How Autism and Inventions Are Related (2)
Tự kỷ có quan hệ gì với óc sáng tạo (2)
memoryNhìn bề ngoải, chúng ta khó chờ đợi có bất kỳ điểm chung nào giữa khuyết tật thần kinh và một trong những khả năng bậc cao của con người. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ mối liên hệ đáng kinh ngạc giữa chứng tự kỷ và năng lực sáng chế phát minh.
- Tượng Venus Willendorf 30.000 năm tuổi
Nhìn bề ngoải, chúng ta khó chờ đợi có bất kỳ điểm chung nào giữa khuyết tật thần kinh và một trong những khả năng bậc cao của con người. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ mối liên hệ đáng kinh ngạc giữa chứng tự kỷ và năng lực sáng chế phát minh.
Các ghi chép khảo cổ cho thấy, tổ tiên của chúng ta bắt đầu sáng chế ra đồ vật vào khoảng từ 70.000 đến 100.000 năm trước đây. Đó là khi con người phát triển được năng lực tìm kiếm các mẫu dạng — đặc biệt là phát hiện và thử nghiệm được mối quan hệ nhân-quả (giữa nguyên nhân và kết quả) cơ bản của logic nếu-và-thì (if-and-then). Sự phát triển khả năng này đã xuất hiện trong những ví dụ sớm nhất về việc chế tác đồ trang sức (75.000 năm trước) và vũ khí cung tên (71.000 năm trước). Chúng ta còn tìm thấy bằng chứng đầu tiên về việc biết đếm vào khoảng 44.000 năm trước và cây sáo bằng xương chim hơn 40.000 năm tuổi.
Ý tưởng về việc hệ thống hóa logic nếu-và-thì nằm ở gốc rễ của sáng chế công nghệ như vậy bắt nguồn từ một công trình trong thế kỷ XIX của George Boole, một nhà logic học người Anh. Để có một ý niệm đơn giản về cách nó hoạt động, hãy xem xét nhạc cụ sớm nhất, một cây sáo làm từ xương rỗng của loài chim, được tìm thấy trong một hang động ở Đức và có niên đại khoảng 40.000 năm trước. Người chế tạo ra nó chắc hẳn đã nghĩ: Nếu tôi thổi vào cái xương rỗng này, và tôi bịt một lỗ, thì tôi tạo ra âm thanh A. Điều đó sẽ được lặp lại với các biến thể: Nếu tôi thổi vào cái xương rỗng này và tôi mở ra một lỗ, thì tôi sẽ tạo ra âm thanh B.
Tiếp tục theo cách này có thể tạo ra một cái gì đó mới — tức là sáng chế. Nếu chúng ta nghĩ rằng thiết bị mới tốt hơn thiết bị trước đó, chúng ta sẽ giữ lại nó. Cái logic nếu-và-thì tinh tế này đã làm nền tảng cho việc chế tạo ra bất kỳ công cụ hoặc hệ thống phức tạp nào, từ nông nghiệp và nấu ăn đến toán học, y học và âm nhạc.
- Cây sáo bằng xương chim hơn 40.000 năm tuổi
Nghiên cứu các loại não
Điều xảy ra là cả những nhà sáng chế và người tự kỷ đều thích lặp đi lặp lại những quan sát của họ về những mẫu dạng như vậy, để khám phá ra những quy luật vượt thời gian. ARC - Trung tâm Nghiên cứu Tự kỷ của Đại học Cambridge là nơi bắt đầu tìm hiểu sự hội tụ này. Nghiên cứu của ARC đã phát hiện ra sự chồng chéo giữa tâm trí của những người có năng khiếu sáng tạo và tâm trí của những người tự kỷ. Cả hai đều có nhiều khả năng là những người tìm kiếm mẫu dạng hoặc siêu hệ thống hóa, được thúc đẩy mạnh mẽ để phân tích hoặc xây dựng các hệ thống bằng cách xác định và thử nghiệm các mẫu dạng if-and-then.
Sự chồng chéo này phát sinh ít nhất một phần do một số gen liên quan đến việc siêu hệ thống hóa đều có cùng một gen mã hóa chứng tự kỷ. Nhóm khoa học gia cũng nhận thấy rằng việc hệ thống hóa mạnh mẽ dường như phải trả giá, dễ nhận ra nhất ở chứng tự kỷ: Bộ não của bạn càng được điều chỉnh để tìm kiếm các mẫu dạng như vậy thì bạn càng ít có thể tham gia vào mạch song song của não để có sự đồng cảm, một năng lực quan trọng khác và duy nhất của con người.
Nhóm khoa học gia đã phát hiện ra những mối liên hệ này thông qua ba đề tài nghiên cứu lớn. Trong “Nghiên cứu các loại não”, được xuất bản vào năm 2018, chúng tôi đã kiểm tra 600.000 thành viên của dân số nói chung và 36.000 người được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ. Nhóm đã sử dụng ba bảng câu hỏi ngắn gọn để kiểm tra xu hướng đồng cảm và hệ thống hóa tương đối của họ và họ có bao nhiêu đặc điểm tự kỷ.
Kết quả là một đường cong hình chuông trong đó hầu hết có cân bằng đồng đều giữa sự đồng cảm và hệ thống hóa hoặc nghiêng về cách này hay cách khác. Nhưng có khoảng 3% nằm ở hai đầu cực đường cong của sự đồng cảm hoặc hệ thống hóa. Những người tự kỷ có nhiều khả năng ở đầu cực siêu hệ thống hóa. Còn những người làm việc trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (STEM) - mảnh đất của các sáng chế - thì có số lượng đặc điểm tự kỷ cao hơn những người không làm việc trong STEM.
Nghiên cứu về Thung lũng Silicon
Đề tài lớn thứ hai là “Nghiên cứu về Thung lũng Silicon”. Dự đoán rằng nếu mối liên hệ giữa tài năng hệ thống hóa và chứng tự kỷ là do di truyền thì chứng tự kỷ sẽ phổ biến hơn ở nơi mà những người có năng khiếu hệ thống hóa tụ hợp lại để làm việc rồi sau đó gặp nhau và xuất hiện các gia đình. Chúng tôi đã thử nghiệm dự đoán này ở Eindhoven, Thung lũng Silicon của Hà Lan. Đây là nơi đặt nhà máy của công ty Phillips trong 100 năm qua và của Viện Công nghệ Eindhoven; cả hai đều là nam châm thu hút những người có năng khiếu STEM.
Đã phát hiện ra rằng tỷ lệ tự kỷ ở Eindhoven cao hơn gấp đôi so với hai thành phố khác của Hà Lan, Utrecht và Haarlem, những thành phố có quy mô dân số tương đương và phù hợp với các biến số nhân khẩu học có liên quan, nhưng không phải là các trung tâm công nghệ thông tin.
Nhóm nghiên cứu đã gặp rất nhiều người tự kỷ, những người siêu hệ thống hóa. Ví dụ anh Jonah, người có thể nhìn thấy các mẫu dạng trên bề mặt của sóng biển và chỉ chúng cho ngư dân để họ biết nơi đánh cá. Anh ta cũng có thể nghe ra các mẫu dạng thính giác trong tiếng nổ của động cơ ô tô và nghe thấy những bộ phận nào cần thay đổi. Hoặc anh Derek Paravacini, một người lớn mắc chứng tự kỷ với mức độ tâm thần của một đứa trẻ 3 tuổi bị mù bẩm sinh. Tuy nhiên, anh ấy có thể chơi trên piano nhạc điệu của bất kỳ bài hát jazz nào sau khi nghe nó chỉ một lần và có thể chuyển ngay bài hát đó thành bất kỳ phím nào hoặc dễ dàng chơi cùng một bài hát theo phong cách của một nhà soạn nhạc khác, bởi vì anh ta có thể phát hiện ra các mẫu dạng thính giác.
- G.Gould hát khi thử các mẫu đàn cho một buổi thu âm năm 1956
Chúng ta cũng có thể nghĩ đến những nhà sáng chế vĩ đại như Thomas Edison, hoặc những nhạc sĩ lừng danh như nghệ sĩ dương cầm Glenn Gould, người yêu thích các mô hình và thử nghiệm không ngừng, và những người khác có tiểu sử cho thấy họ có nhiều đặc điểm tự kỷ. Edison thường tụng kinh lặp đi lặp lại một mình khi còn nhỏ và đọc mọi cuốn sách trong thư viện công cộng theo thứ tự của chúng trên giá sách. Gould luôn ăn cùng một bữa vào cùng một thời điểm trong cùng một quán ăn mỗi đêm và phải ngồi cùng một chiếc ghế trong mỗi buổi biểu diễn, bất cứ nơi nào anh biểu diễn.
Nghiên cứu Di truyền của Sự thấu cảm và Hệ thống hóa
Nhóm nghiên cứu ở Thung lũng Silicon gợi ý rằng các gen tự kỷ và hệ thống hóa có mối liên hệ với nhau. Nhưng để chứng minh điều đó, họ đã phải tiến hành đề tài thứ ba “Nghiên cứu Di truyền của Sự thấu cảm và Hệ thống hóa” và làm việc với công ty 23andMe. Khách hàng của họ là những người trong cộng đồng, những người trả 100 đô la để tìm biết cấu tạo gen của họ. Trong số 50.000 người có sẵn DNA và đã thực hiện các xét nghiệm của nhóm, có thể nhận thấy rằng cả gen đồng cảm và gen hệ thống hóa đều mang tính di truyền một phần, rằng cả 2 đặc điểm có thể đã được lựa chọn trong quá trình tiến hóa vì các lợi ích mà chúng mang lại trong những môi trường khác nhau.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra câu hỏi lớn: Có sự trùng lặp nào giữa các biến thể di truyền phổ biến liên quan đến tính hệ thống hóa và những biến thể liên quan đến chứng tự kỷ không? Thật vậy, hóa ra trong số các mã di truyền chứng tự kỷ hoặc mã di truyền tài năng hệ thống hóa thì có một phần đáng kể là mã gen cho cả hai.
Nghiên cứu chứ 3 đã phát hiện ra rằng những nhà sáng chế hiện đại và những người tự kỷ có chung một số đặc điểm ở một mức độ cao hơn và cả hai đều có tâm trí bị thu hút bởi tính hệ thống hóa, vì một phần lý do di truyền. Do đó, chúng ta có thể cho rằng các nhà phát minh cổ đại cũng có số lượng cao các đặc điểm tự kỷ, đồng thời họ đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của con người. Mặc dù người tự kỷ phải vật lộn để điều chỉnh theo hướng xã hội, nhưng nghiên cứu về chứng tự kỷ đã thay đổi cách chúng ta nghĩ về não người, và nghiên cứu về thiên hướng phát minh sáng chế của con người đã làm thay đổi cách chúng ta nghĩ về chứng tự kỷ.
(NCCông trích dịch How Autism and Inventions Are Related, by Simon Baron-Cohen)