Trang nhà > Bạn đọc > Thuật ngữ > Bài văn cổ khắc trên núi Khangai
7602
Bài văn cổ khắc trên núi Khangai
Thứ Ba 25, Tháng Mười 2022, bởi
Ngày 25 tháng 6 năm 2016, nhóm các nhà khảo cổ học của Đại học Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ đã tìm thấy những ký tự lạ được khắc trên một vách đá của núi Khangai trong sa mạc Gobi thuộc lãnh thổ Mông Cổ hiện nay. Tuy không hiểu ý nghĩa của bài văn nhưng các chuyên gia trong nhóm đoán rằng nó được viết bằng chữ Hán thời xưa, vì vậy họ đã mời một nhóm khảo cổ học Trung Quốc đến cùng nghiên cứu tại hiện trường.
Những vị khách mời đã nhanh chóng phát hiện ra rằng các ký tự này thể hiện loại chữ Hán cổ và do những người thuộc triều đại Đông Hán ghi chép về hành trình của họ trong chuyến viễn chinh đi lên phía bắc đến miền đất của người Hung Nô (Xiongnu) vào năm 89 dương lịch. Nhóm chuyên gia Trung Quốc có thể dễ dàng đọc được các ký tự cổ này và giải mã được ý nghĩa của bài văn.
Họ tra cứu các cuốn sách cổ thời Hán và thấy rằng đó là bài văn "封 燕 然 山 铭" (Phong Yên Nhiên Sơn Minh) được viết bởi Ban Cố(班固) một sử gia nổi tiếng của nhà Hán sống ở Trung Quốc vào đầu công nguyên. Bài văn khắc trên đá giống với bài văn của Ban Cố viết trong bộ sách "Hán Thư" ghi chép lại lịch sử nhà Hán. 封 燕 然 山 铭 có nghĩa là bài minh được khắc trên núi Yên Nhiên Sơn, 燕 然 山 chính là tên chữ Hán dùng để chỉ núi Khangai ở Mông Cổ.
Do vị trí tương đối cao, lại giữa vách núi dựng đứng nên những người chăn cừu đi qua đã không tiếp cận được văn khắc. Nơi này cũng khá hẻo lánh nên những người khai thác đá cũng không tới thăm dò. Bài văn khắc đã may mắn sống sót đến hôm nay và được chép lại như sau:
惟永元元年秋七月,有汉元舅曰车骑将军窦宪,寅亮圣明,登翼王室,纳于大麓,维清缉熙。乃与执金吾耿秉,述职巡御。理兵于朔方。鹰扬之校,螭虎之士,爰该六师,暨南单于、东胡乌桓、西戎氐羌,侯王君长之群,骁骑三万。元戎轻武,长毂四分,云辎蔽路,万有三千余乘。勒以八阵,莅以威神,玄甲耀目,朱旗绛天。遂陵高阙,下鸡鹿,经碛卤,绝大漠,斩温禺以衅鼓,血尸逐以染锷。然后四校横徂,星流彗扫,萧条万里,野无遗寇。于是域灭区殚,反旆而旋,考传验图,穷览其山川。遂逾涿邪,跨安侯,乘燕然,蹑冒顿之区落,焚老上之龙庭。上以摅高、文之宿愤,光祖宗之玄灵;下以安固后嗣,恢拓境宇,振大汉之天声。兹所谓一劳而久逸,暂费而永宁者也,乃遂封山刊石,昭铭盛德。其辞曰:
铄王师兮征荒裔,剿凶虐兮截海外。夐其邈兮亘地界,封神丘兮建隆嵑,熙帝载兮振万世!
Tháng 7 mùa thu năm Vĩnh Nguyên thứ nhất (89AD) Xa Kỵ tướng quân Đậu Hiến dẫn 3 vạn quân Đông Hán với 3 nghìn cỗ xe chia thành 8 đoàn vượt khe núi và băng qua cao nguyên đến phá tan sào huyệt của Hung Nô. Di tích nay được tìm thấy tại huyện Eejit, tỉnh Houhang’ai, cách Ulaanbaatar thủ đô của Mông Cổ khoảng 470km về phía tây.
Đậu Hiến đã cho khắc ghi chiến tích của mình trên vách đá ở chân núi phía nam của dãy Yên Nhiên Sơn. Sau này người Hoa thường dùng cụm từ "勒石燕然" (Lặc Thạch Yên Nhiên) như một thành ngữ để chỉ việc lập được công lớn.
Bài văn khắc có ý nghĩa rất quan trọng. Qi Mudaoerji, một giáo sư tại Đại học Nội Mông, tin rằng trong quá khứ người Hun, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Mông Cổ và các dân tộc du mục khác ở miền bắc Trung Quốc từng lần lượt bước lên sân khấu lịch sử nhưng vì tiếng nói của họ không liên kết với nhau nên các địa danh của họ cũng khác nhau về sự kế thừa. Điều này dẫn đến sự không tương thích của nhiều thuật ngữ địa lý ở phương Bắc cổ đại so với thông tin ngày nay và gây khó khăn cho việc nghiên cứu và phục hồi lịch sử. Khám phá khảo cổ trên đây có thể xác nhận đầy đủ tọa độ vị trí của núi Yanran, đồng thời cho biết Yanran là thuộc ngôn ngữ Hung Nô.
Khám phá này cũng cung cấp thông tin chính xác về tuyến đường địa lý nơi tiến hành cuộc di cư về phía tây của các bộ lạc Hung Nô ở phía bắc. Vào thời điểm đó, sử gia đi cùng quân đội là Ban Cố đã viết bài văn trên núi Yanran, về sau được ghi rõ trong bộ sách “Hán Thư”.
Tuy nhiên, thời đó chưa có khái niệm kinh độ và vĩ độ, Yanran vốn là một dãy núi lớn, do đó chưa ai biết được vị trí chính xác của bài văn khắc. Núi Yanran rất nổi tiếng trong lịch sử, sau trận chiến này, các bộ lạc Hung Nô ở phía bắc rời cao nguyên Mobei chạy về phía tây và có thể nói họ đã gián tiếp gây nên sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã.
7602 NCCong 25/10/2022