DUROV CHỐNG LẠI "SA HOÀNG"
FB Nam Nguyen
Network
Lời nói đầu: Nước Nga đã 30 năm nay không còn gì là “cộng sản” nữa, những ai cứ gượng ép đặt nước Nga vào khuôn mẫu đó thực sự là không thức thời. Nhưng khó mà phủ định quốc gia Nga đang có chế độ độc tài (tuy chưa đến mức “toàn trị”), và nơi nào có độc tài thì điều này biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực truyền thông…
Vladimir Putin là mẫu người ngày xưa. Ông không dùng internet, không hiểu nó và cho rằng trên mạng chẳng có gì tốt đẹp. Đối với ông internet là nơi ở của phe đối lập và lãnh đạo của họ – tay Aleksei Navalny mà ông và Dmitry Medvedev ghét tới mức tránh không bao giờ gọi đến tên. Chính vì vậy ở Nga xuất hiện cơ quan quản lý tự do ngôn luận trên mạng – Cục quản lý truyền thông.
Kremlin lấy cớ chống lại Mỹ để đẩy đi khoảng 10 triệu người Nga và hủy diệt hai ngành công nghiệp họ đã từng đứng hàng tiên tiến nhất là tên lửa và titan. Nhưng vậy vẫn chưa đủ! Họ bắt đầu hủy diệt internet của Nga.
Ở trên internet người ta tự do ngôn luận và suy nghĩ. Không ai tin vào sự vĩ đại của Nga, vào Chúa, vào Sa Hoàng – tức là chính Putin. Trong thế giới của Putin internet là cỗ máy của Mỹ được sử dụng để gây khó khăn cho các nước khác và để can thiệp vào bầu cử. Những thứ khác là không cần thiết. Nhưng đáng sợ nhất đối với ông là việc thông tin lan truyền không thể kiểm soát. Putin không thể chấp nhận điều đó.
Mỗi năm Cục quản lý truyền thông tiêu khoảng 10 tỷ rub của ngân sách nhà nước. Mục tiêu chính của họ là theo giám sát sao cho trên mạng ai cũng khen Putin và đặc biết không kêu gọi lật đổ ông. Cùng lắm là được đăng vài bức ảnh từ kì nghỉ hay những chú mèo.
Nhưng internet là nơi mà người ta giao tiếp ẩn danh hay với những nickname. Ngoài ra người ta sử dụng các ứng dụng nhắn tin mã hóa dữ liệu. Người ngoài cuộc hay thậm chí Cục quản lý truyền thông cũng không thể biết ai nói gì trên mạng. Đối với Putin đó là loạn! Biết đâu trên đó người ta chửi ông? Cần phải tìm ra, bắt và trừng phạt những kẻ đó. Nhưng đầu tiên phải quản lý được các ứng dụng nhắn tin và cho FSB (an ninh liên bang) có thể tiếp cận chúng – để các sĩ quan có thể dễ dàng đọc tin nhắn của người khác. Tất nhiên, điều đó đi ngược với Hiến pháp, nhưng ở Nga từ lâu đã chẳng còn ai tuân theo cả.
Mạng xã hội phổ biến nhất ở Nga là VKontakte. Nhà sáng lập Pavel Durov đã tạo ra một nền tảng không thua kém gì Facebook. Ngoài Trung Quốc, chưa có quốc gia nào có đối thủ của Facebook. Vậy mà Durov đã làm được điều đó ở Nga và một số quốc gia dùng ngôn ngữ Nga.
Chính vì vậy Durov bị đẩy ra khỏi VKontkte và bị đuổi ra nước ngoài. Và giờ thì mọi tin nhắn của người dùng đều bị FSB đọc.
Cục quản lý truyền thông rất hài lòng: đã thắng được kẻ địch chính, giờ thì có thể chặn các website nhỏ của phe đối lập, và tìm những ai đăng ảnh hài có mặt Putin. Tuy nhiên Durov đi ra nước ngoài và tiếp tục công việc. Anh ta đã tạo ra ứng dụng nhắn tin Telegram – hiện đại nhất, tiện lợi nhất, và quan trọng hơn hết là hoàn toàn được bảo vệ khỏi tiếp cận từ bên ngoài. FSB, hay CIA, hay sếp,kẻ thù hay mẹ vợ của bạn cũng không đọc được!
Ứng dụng này ngay lập tức được người dùng ủng hộ và rất được ưa chuộng ở các nước như Nga hay Iran. Dù ở Mỹ hay Châu Âu Telegram cũng khá phổ biến. Và giờ sẽ còn phổ biến hơn. Lí do là FSB và Cục quản lý truyền thông yêu cầu Durov cung cấp khóa mã hóa tin nhắn. Nói đơn giản hơn là họ muốn đọc trộm tin nhắn.
Nhà sáng lập Telegram đã trả lời là ứng dụng không có khóa mã hóa. Ứng dụng được thiết kế tinh vi sao cho ngay cả nhân viên của Telegramcũng không thể đọc được tin nhắn của người khác. Matxcơva dọa Durov là sẽ chặn Telegram. Không ngạc nhiên nhưng rất nhiều người lo lắng hộ anh khi Durov đã từ chối mọi yêu cầu của chính quyền Nga.
Cục quản lý truyền thông bắt đầu chuẩn bị chặn Telegram. Điều đó gây ra bức xúc của người dùng. Telegram ở Nga đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Thậm chí bản thân rất nhiều quan chức cũng dùng Telegram vì không muốn tin nhắn của họ bị đọc trộm. Đối với giới trẻ, "Telegam" trở thành một thứ không thể thiếu như chiếc smartphone vậy.
Trên mạng xuất hiện chiến dịch đả phá Cục quản lý truyền thông. Họ đã phải tạm hoãn việc chặn vài lần. Nhưng cuối cùng thì Tòa án Matxcơva ra quyết định dừng hoạt động của Telegram ở Nga và sau đó điều bất ngờ xảy ra…
Cục quản lý truyền thông đã chặn Telegram. Nhưng ứng dụng vẫn tiếp tục hoạt động. Hóa ra nó được thiết kế không đơn giản như họ nghĩ. Chính quyền bắt đầu chặn các IP mà Telegram dùng, và trong một ngày họ đã tìm ra 16 triệu IP ! Khi tất cả bị chặn, rất nhiều website ở Nga cũng không thể truy cập được. Các ngân hàng, các cửa hàng, Viber, hệ thống điều khiển ở sân bay Sheremetievo đều bị lỗi. Nhưng thật bất ngờ là Telegram vẫn hoạt động! Thậm chí nó không cần hệ thống nào để lách khi bị chặn! Hóa ra Durov đã nghĩ ra cách kết nối qua những kênh mà không thể chặn. Để chặn được thì phải ngắt toàn bộ internet!
Điều này giống như là một đoàn xe tăng đuổi bắt những người đi xe máy vậy. Buồn cười nhất là Telegram đã dùng các IP của chinh Cục quản lý truyền thông. Kết quả là họ đã chặn chính website của họ! Cộng đồng mạng đều tỏ ra thích thú với vụ “gậy ông đập lung ông” này.
Durov từ nhỏ đã rất giỏi, có nhiều giải thưởng và bằng cấp và là một lập trình viên thiên tài, lại có người anh cực giỏi IT. Một mình anh đã dễ dàng dằn mặt cả một tổ chức của nhà nước với ngân sách tiền tỉ, như trong phim vậy!
Cục quản lý truyền thông và FSB đang rất bức xúc trong vô vọng và chặn hàng triệu IP, làm cho các website chính thống cũng không thể truy cập được. Ở Nga người ta đang lo sợ là Cục quản lý truyền thông vô tình làm ảnh hưởng đến các mạng máy tính của các nhà máy điện hạt nhân, các hệ thống điều hành hàng không hay đường dẫn khí đốt. Họ đã hoàn toàn mất trí và có thể gây ra điều gì đó nguy hiểm cho người dân không liên quan gì đến Telegram.
Durov thì đang tiếp tục chế giễu chính quyền. Anh đã hứa bỏ tiền túi để thưởng cho những ai giúp Telegram tránh bị chặn trong hiện tại và tương lai. Cậu chuyện này cho thấy sự lạc hậu, ngu dốt, và bất lực của những người của quá khứ kể cả “Sa Hoàng” Vladimir Putin trong cuộc đấu trí công bằng với những người của tương lai như Pavel Durov.
Khi Putin không thể giết, bỏ tù, đầu độc đối thủ thì ông hoàn toàn bất lực. Ông không có ý tưởng, công nghệ. Ông chỉ có thể dùng rìu để chặt các dây mạng trong vô vọng. Nhưng giờ điều đó vô ích! Ông chỉ tự làm khó bản thân.
Nhưng quan trọng hơn cả là ngay lúc này chính quyền Nga đang tạo ra thế hệ trẻ sau này sẽ ngưỡng mộ Durov, chứ không phải Putin. Họ nhìn thấy chính quyền trở thành trò hề khi gặp đối thủ thực sự giỏi. Thế hệ trẻ giờ học cách lách các rào cản trên mạng từ phía chính quyền, và sau đó sẽ là trong cuộc sống. Và đó sẽ là câu chuyện thú vị…
FB Nam Nguyen
(Sưu tầm và lược dịch)