15 quốc gia đắt đỏ nhất hiện nay

Dưới đây là danh sách 15 quốc gia đắt đỏ nhất thế giới, dựa trên 5 tiêu chí gồm chi phí sinh hoạt, thuê nhà, giá thực phẩm, giá thực đơn nhà hàng và sức mua. Trang web GOBankingRates đem so sánh các chi phí tại đó với các chi phí tại thành phố nổi tiếng đắt đỏ của Mỹ là New York và thể hiện như các chỉ số tính bằng %.

• 1. Iceland (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 123,96; sức mua: 87,84): Theo Numbeo, chi phí sinh hoạt tại Iceland đắt hơn khoảng 40,21% so với tại Mỹ (không tính chi phí thuê nhà). Bên cạnh đó, chi phí thuê nhà tại nước này cao hơn 15,57% so với tại Mỹ.

• 2. Thuỵ Sỹ (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 131,39; sức mua: 126,15): Theo trang Expatistan, chi phí sinh hoạt tại Zurich, thành phố lớn nhất của Thuỵ Sỹ, tương đương với tại New York, nhưng đắt hơn 26% so với Paris và 63% so với Brussels.

• 3. Na Uy (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 113,7; sức mua: 107,95): Theo trang Expatistan, Na Uy là quốc gia đắt thứ ba tại Tây Âu và có chi phí sinh hoạt cao hơn 95% quốc gia khác trên toàn cầu.

• 4. The Bahamas (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 100,68; sức mua: 71,4): Theo Numbeo, giá thuê nhà tại Bahamas thấp hơn 9,41% so với tại Mỹ, nhưng có giá thực đơn nhà hàng cao hơn 18,24%.

• 5. Luxembourg (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 96,56; Sức mua: 116,73): Trang Expatistan cho biết chi phí sinh hoạt tại Luxembourg đắt hơn 81% các thành phố Tây Âu khác và hơn 85% thành phố khác trên toàn cầu.

• 6. Đan Mạch (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 93,3; sức mua: 117,53): Theo trang Numbeo, chi phí sinh hoạt tại thành phố Copenhagen của Đan Mạch thấp hơn 14,44%. Trong khi đó, Aarhus, thành phố lớn thứ hai nước này, có chi phí thấp hơn 19,37%. Tuy nhiên, giá thực đơn nhà hàng cao chót vót khiến Đan Mạch trở thành một trong những quốc gia có chi phí ăn tại nhà hàng cao nhất thế giới.

• 7. Singapore: (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 91,4; sức mua: 95,89): Theo Expatistan, Singapore có chi phí sinh hoạt đắt hơn 94% quốc gia trên thế giới.

• 8. Nhật Bản (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 86,58; sức mua: 107,35): Theo trang Expatistan, Nhật Bản là quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt hơn 80% quốc gia trên thế giới.

• 9. Israel (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 86,53; sức mua: 102,3): Theo trang Numbeo, chi phí sinh hoạt tại Israel đắt hơn 14,58% so với tại Mỹ (không tính chi phí thuê nhà). Tuy nhiên, chi phí thuê nhà tại nước này lại thấp hơn 21,51% so với Mỹ.

• 10. Ireland (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 85,45; sức mua: 96,1): Theo trang International Citizens, chi phí nhà ở tại Ireland đắt hơn so với ở Mỹ, với một số khu vực có chi phí tương đương với thành phố London và New York. Tuy vậy, quốc gia này miễn phí dịch vụ y tế công.

• 11. Australia (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 84,3; sức mua: 122,98): Theo trang Home Loan Experts của Australia, chi phí sinh hoạt trung bình cho một người tại nước này là khoảng 2.835 dollar Australia một tháng (tương đương 1.938 USD). Trong khi đó, chi phí cho 4 người là 5.378 dollar Australia một tháng (khoảng 3.676 USD).

• 12. Pháp (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 83,86; sức mua: 101,21): Trang Expatica cho biết chi phí sinh hoạt tại Paris rẻ hơn 22%, 10% so với Los Angeles (Mỹ) và 17% so với London (Anh).

• 13. Thuỵ Điển (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 83,7; sức mua: 113,01): Chi phí sinh hoạt tại Thuỵ Điển thấp hơn gần 2,16% so với Mỹ (chưa tính chi phí thuê nhà). Ngoài ra, chi phí thuê nhà tại Thuỵ Điển thấp hơn 36,17% so với Mỹ. Tuy vậy, thuế thu nhập cá nhân cao là nhân tố đưa quốc gia Bắc Âu này vào nhóm đắt đỏ hàng đầu thế giới.

• 14. New Zealand (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 83,41; sức mua: 98,61): Theo trang Move to New Zealand, giá thuê nhà trung bình ở New Zealand là gần 362.500 USD, trong đó thành phố Auckland là nơi đắt đỏ nhất nước này.

• 15. Bỉ (Chỉ số chi phí sinh hoạt: 83,35; sức mua: 98,91): Theo cổng thông tin dành cho những người sống ở nước ngoài Expatica, chi phí sinh hoạt tại Brussels, thủ đô của Bỉ, rẻ hơn 39% so với thành phố New York và rẻ hơn 23% so với Paris của Pháp.