Peter Pho
Đánh đấm thế nào với đội quân MA?
warAI - “Trí tuệ nhân tạo” trong tương lai sẽ thay thế gang thép và thuốc súng và là điều kiện quan trọng để giành chiến thắng. Muốn chiến thắng trong trận chiến tương lai, cần phải chiếm được ưu thế so với kẻ địch trong hệ thống tổng thể được hình thành bởi nhiều công nghệ chủ chốt như mạng, truyền thông, điện tử, bán dẫn và phương tiện truyền thông.
Trong một bài báo được đăng ngày 5/3/2022 với tiêu đề "Trận chiến ảo diệu - Putin chiến đấu với ai", nói về nhiều sự kiện ảo diệu trong cuộc chiến Nga-Ukraine, vượt quá tầm hiểu biết của người dân thường về chiến tranh. Khả năng quân sự của Ukraine đến đâu và Nga đang chiến đấu với ai? Một tháng đã trôi qua, và những sự cố kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra.
Quân đội Nga đã gặp phải những điều khó tưởng tượng, há miệng mắc quai nào trên chiến trường mặt đất? Khả năng của quân đội Ukraine đến đâu và Nga đang chiến đấu với ai?
Đúng vậy, một tháng đã trôi qua, và những sự việc kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng qua một số tiết lộ của phương tiện truyền thông, sự thật dường như đang dần lộ diện.
Đêm 6/3, tàu tuần tra Vasily Bykov của Hạm đội Biển Đen Nga bị lực lượng Ukraine bắn chìm.
Nghi vấn? Ukraine không còn hải quân, và chính một cuộc phóng tên lửa đa điểm đã đánh chìm tàu tuần tra. Làm thế nào một vũ khí bắn trực tiếp không có điều khiển như vậy lại có thể đánh chìm một con tàu hải quân xa bờ với độ chính xác như vậy trong bóng tối? Đây không phải là tàu tuần tra thông thường mà là tàu tuần tra có tải trọng 1.800 tấn được đưa vào hoạt động năm 2018. Ukraine có khả năng làm được không?
Một số phương tiện truyền thông cho biết khi tầu Vasily Bykov bị đánh chìm, hai máy bay không người lái nghi là Raven đang bay lượn trên bầu trời. AeroVironment RQ-11 Raven do một công ty khoa học môi trường ở Thung lũng Silicon, Mỹ chế tạo, chỉ nặng 1,9 kg, có thể ném trực tiếp lên không trung bằng tay. Sau khi đạt độ cao định trước, nó có thể bay lượn theo quán tính trên không trong khoảng 1,5 giờ nên rất khó phát hiện. Sau đó loại máy bay này được Cty Lockheed Martin mua lại, hãng đã giảm kích thước nhỏ hơn và lắp đặt một thiết bị nhìn ban đêm dùng cho quân sự. Đây là một loại vũ khí cũ đã được phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong hơn một thập kỷ. Người ta nói rằng thiếu tướng Vitaly Gerasimov, tham mưu trưởng Tập đoàn quân 41 của Nga, đã bị giết chết, có thể là do thông tin định vị bởi Raven cung cấp.
Nếu tin đồn là sự thật, thì vấn đề là: chiếc máy bay không người lái này không nằm trong danh sách vũ khí mà Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine. Ai đã đưa Raven đến Ukraine?
Tiếp tục đặt câu hỏi: Vào ngày 11/3, Thiếu tướng Andrey Borisovich Kolesnikov, chỉ huy của Tập đoàn quân 29 thuộc Quân khu phía Đông của Nga, đã thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ. Cần chú ý, đây là thiếu tướng Nga thứ ba thiệt mạng tại Ukraine đến lúc ấy. Ông ta bị giết khi ra tiền tuyến giám sát trận đánh theo lệnh của Putin mở cuộc tổng tấn công nhằm vào Kyiv. Lại là một cuộc định điểm (xác định vị trí) thanh trừ? Không chỉ ông ta, mà còn nhiều tướng tá khác lần lượt bị giết.
Ngày 11/3, theo phát hiện từ vệ tinh của Mỹ, đoàn xe bọc thép, xe tăng nối đuôi dài 64 km ở phía bắc Kiev bắt đầu tiến 4,5 km về phía Kyiv sau 11 ngày đình trệ. Tuy nhiên, ở nhiều thời điểm, đoàn xe đã bị tấn công bởi những kẻ không quen biết nhưng với lối tấn công rất quen thuộc là đánh vào hai đầu của một đoàn xe, sau đó phần giữa không di chuyển được. Một cuộc hành quân như vậy là rất cấm kỵ và cực kỳ ngu dốt, không hiểu sao quân Nga lại không thể hiểu được điều này. Cho nên: Tại sao đoàn xe không nhúc nhích trong nhiều ngày? Tại sao chỉ tiến 4,5 km? Tại sao không thể tấn công Kyiv một cách ào ạt?
Có điều gì ẩn khuất mà khiến quân Nga nói không ra lời?
Một bên là những cơn sóng gang thép của Nga và bên kia là những binh đoàn ma của Ukraine, đó rõ ràng là một cuộc chiến không tương xứng. Và khi chúng ta đi sâu tìm hiểu thêm về thông tin từ nhiều phía, bí ẩn đang dần được hé lộ.
Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ
Hãy quay trở lại 12 năm trước, vào năm 2010, quân đội Hoa Kỳ đã bổ sung thêm một đơn vị tác chiến mới: Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ. Chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động quân sự mạng và bảo vệ các hệ thống máy tính quân sự, nó thuộc về Bộ Chỉ huy Nhất Thể Hoá Tác Chiến của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được thành lập bởi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates và chính thức ra mắt vào ngày 21 tháng 5 năm 2010. Trung tướng Keith Alexander, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, là chỉ huy đầu tiên. Có trụ sở chính tại Căn cứ Quân đội Fort Meade, Maryland, Hoa Kỳ.
Một điều thú vị khác về nó: Logo của bộ tư lệnh không gian mạng Hoa Kỳ (United States Cyber Command) có bộ mật khẩu “9ec4c12949a4f31474f299058ce2b22a” Tạp chí công nghệ “Wired” của Mỹ từng tổ chức cuộc thi bẻ khóa mật khẩu, các thí sinh đã bẻ khóa mật khẩu trong khoảng 3 giờ. Người phát ngôn của Cyber Command sau đó đã xác nhận giải mã, đó là nội dung nhiệm vụ của bộ tư lệnh bằng mã hóa MD5: "USCYBERCOM lập kế hoạch, điều phối, tích hợp, đồng bộ hóa và tiến hành các hoạt động: lãnh đạo các hoạt động và bảo vệ mạng thông tin DoD; chuẩn bị và dưới sự chỉ đạo, thực hiện các hoạt động quân sự toàn diện trên không gian mạng để đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh trong không gian mạng. Tự do hoạt động và ngăn chặn cùng một hành động của kẻ thù."
Chắc vào thời điểm đó, không ai có thể nghĩ rằng cuộc chiến trong tương lai sẽ có một hướng đi mới tại điểm nút này.
Một người và một bản báo cáo
Eric Emerson Schmidt năm 2001 giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Google. Năm 2013, ông kêu gọi Trung Quốc mở cửa Internet, nếu không Google sẽ không quay trở lại Trung Quốc. Cùng năm, ông xuất bản cuốn sách mới "Kỷ nguyên kỹ thuật số mới", trong đó coi Trung Quốc là một siêu cường nguy hiểm và đang rình rập cơ hội. Vào năm 2015, Google được tổ chức lại để thành lập Alphabet, với Schmidt là chủ tịch điều hành và kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2019.
Sau khi rời Google, Schmidt là người đứng đầu nhóm tư vấn Mỹ "China Strategy Group" ( Tổ chiến lược Trung Quốc). Hai năm sau, một báo cáo bom tấn gây chấn động thế giới đã được gửi đến bàn làm việc của Biden “Cạnh tranh bất đối xứng: Các chiến lược cho cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc".
Báo cáo nhắc nhở chính phủ Hoa Kỳ rằng họ phải thừa nhận Trung Quốc đã bắt kịp Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Cái gọi là cạnh tranh bất đối xứng có nghĩa là không cần phải chuẩn bị kỹ thuật ăn miếng trả miếng mà phải hình thành lợi thế hệ thống toàn diện trong các công nghệ chủ chốt thông qua nhiều cách khác nhau để đáp ứng những thách thức của Trung Quốc. Schmidt cho rằng Hoa Kỳ phải duy trì lợi thế đi trước hai thế hệ so với Trung Quốc về công nghệ phần cứng.
Điểm mấu chốt là báo cáo này đưa ra một loạt các khuyến nghị về chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm:
- Thiết lập các cơ chế cho phép nhà nước và các công ty tư nhân chia sẻ những tình báo về khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, hợp pháp và bình đẳng.
- Xác định làm sao để các khả năng dự đoán của các công ty tư nhân có thể được sử dụng cho vấn đề bảo mật.
- Thành lập "đội dự bị tình báo". Duy trì một nhóm các chuyên gia công nghệ đã được thẩm xét kỹ lưỡng, những người có thể liên hệ khi cần thiết để tham vấn về kiến thức chuyên môn của họ. Thành viên của “đội dự bị” này có thể đến từ các công ty tư nhân, trường đại học hoặc các nhóm liên quan khác.
Bạn có hiểu rằng chính sách cốt lõi trong đề xuất của Schmidt là tích hợp khả năng khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ vào chiến lược tình báo quân sự của chính phủ Hoa Kỳ.
Hai tháng sau, vào tháng 3/2021, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã xây dựng các biện pháp chi tiết mới trên cơ sở này. Một nhóm các công ty tư nhân bắt đầu tham gia rộng rãi vào các hội đồng an ninh quốc gia và các dịch vụ tình báo ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Có rất nhiều cái tên quen thuộc trong đội do Schmidt dẫn dắt này: Bao gồm Google, Microsoft, Apple, Starlink, Facebook, Lockheed Martin (đừng quên máy bay không người lái Raven đã đề cập ở trên của công ty này),Thor…
Nhóm doanh nghiệp tư nhân này ban đầu được thành lập để nhằm đối phó Trung Quốc và bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng, Nga ngố lại giẫm phải thòng lọng, đúng lúc này, chiến trường Nga - Ukraine bùng nổ và trở thành bãi thử nghiệm các mô hình chiến tranh thế hệ mới của Mỹ.
Microsoft: Ai là hacker giỏi nhất trên bề mặt?
Mọi người trên trái đất đều biết lực lượng hack mạnh nhất hiện nay không ai khác chính là đội quân mạng của Nga, dù là bầu cử Nhật Bản hay bầu cử Mỹ đều có thể lờ mờ nhìn thấy bóng dáng họ. Tuy nhiên: Vào nửa cuối năm 2021, chiến tranh sắp xảy ra khi Nga tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine. Lúc này, một nhóm kỹ sư của Microsoft đã bí mật lẻn vào Ukraine. Họ phát hiện ra rằng, ngay từ vài năm trước, Nga đã cấy ghép các phần mềm gián điệp Trojan đang ngủ vào các nút chính của hệ thống mạng của chính phủ Ukraine, bao gồm điện lực, thông tin liên lạc, chỉ huy quân sự và các trang web khác. Nhóm chuyên gia đã dọn sạch tất cả các phần mềm độc hại Trojan và xây dựng một hệ thống tường lửa tương đương với cấp độ hoạt động của quân đội Hoa Kỳ cho chính phủ Ukraine.
Ba giờ trước khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24/2, đội quân mạng Nga bắt đầu gửi một chương trình đánh thức phần mềm độc hại Trojan tới Ukraine. Trong vòng hai giờ, trụ sở chính của Microsoft tại Seattle đã gửi một bản vá hệ thống và chặn lệnh đánh thức phần mềm độc hại Trojan từ phía Nga.
Phát súng khai chiến đầu tiên của Nga đã chết lặng.
Lúc này, Putin không hề hay biết, đã tiến hành các cuộc không kích và tấn công mặt đất như kế hoạch ban đầu. Trong suốt cuộc chiến cho đến ngày nay, các hệ thống mạng của Ukraine vẫn hoạt động bình thường. Còn của Nga thì bị ngăn chặn và sửa đổi lệnh một cách đau khổ.
Google: Bài tập Tác Chiến Nhận thức
Tác chiến nhận thức là gì? Thật ra mà nói, Lão PP cũng không giải thích được rõ ràng, có lẽ là thông qua việc ngăn chặn và sàng lọc thông tin, đưa ra thông tin sai lệnh để kẻ địch nhận thức sai lầm về tình hình.
Vào ngày đầu tiên của giai đoạn tấn công của Nga, Google mở chế độ tác chiến. Nghĩa là khởi động dẫn đường chỉ lối cho riêng quân đội Ukraina, nhưng điện thoại di động của Nga thì không có cách nào để tìm đường, không thể kiểm tra được điều kiện giao thông trên đường, trong khi điện thoại di động của Ukraine lại sử dụng bình thường. Sau đó, điện thoại di động của Nga bị cắt tín hiệu mạng, khiến cho lính Nga phải đi cướp sim điện thoại của người Ukraine ở khắp mọi nơi.
Vụ việc này đã tạo nên cảnh tượng lạ trong lịch sử chiến tranh hiện đại, sau đó, Ukraine đã phải cảnh báo công dân nước này rằng nên cất điện thoại di động trong trường hợp chạm trán với quân đội Nga.
Tại sao lại gọi là tác chiến nhận thức? Bởi vì việc ngăn chặn sự tiết lộ thông tin gây khó khăn cho kẻ địch. Ngay cả khi thông tin của kẻ địch cũng không thể phân biệt được đúng sai.
Dự án SHIELD của Google
Ban đầu, kế hoạch là để bảo vệ các trang web, bảo vệ các trang web nhân quyền ở các quốc gia khác nhau khỏi bị tin tặc tấn công. Nhưng trước chiến tranh, Google đã tập trung bao gồm các trang web của các tổ chức tin tức Ukraine, các tổ chức dân sự nằm dưới sự bảo vệ của dự án SHIELD (lá chắn), cho đến nay, không có trang web nào trong số các trang web được bảo vệ bởi dự án SHIELD bị tê liệt.
Dự án SHIELD có sức mạnh như thế nào?
Hãy nói theo cách này, các trang web dân sự thông thường về cơ bản bị mắc kẹt khi chúng nhận được hơn 20 cuộc tấn công mỗi giây. Tuy nhiên, các trang web được SHIELD bảo vệ có thể chịu được 450.000 cuộc tấn công mỗi giây từ 170.000 địa chỉ IP. Kinh chưa?
Bạn có ấn tượng rằng trong cuộc chiến này, hình ảnh và video của những người dân thường ở Ukraine gửi về rất nhiều, nhưng rất ít hình ảnh từ lính Nga.
Người ta nói rằng cả thế giới bây giờ không thể xem video hay thông tin của Nga. Điều này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên, đó là kết quả của việc ngăn chặn thông tin.
Facebook: định vị thanh lọc
Đây không phải la tro đùa. Chính phủ Ukraine có thông báo khuyến cáo người dân nước này chụp ảnh bằng điện thoại di động nếu họ nhìn thấy lực lượng vũ trang Nga, sau đó đăng ảnh lên Facebook.
Nó có nghĩa là gì? Mỗi thông tin được tải lên đều có vị trí địa chỉ tương đối chính xác và mỗi bức ảnh có thể cho thấy vị trí hoạt động hiện tại của quân đội Nga. Sau khi so sánh nhiều bức ảnh của cùng một vị trí thông qua một hệ thống AI phức tạp, có thể biết được trạng thái quân sự của Nga ở điểm ấy.
Lão đang nghĩ, liệu một số tướng lĩnh và chỉ huy của Nga bị giết liệu có liên quan đến những bức hình được chụp và tải lên bởi những người dân thường, sau khi danh tính của họ được hệ thống xác nhận, và hoạt động truy quét mục tiêu, định vị tiêu diệt được tiến hành.
Starlink: bỏ qua thiết bị truyền thống
Mọi người đều biết điều này, và hiện nay hệ thống mạng của Ukraine phụ thuộc phần lớn vào hệ thống Starlink của Elon Musk.
Câu hỏi đặt ra là, chỉ với một Bộ trưởng IT 35 tuổi Fedorov, làm sao Ukraine có thể huy động một người như Musk? Và nhanh một cách kỳ lạ: 10 giờ sau khi Ukraine kêu gọi, dịch vụ StarChain đã được sử dụng. Và Musk cũng đã cẩn thận phủ một lớp sơn phi kim loại lên trạm thu phát sóng để tránh bị radar Nga phát hiện. Đặc biệt, một hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời di động cũng được cung cấp, để một người lính có thể đeo trên lưng mình di chuyển khắp nơi.
Rõ ràng là những thứ này đã được chuẩn bị từ trước. Việc cầu cứu của Ukraine chỉ là một thủ thuật để bịt mắt mọi người.
Theo thử nghiệm tại chỗ, tốc độ mạng của Starlink đã đạt một nửa tốc độ của 5G, vượt quá tốc độ mạng hiện có ở Ukraine. Nói cách khác, nó đã giết chết thiết bị thông tin truyền thống trong vài giây.
Cuộc chiến vệ tinh của các doanh nghiệp tư nhân
Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận với hơn một chục công ty vệ tinh dân sự của Hoa Kỳ, yêu cầu họ tham gia vào việc công bố các bức ảnh vệ tinh về Ukraine.
Điều này có vẻ đơn giản, nhưng tác dụng rất mạnh mẽ. Quân đội Hoa Kỳ không tham gia vào cuộc chiến, nhưng hơn một chục công ty vệ tinh đang theo dõi mọi động thái của quân đội Nga mỗi phút và công bố với thế giới kịp thời và cập nhật thông qua mạng xã hội. Trong khi đó, các vệ tinh của chính Nga đã bị cắt đứt bởi các tin tặc dân sự.
Xin hỏi: Cuộc chiến này còn đánh đấm thế nào được?
Đội quân 200.000 người của Nga đã hoàn toàn trở thành một đội quân “trong suốt” nhìn rõ mồn một, dù ở bất cứ đâu, kể cả những người lính đứng đái ven đường hay ăn trộm gà của dân cũng bị tung lên mạng theo thời gian thực, dù họ có trốn trong rừng cũng bị moi ra.
Và quân Nga thì không hề biết gì về tình trạng của quân đội Ukraine.
Đội xe tăng dài 64 km lần đầu tiên được phát hiện và tung ra bởi các công ty vệ tinh tư nhân ở Hoa Kỳ. Và khi nó đã di chuyển 4,5 km theo hướng Kyiv cũng được phát hiện bởi vệ tinh. Bị lộ diện rõ như vậy như cá nằm trên thớt, làm mồi ngon lành cho máy bay tiêm kích không người lái.
Nói đến đây, chúng ta không thể không đặt nhiều câu hỏi. Theo lẽ thường, cho dù việc triển khai của quân đội Nga có hợp lý và tỉ mỉ đến đâu, thì luôn bị phơi bầy, lộ diện và bao vây bởi một đội quân vô hình. Ngược lại, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, chúng ta thực sự không hề thấy bất kỳ quân đội Ukraine nào rơi vào vòng vây của Nga.
Quân đội Ukraine như bóng ma dưới nước, đến và đi không dấu vết, khiến quân đội Nga nhìn không thấy, với không tới. Vậy thì đánh đấm thế nào? Ngoài ném bom bắn phá điên cuồng vào dân thường. Liệu hồn ma này có phải là lực lượng ngầm của quân đội Hoa Kỳ hoặc liên minh doanh nghiệp tư nhân của Hoa Kỳ, lão muốn mọi người tự đoán.
Nga đánh với một Ukraine bé nhỏ đã khướt như vậy. Thử nghĩ, nếu chơi trực diện với Mỹ thì chịu sao nổi?
Còn một chuyện kinh thiên động địa mà lão PP đoán mò thông qua sự tự tin của tỉ phú Elon Musk. Bởi lão thấy Elon Musk coi Putin như con gián, coi vũ khí hạt nhân của Nga như Shit có lẽ Musk đã nghiên cứu đánh chặn được hoặc thay đổi khẩu lệnh bằng chương trình để các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga quay về một điểm chỉ định khác. Ví dụ Putin nhấn nút định hủy diệt Ukraine thì tên lửa đi nửa chừng lại quay về đúng chỗ Putin đang ngồi. Trong chốc lát, Putin và điện Kremli tan thành khói bụi. Khi chưa biết chắc bắn có đến mục tiêu hay không thì đừng dại ấn nút giết mình. Elon Musk đã cười thản nhiên và nói :”Pà con cứ yên tâm ngủ ngon, sợ CCCC vũ khí hạt nhân của thằng Pú”. Phải như thế nào Musk mới tự tin và thách thức Putin chứ! Phải không pà con?
by Peter Pho