n.2000: Sự cố Y2K không xảy ra. Ban hành Nghị quyết 07/2000/NQ-CP về phát triển công nghiệp PM giai đoạn 2000-2005. Chuyển về từ Australia toàn bộ quyền quản lý tên miền VN.
NCCông
[1] Gồm Nguyễn Lãm, Lê Thiện Phố, Nguyễn Ngọc Hoàng, Trần Văn Tiễu, Trần Văn Nho, Nguyễn Liệu, Nguyễn Tâm, Trần Văn Ân, Hồ Thuần.