Không hẹn mà gặp, trong các câu hỏi bạn đọc gởi đến cho tôi nhiều bạn đề cập ba khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề: bản chất của tự do, tự do trong đời sống chính trị, tự do trong hoạt động khoa học, hay rộng hơn, trong đời sống văn hoá, tinh thần.
Bạn đọc Trần Thanh Tâm “muốn được lý giải thêm những quan niệm về tự do: phải chăng mỗi quốc gia có một kiểu tự do của riêng mình theo nghĩa đơn thuần về chính trị? Nếu, như GS Ngô Bảo Châu nói, tự do tuyệt đối là môi trường cần thiết nhất cho một nhà nghiên cứu khoa học thì nhà khoa (...)
Trang nhà > Từ then chốt > Đặc thù > Bùi Văn Nam Sơn
Bùi Văn Nam Sơn
Bài
-
SÁNG MAI XOÃ TÓC THẢ THUYỀN TA CHƠI
12, Tháng Mười Hai 2010, bởi Cong_Chi_Nguyen -
THƯỚC ĐO CỦA TỰ DO
9, Tháng Giêng 2011, bởi Cong_Chi_NguyenÔng chủ lò bánh mì cố làm bánh mì thật ngon để bán được nhiều và giữ chân khách hàng. Không ai chờ đợi hay đòi hỏi lòng vị tha ở đây cả. Nhưng, hàng triệu người “vị kỷ” như thế lại tạo nên sự phồn vinh chung cho xã hội. Đó là nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường tự do. Nhiều người cũng đồng ý với nguyên tắc ấy, nhưng vẫn e ngại rằng sự tự do có thể bị lạm dụng, gây tổn hại đến người khác.
Từ “kinh tế tự do” đến “kinh tế thị trường xã hội”
Cách nhìn trước (phổ biến ở khu vực Anh – Mỹ) xem sự tự do sẽ khuyến khích hành vi tốt lành, (...) -
HỆ THỐNG: COI CHỪNG ĐỨT TAY
23, Tháng Mười Một 2010, bởi Cong_Chi_NguyenKhông ai có thể sống bên ngoài những hệ thống. Chúng dày đặc, bao phủ và chi phối cuộc sống của ta, từ hệ thống sinh học, hệ thống tự nhiên đến hệ thống xã hội… Tư duy hệ thống giúp ta biết tuân thủ những quy tắc hệ thống, cải thiện những hệ thống sẵn có, phát triển các hệ thống mới và phòng tránh những lỗi hệ thống tiêu biểu. Ta dễ mắc lỗi hệ thống, vì bản thân hệ thống là một con dao hai lưỡi.
Củ khoai thay thế rừng thông
Từ vô vàn những hệ thống, người ta thường phân thành ba loại: hệ thống tĩnh, hệ thống động và mạng lưới.
Hệ (...) -
NGHỊCH LÝ CỦA VĂN HOÁ
1, Tháng Mười Hai 2011, bởi Cong_Chi_NguyenCon người đánh mất chính quê hương của mình, qua rất nhiều cách diễn tả khác nhau: ý thức như là chiếc gai nhọn đâm vào xương thịt đời sống; tinh thần trở thành đối thủ của tâm hồn (Ludwig Klages); con người là “căn bệnh” của trái đất (F. Nietzsche); bị tha hoá toàn diện (tôn giáo, chính trị, kinh tế) và rơi vào chủ nghĩa bái vật đối với hàng hoá (K. Marx). Tâm thức bi tráng nảy sinh từ chỗ nhận ra rằng bản thân tiến trình phân đôi sự sống một cách bệnh hoạn như thế là một “phép biện chứng” không thể tránh khỏi, và vấn đề là phải dũng cảm (...)
-
LƯỠI KHÔNG XƯƠNG…
25, Tháng Hai 2011, bởi Cong_Chi_Nguyen“Trăng lặn. Mặt trời mọc…”, cách nói quen thuộc và đầy hình tượng ấy thật ra… không đúng. Mặt trời chẳng từ đâu mọc lên và mặt trăng chẳng lặn đi đâu hết! Những “sai lầm” mang lại sự linh hoạt, hấp dẫn cho ngôn ngữ và văn chương nghệ thuật sẽ không còn vô hại khi đi vào thế giới khoa học.
Hiểu ngôn ngữ như là phương tiện truyền thông, Francis Bacon yêu cầu sự chính xác và gọi những sai lầm ấy là ngẫu tượng cái Chợ. Từ gợi ý của Bacon, thế kỷ 20 còn nhận ra rằng ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền thông mà còn là không gian hành động (...) -
TỪ HẬU-HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HẬU-HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
23, Tháng Tư 2014, bởi Cong_Chi_NguyenNhận định về tôn giáo trong xã hội Tây phương hiện đại, Herbert Schnädelbach, một trong những triết gia Đức danh tiếng đã viết: … “[Thời] Hiện đại đánh dấu bằng sự “đánh mất trung tâm”. Nó không còn có một trung tâm văn hóa vốn trước đây do tôn giáo nắm giữ nữa. Giống như nền văn hóa hiện đại có rất nhiều lĩnh vực cùng tồn tại bên cạnh nhau và tôn giáo thấy mình bị hạ thấp thành một thế lực trong nhiều thế lực khác, đời sống của cá nhân cũng được quy định bởi những yêu sách của rất nhiều định chế văn hóa khác nhau. Chúng vừa mở ra những (...)
-
"RANH GIỚI CHO NHỮNG KHẢ THỂ CỦA CON NGƯỜI"
14, Tháng Bảy 2012, bởi Cong_Chi_NguyenNguyễn Thị Từ Huy (NTTH): Hai từ “triết học” đối với em, thời sinh viên, là một nỗi kinh hoàng. Em từng thấy nó trừu tượng, khó hiểu và xa rời cuộc sống. Hình ảnh triết gia được hình dung như những người khô khan, chỉ biết có lý tính mà thôi. Rồi đột nhiên, khi vào một môi trường đại học khác, liền ngay lập tức em bị triết học cuốn hút cho dù biết rằng mình không thể hiểu hết nó, và khám phá ra rằng triết gia là những người có niềm đam mê mãnh liệt, có tâm hồn cao thượng. Còn anh, chắc chắn triết học đối với anh có một ý nghĩa đặc biệt? (...)
-
KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO
24, Tháng Hai 2011, bởi Cong_Chi_Nguyen“Thông thường, nhà khoa học không muốn và không cần trở thành triết gia. Họ sẽ đến với triết học mỗi khi lâm vào khủng hoảng” - Thomas Kuhn
Phương pháp diễn dịch – giả thuyết của Karl Popper đã khéo léo tránh được những khó khăn cố hữu của phép suy luận quy nạp và diễn dịch truyền thống. Tư duy khoa học luận hiện đại ghi công Karl Popper, đồng thời cũng nhận rõ những chỗ còn khiếm khuyết của ông. Câu hỏi về phương pháp luận khoa học sớm biến thành câu hỏi về tính chất và đặc điểm của sự phát triển khoa học. Nói cách khác, khoa học luận (...) -
BẤT HOẠI NHƯ NHỮNG VÌ SAO…
28, Tháng Mười Hai 2010, bởi Cong_Chi_NguyenThần thoại Hy Lạp kể chuyện Prometheus xông lên trời cao, cướp lửa về cho loài người. Lửa không chỉ giải phóng con người khỏi sự lạnh lẽo, sống sít, tạo ra một bước ngoặt văn minh. Lửa còn ngụ ý là ánh sáng, xua tan bóng tối đang bao phủ tâm hồn và ngoại cảnh, khẳng định sự tự do của con người. Vì thế, sự tự do tiêu cực (SÁNG MAI XOÃ TÓC THẢ THUYỀN TA CHƠI) – hiểu như sự giải phóng khỏi những cưỡng chế, trở lực cho hành động – tuyệt nhiên không có nghĩa là thụ động, trái lại, là cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt của loài người suốt (...)